Các nguyên nhân gây tác động đến môi trường Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 66)

1. nh hưởng ca quá trình đô th hoá

Quá trình phát triển kết cấu hạ tầng được coi là một trong những mối đe doạ có thể xảy ra đối với môi trường.

Các dự án phát triển của quá trình đô thị hoá về đường bộ nói chung không gây ra các tác động môi trường nghiêm trọng, tuy nhiên một số dự án phát triển gây ra các tác động lên môi trường ở mức nghiêm trọng vừa do việc phá rừng và rửa trôi lớp trầm tích như việc cải tạo một số đoạn của đường 18A, 18B, đường và cầu ra đảo Tuần Châu.

Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng thành phố với việc bê tông hoá các đường giao thông bao biển đã phá đi cảnh quan tự nhiên ven bờ Vịnh hạ Long.

Các dự án phát triển về đường sắt cũng gây ra một số tác động môi trường ở mức nghiêm trọng do việc phá rừng và rửa trôi lớp trầm tích.

Với việc phát triển đô thị hoá thì lượng nước thải sinh hoạt xả thải sẽ ngày càng cao, như vậy các giá trị thông số hữu cơ ô nhiễm trong nước sẽ ngày càng cao. Nước thải sinh hoạt là nhân tố chính góp phần làm tăng tải lượng ô nhiễm tới nguồn nước của khu vực.

Việc xây dựng nâng cấp các cơ sở hạ tầng phát sinh lượng bụi rất lớn gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực. Ngoài ra, lượng xe cộ, các phương tiện giao thông tăng nhanh đã dẫn đến tăng các lượng chất khí độc hại tới môi trường khu vực.

55

2. nh hưởng ca các hot động phát trin công nghip và khai thác than

Cũng như quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, qui trình công nghiệp hoá cũng gây ra những mối đe doạ nghiêm trọng đối với môi trường. Các dự án phát triển công nghiệp chủ yếu chính là một trong những nhân tố quyết định mức độ ảnh hưởng lên môi trường.

a. Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp xây dựng

Các dự án phát triển, đặc biệt là các khu công nghiệp, các nhà máy thép, nhiệt điện, luyện thép, nhà máy xi măng, vật liệu xây dựng gây ra các tác động tương đối nghiêm trọng đối với môi trường do đó chất thải ô nhiễm. Ngoài ra, các hoạt động này còn tác động ở mức nghiêm trọng vừa do việc khai hoang rừng ngập mặn hoặc bãi triều và tác động lên môi trường ở mức không đáng kể do phá rừng và rửa trôi lớp trầm tích.

Việc mở rộng các nhà máy gạch, ngói, nhà máy đóng tàu, nhà máy xi măng cũng gây ra các tác động tới môi trường ở mức độ vừa do việc đổ chất thải ô nhiễm, khai hoang rừng ngập mặn hoặc các bãi triều và tác động có tính nghiêm trọng không đáng kể đối với môi trường do việc phá rừng và trôi các lớp trầm tích.

Các hoạt động công nghiệp như cảng, nhà máy đóng tàu, giao thông vận tải trên sông, biển... làm cho nước của vịnh bị ô nhiễm dầu mỡ và một số kim loại nặng như: Cu, Zn, Pb... hàm lượng các kim loại nặng đó trong vùng biển Hạ Long đều rất cao và nhiều nguyên tố đã vượt ngưỡng cho phép nhất là khu vực Bãi Cháy, phần Đông Bắc vịnh Cửa Lục, lân cận cảng Cái Lân, cảng tàu khách Hòn Gai, bến tàu du lịch.

Bảng 2.7: Tải lượng các chất ô nhiễm do công nghiệp

TT Các chất ô nhiễm Đơn vị Năm 2010 Dự báo 2015

1 Tổng lượng rác thải Tấn/ngày 80,55 105,99

2 Tổng lượng nước thải nt 2103,0 25236,2

3 BOD nt 0,080 1,600

4 COD nt 0,099 1,980

5 SS nt 0,010 0,200

6 T-N nt 0,019 0,380

7 T-P nt 0,001 0,020

56

b. Ảnh hưởng do việc khai thác than

Các hoạt động khai thác than làm cho lượng rửa trôi SS và xói màu đất tăng lên, diện tích đất trống gia tăng. Do khai thác than nên địa hình bị biến dạng liên tục, có nơi đào khoét thành hồ, có nơi đổ đất thải thành các “núi, đồi, sườn”. Nơi được đổ tạo thành các bãi thải lấn biển, vùi lấp các bãi tự nhiên và đồng bằng cũng như thềm biển, huỷ hoại lớp đất màu tự nhiên, làm biển đổi đường bờ biển, suy giảm hệ sinh thái và huỷ diệt cả rừng ngập mặn.

Các hoạt động khai thác, chế biến than để tác động xấu đến chất lượng nước bao gồm cả nước sông - suối, nước tầng nông và nước biển ven bờ, làm gia tăng lượng chất rắn lơ lửng làm thay đổi độ PH, tăng nồng độ kim loại nặng và lượng sunfat trong nước.

Công nghiệp khai thác than còn làm cho môi trường bị ô nhiễm bởi lượng bụi lơ lửng và các khí độc hại do quá trình khai thác gây ra làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí và mỹ quan của khu vực.

Với sản lượng khai thác than như hiện nay thì nhu cầu về gỗ trụ mỏ hàng năm từ 180.000m3 đến 200.000m3 gỗ/năm, đây là nguyên nhân làm cho đất rừng giảm nhanh, và ngày càng suy giảm. Sự suy giảm tài nguyên rừng không chỉ mất đi nguồn tài nguyên quan trọng mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ môi trường, gây xói mòn đất, làm kiệt quệ nguồn sinh thuỷ vào mùa khô, giảm khả năng điều tiết lũ vào mùa mưa, mất đi vẻ đẹp thiên nhiên, mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, phá vỡ cân bằng sinh thái.

c. Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển cảng biển tới môi trường

Các loại cảng biển và cầu cảng khác nhau đang hoạt động hoặc chuẩn bị hoạt động trong tương lai cho một số tàu thuyền bao gồm tàu chuyển than, phà, tàu chở dầu, thuyