1. UBND tỉnh Quảng Ninh
Nhận thức được tầm vóc và ý nghĩa của vịnh Hạ Long trong suốt những năm qua, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Ninh luôn coi việc vừa bảo tồn được giá trị của di sản vừa phát huy một cách hợp lý, có hiệu quả những lợi thế của nó đối
64
với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà là một trong lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Sau khi đón nhận bằng do UNESCO trao tặng, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo khẩn trương tiến hành hai việc: xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật tạm thời làm cơ sở cho hoạt động quản lý, khai thác vịnh Hạ Long trong khi chờ một quyết định của cơ quan có thẩm quyền cao hơn. Đồng thời, nghiên cứu thành lập một tổ chức phù hợp có chức năng thẩm quyền, năng lực quản lý trực tiếp di sản Hạ Long.
Vào tháng 11/1995 UBND tỉnh đã ban hành quy chế tạm thời quản lý vịnh Hạ Long. Mặc dù còn tiếp tục phải bổ sung, điều chỉnh nhưng văn bản này đã được ban hành rất đúng lúc, nó điều chỉnh một cách cơ bản những vấn đề đặt ra trong việc quản lý, khai thác vịnh Hạ Long.
Tháng 7/1997, UBND tỉnh Quảng Ninh đã kết hợp với Bộ KHCN và MT ban hành thông tư hướng dẫn quản lý khai thác vịnh Hạ Long, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý vịnh.
Năm 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo và ban hành quy chế về quản lý, tổ chức các hoạt động tham quan du lịch trên vịnh Hạ Long.
Ngày 22/6/1999, UBND tỉnh Quảng Ninh ra thông tư về việc thu gom, xử lý chất thải khu ven bờ vịnh Hạ Long.
Ngày 16/10/2000, UBND ra chỉ thị số 28/2000 CT-UB “về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, tham gia bảo vệ di sản vịnh Hạ Long”.
Từ năm 2009 trở lại đây, UBND tỉnh liên tục ban hành nhiều văn bản tiếp theo điều chỉnh những vấn đề cụ thể về quản lý hang động, về tham quan, quản lý phương tiện chở khách du lịch, quy chế quản lý lữ hành, quản lý bến bãi...
HĐND tỉnh đã có Nghị quyết 68 HĐND tỉnh về quản lý bản tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long, giai đoạn 2013-2015, tầm nhìn 2020
Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ra Nghị quyết 07 của về phát triển du lịch Quảng Ninh, giai đoạn 2013-2020
Cùng với việc thành lập Ban quản lý vịnh Hạ Long, tỉnh đã chỉ đạo các ngành và thành phố Hạ Long phối hợp chấn chỉnh những lộn xộn và tổ chức lại các hoạt động quản lý khai thác vịnh, kiểm tra và xử lý nghiêm minh những vụ xâm hại đến
65
giá trị di sản. Đến nay, để chấm dứt hoàn toàn việc phá đá, chặt cây, nổ mìn góp phần bảo vệ môi trường khu vực.
UBND tỉnh đi tập trung đầu tư dứt điểm hoàn thành 4 dự án trên vịnh Hạ Long, đó là dự án tôn tạo động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, hang Đầu gỗ và cải tạo bãi tắm Ti Tốp với tổng mức đầu tư là 12 tỷ đồng. Các dự án trên tuy còn nhưng điểm cần tiếp tục điều chỉnh, nhưng nó đã đáp ứng được 2 mục tiêu: Bảo tồn các giá trị tự nhiên, nâng cao được giá trị của các hang động, tạo cho môi trường khu vực ngày một khang trang, sạch đẹp hơn.
Cùng với những dự án được triển khai trên vịnh Hạ Long, dự án đầu tư xây dựng cảng tàu khách du lịch cũng đã được hoàn thành, góp phần lập lại trật tự quản lý kinh doanh du lịch, trả lại cả một bờ biển dài 2km với cảnh quan nên thơ lâu nay đã trở thành bến tàu tạm thời, đặc biệt đã góp phần bảo vệ hệ sinh thái ven bờ, làm thay đổi tích cực mỹ quan khu vực.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng từng bước thực hiện di dời các hộ dân sinh sống trên các vạn chài vào đất liền để bảo vệ môi trường nước của vịnh Hạ Long.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Sở tài nguyên và môi trường đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ này với các giải pháp tình thế và đạt được những kết quả khá quan trọng trong công tác quản lý môi trường khu vực.
Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh đã thiết lập hệ thống các điểm quan trắc chất lượng môi trường phục vụ cho việc cảnh báo và đánh giá hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đề ra các chính sách, quyết định phù hợp trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Hàng năm, đã tổ chức điều tra khảo sát thực trạng ô nhiễm ở các khu công nghiệp, nhà máy trọng điểm, vịnh Hạ Long. Lập báo cáo hiện trạng nhằm đánh giá đúng hiện trạng môi trường khu vực.
Tiến hành khảo sát, kiểm tra việc xả khói và tiếng ồn của các phương tiện giao thông như tổ chức các đợt lấy mẫu không khí và đo độ ồn.
66
Tiến hành thẩm định môi trường của các dự án phát triển.
Tiến hành điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực, đề ra được các biện pháp và chiến lược giải quyết, quản lý môi trường bằng việc:
+ Tạo lập vành đai xanh giữa thành phố và cụm công nghiệp ngoại thành. + Tiến hành quan trắc chất lượng nước vịnh Hạ Long hàng năm nhằm đánh giá đúng hiện trạng môi trường Vịnh.
+ Kiểm tra việc thực hiện luật BVMT tại các cơ sở, nhà máy chế biến sàng tuyển than ở Hạ Long và Cẩm Phả.
+ Đề xuất những kiến nghị về thiết lập, cải tạo lại hệ thống giao thông và hệ thống cấp nước phù hợp cho nhu cầu phát triển đến năm 2020.
+ Yêu cầu các đơn vị sản xuất từng bước khắc phục ô nhiễm.
+ Kiểm tra các địa bàn khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác than, các phương pháp và công nghệ khai thác, xét duyệt và kiểm tra môi trường trong khi khai thác và sau khi đóng mỏ.
Vai trò của cơ quan quản lý môi trường địa phương đã được nâng lên đáng kể trong công tác kiểm soát, phát hiện ô nhiễm và đề xuất các biện pháp xử lý hoặc điều tra ô nhiễm ở các khu vực sản xuất công nghiệp của khu vực, tham gia đề xuất được các biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường.
Để có thể bảo vệ và phát triển môi trường cần có các thông tin khoa học và kỹ thuật, cần phải liên tục tiến hành quan trắc chất lượng môi trường v.v... Tuy nhiên, công tác quan trắc môi trường trong khu vực hiện nay còn kém. Không có các trạm quan trắc theo dõi định kỳ và chương trình quan tắc có hệ thống. Đứng trước những hiểm hoạ về môi trường tại khu vực thì việc thiếu hụt những trạm quan trắc định kỳ do chưa được cấp kinh phí đã gây ra những khó khăn trong công tác quản lý của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh .
Hơn nữa, hệ thống quan trắc hiện nay và công tác quản lý môi trường vẫn hoạt động chưa đủ hiệu quả để đạt những vấn đề trên, mặc dù hiện đang có dấu hiệu về những ảnh hưởng xấu từ quá trình đô thị hoá, những hoạt động côngnghiệp khác thác than, du lịch, giao thông đường thuỷ và các hoạt động khác. Về những tác động
67
môi trường có thể xảy ra đối với khu vực di sản thế giới, với Vịnh Hạ Long cũng như đối với các nguồn tài nguyên môi trường khác, cần phải phát triển cơ cấu quan trắc môi trường để đảm bảo quá trình phát triển lâu dài của khu vực.
3. Ban quản lý Vịnh Hạ Long
Là cơ quan có trách nhiệm trực tiếp quản lý và bảo vệ di sản thế giới vịnh Hạ Long. Đã tích cực, chủ động tham mưu cho Trung ương và tỉnh Quảng Ninh ban hành những cơ chế, chính sách quan trọng nhằm quản lý, bảo tồn các giá trị Di sản đồng thời phát huy các giá trị Di sản. Với những cơ chế chính sách quản lý được ban hành, hiệu quả của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đã từng bước được nâng cao, trong đó các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản được bảo tồn nguyên vẹn, các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực Di sản được quản lý, giám sát chặt chẽ và giảm thiểu tác động tiêu cực tới Di sản.
Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát và kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm hại đến Di sản. Việc phối hợp giữa Ban với chính quyền các khu dân cư, các tổ cộng tác viên dân chài, tình nguyện viên trong việc bảo vệ Di sản luôn được quan tâm. Mạng lưới cộng tác viên tại các làng chài trên Vịnh được duy trì hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát các hoạt động kinh tế xã hội cũng như phát hiện các vi phạm trên Vịnh Hạ Long.
Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã thường xuyên phối hợp, liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, từng bước làm rõ những giá trị Di sản như: Đa dạng sinh học; Văn hoá - Lịch sử; Địa chất - địa mạo… Đến nay, ban đã độc lập và phối hợp nghiên cứu thực hiện trên 20 đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học về Vịnh Hạ Long. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ Di sản luôn được Ban quan tâm, chú trọng. Một số ứng dụng khoa học công nghệ đã được Ban triển khai thực hiện như: Công nghệ định vị toàn cầu (GPS); hệ thống wimax, camera giám sát; hệ thống thông tin địa lý (GIS), thử nghiệm thiết bị lọc tách dầu thải tại các tàu du lịch nhằm bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực Di sản
68
Đề xuất nhiều dự án phát triển tôn tạo di sản văn hoá trên vịnh làm thay đổi tích cực mỹ quan môi trường bền vững khu vực.
Trực tiếp tuyên truyền phổ biến nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về việc bảo vệ và gìn giữ khu di sản. Tác động tích cực tới du khách tham quan về ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường khu vực.
Tiến hành kiểm tra bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học, chấn chỉnh các hoạt động tham quan du lịch trên vịnh, đồng thời ngăn chặn những hành vi xâm hại đến cảnh quan, bảo vệ được giá trị và từng bước đưa hoạt động tham quan du lịch, nhất là hoạt động của tàu thuyền du lịch vào nề nếp.
4. Sự tham gia quản lý môi trường Vịnh của cộng đồng
Toàn thể cộng đồng dân cư sinh sống quanh khu vực Vịnh Hạ Long đều hưởng ứng phong trào “Bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư ở địa phương” , “Khu dân cư xanh, sạch, đẹp” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Mọi người nhân dân đóng góp ngày công, tiền của để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; phát triển hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư; hình thành nếp sống, thói quen và ý thức gìn giữ vệ sinh môi trường trong nhân dân. Từ đó giảm thiểu lượng chất thải rắn, bụi khói, nước thải ô nhiễm ra môi trường Vịnh Hạ long.
Cộng đồng dân cư tích cực tham gia dự án cơ sở 1 của JICA là Dự án Hỗ trợ nâng cao nhận thức của công dân để bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long được thực hiện từ tháng 10-2009 đến tháng 9-2012 với tổng kinh phí 50 triệu yên Nhật (khoảng 13 tỷ đồng): Trồng được trên 8.000 cây rừng ngập mặn ven bờ Vịnh, người dân làng chài tự đan và sử dụng giẻ rửa bát acrylic, giúp cho người dân địa phương có những hoạt động bảo vệ môi trường một cách chủ động.
Các tổ chức hội đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…tham gia tích cực công tác cải thiện môi trường Vịnh thông qua giải pháp thu gom rác thải tại các
69
bãi tắm và những điểm du lịch về nơi xử lý rác thải theo quy định của thành phố Hạ long và của tỉnh Quảng Ninh.
Việc phối hợp giữa Ban Quản lý Vịnh với chính quyền các khu dân cư, các tổ cộng tác viên dân chài, tình nguyện viên trong việc bảo vệ Di sản luôn được quan tâm. Mạng lưới cộng tác viên tại các làng chài trên Vịnh được duy trì hoạt động đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám sát các hoạt động kinh tế xã hội cũng như phát hiện các vi phạm trên Vịnh Hạ Long