1. Hệ thống các cảng và cảng biển
- Cảng dầu B12: nằm ở vị trí cửa vào của vịnh Bãi Cháy dưới sự quản lý của công ty xăng dầu B12. Những năm gần đây đã đưa cầu 40.000 DWT vào sử dụng tạo điều kiện tiếp nhận tàu có trọng tải 40.000 tấn, phần lớn trong số đó là tàu Trung Quốc, Malaysia, và Panama.
- Có 5 phao ngoài khơi để các loại tàu chở dầu tới 300.000 DWT neo đậu và dỡ hàng. Dầu được bơm vào bằng đường ống từ những phao này và được lưu trữ trong kho chứa.
- Cảng Cái Lân: Cảng Cái Lân nằm ở vịnh Bãi Cháy, cách Hải Phòng 100km. Cảng được nối với biển khơi bằng tuyến luồng từ vịnh Bãi Cháy qua vịnh Hạ Long vào vịnh Bắc Bộ. Cảng 3 bến (5, 6, 7) được đưa vào sử dụng từ 2004, trong đó bến số 5 cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải đến 40.000 tấn.
- Cảng than Cửa Ông: Cảng Cửa Ông thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã xây nối dài bến số 2, nạo vét luồng để đón tàu có trọng tải đến 70.000 tấn vào nhận than.
- Vùng neo đậu tàu tại Hòn Nét của Vinacomin đã đưa vào sử dụng 2 phao thép có đường kính 5m neo xuống 2 rùa bê tông nặng 230 tấn/rùa, cho phép tàu có trọng tải 70.000 tấn vào neo đậu, chuyển tải hàng hoá và 2 phao thép có đường kính 4m cho sà lan neo đậu. Lượng hàng xếp dỡ được ước tính vào khoảng 1.000.000 tấn/năm.
Các cầu cảng của 2 Nhà máy Xi măng Thăng Long và Xi măng Cẩm Phả có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 15.000 tấn. Nhìn chung, các cảng đã được đầu tư trang bị kỹ thuật, hệ thống luồng tàu được mở rộng, đủ hệ thống phao tiêu, biển báo, công tác quản lý vận hành được tăng cường, nên đã thu hút nhiều chủng loại tàu vào cảng, đặc biệt là các tàu có trọng tải lớn. Nhờ đó, sản lượng tàu, hàng hoá thông qua khu vực cảng biển Quảng Ninh liên tục tăng trong những năm gần đây: Năm 2010 có 12.826.494 tấn hàng hoá; 2012 có 8.239 lượt tàu với 22.717.038 tấn hàng hoá; năm 2013 có 9.489 lượt tàu với 30,2 triệu tấn hàng hoá.
39
- Cảng tầu du lịch Bãi Cháy được mở rộng, quy hoạch được một số bến đỗ tàu du lịch, tàu cao tốc tại khu vực Băi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu. như bến thuyền của công viên Hoàng Gia hiện nay đã có 1 bến của Sài gòn Tour, Bến Cái Dăm đã được cải tạo.
2. Đường giao thông
Hạ Long nằm chính giữa quốc lộ 18 nối từ Bắc Ninh tới cửa khẩu Móng Cái đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại tăng rất nhanh. Từ Hạ Long theo quốc lộ 10 có thể đến Uông Bí và qua Hải Phòng, Nam Định tới đường quốc lộ 1A xuyên Việt tại Ninh Bình cũng sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc theo chương trình "Hai hành lang, một vành đai kinh tế". Trong tương lai sẽ xây dựng các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hải Phòng - Hạ Long, Móng Cái - Hạ Long. Khối lượng hàng hóa luân chuyển năm 2013 đạt 1.200 triệu tấn, tăng 1,7 lần so với năm 2009, tốc độ tăng bình quân 5 năm 11,2%; khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 6,5 triệt lượt, tăng 1,73 lần so với năm 2009 , tốc độ tăng bình quân 5 năm 11,6%.
3. Tình hình cấp nước
Nguồn nước ở khu vực nghiên cứu bao gồm cả nước mặt và nước ngầm. Có thể tìm thấy nước ngầm ở tầng ngậm nước trên khu vực bờ biển và có 2 nguồn nước mặt có thể dùng để cấp nước công cộng là các sông chính như: sông Diều Vọng và sông Đông Ho. Công ty cấp nước Quảng Ninh chịu trách nhiệm vận hành xử lý và phân phối nước. Các cơ sở cấp nước chính bao gồm nhà máy khai thác và xử lý nước Diều Vọng (phân phối nước cho cả Hạ Long và Cẩm Phả) và nhà máy khai thác và xử lý Đồng Ho (phân phối nước cho khu vực Bãi Cháy). Ước tính công suất sản xuất tối đa của hệ thống hiện nay là 30.000m3/ngày.
Có thể khai thác nguồn nước ngầm nông bằng cách đào các giếng nông và trong khu vực được nghiên cứu có rất nhiều giếng, song những giếng này rất dễ bị ô nhiễm bề mặt và mực nước rất dễ thay đổi theo mùa và nói chung không thích hợp cho hệ thống cung cấp nước công cộng. Chỉ có 7 giếng sâu được sử dụng cho cấp nước công
40
cộng nhưng trữ lượng lại có hạn. Do vậy, các nguồn cấp nước công cộng chính cho Hạ Long- Cẩm Phả là sông Diều Vọng và cho Bãi Cháy là sông Đồng Ho.
* Hệ thống thoát nước hiện tại Hạ Long, Bãi Cháy, Cẩm Phả đều có mương thoát nhưng phần lớn tương đối ngắn và dẫu nước từ các kênh dẫn nhỏ dọc theo dải bờ biển hẹp ra biển. Lúc đầu, dự định chỉ dùng các kênh này để thoát nước mưa nhưng các hộ dân đã có thời gian nối cống nước thải với các mương thoát. Kết quả là ở các khu đông dân cư như hiện nay. Hệ thống này làm nhiệm vụ kết hợp cả 2 chức năng.
Chỉ có một trạm xử lý nước thải được xây dựng ở Bãi Cháy để giải quyết vấn đề liên quan đến xả nước thải gần bãi tắm biển.
* Hệ thống vệ sinh tại chỗ: Khoảng 85% hộ gia đình có hố xí hoặc toilet riêng, phổ biến nhất là hố xí đào, hố xí 2 ngăn và hố xí bệt. Trong vài năm qua để có một số khảo sát và phiếu câu hỏi không chính thức được nhiều tổ chức khác nhau tiến hành tại các khu vực khác nhau và đây là các kết luận:
Thứ nhất: Các hộ ở trung tâm khu đô thị thương mại và đặc biệt là các hộ dọc theo đường chính đang thay đôỉ rất nhanh sang sử dụng toilet bệt có bể phốt.
Thứ hai: Hầu hết các công trình mới phát triển ở gần các tuyến đường chính được xây dựng hệ thống bể phốt và các bể phốt đều được nối với mương thoát vệ sinh tại các phố gần kề. Các bể phốt cũ và bể phốt nằm xa đường chính thường thấp xuống đất mà không phải vào mương dẫn.
Thứ ba: Có khoảng 3000 dân sống trên biển và thải nước thải trực tiếp xuống biển
4. Phát triển du lịch và xả nước thải
Vịnh Hạ Long là một khu du lịch thu hút một lượng khách lớn trong nước và nước ngoài. Khu du lịch nằm ở trung tâm một dải hẹp dọc theo bờ biển phía nam của Bãi Cháy, trong tương lai sẽ gồm cả khu Đông Nam Hùng Thắng và hầu như mọi du khách đều ở khu vực này. Nơi ăn nghỉ chính của khách du lịch là các khách sạn lớn nhà nước và các khách sạn tư nhân ở khu vực vườn đào Hùng Thắng. Còn có khá nhiều khách sạn mini ở khu Vườn Đào và phía sau các khách sạn lớn, trên
41
núi cao. Hầu hết các khách sạn có các bể phốt thải ra mương thoát và dẫn về trạm nước xả Cái Dâu. Có thể nói về cơ bản lượng nước thải ở khu vực du lịch Bãi cháy (kể cả Đông Nam Hùng Thắng) được đưa về trạm xử lý nước thải nhằm giảm bớt sức ép ô nhiễm ven bờ Vịnh Hạ Long.
Ngoài nguồn ô nhiễm liên quan đến du lịch còn có các chất thải từ các thuyền du lịch ở vịnh Hạ Long. Phần lớn khách du lịch đến thăm Hạ Long đều đi tàu ra thăm đảo và thực tế toilet ở 70% số tàu chở khách du lịch hiện tại đang thải trực tiếp ra biển và trong tương lai từng tàu thuyền phải có bể xử lý độc lập.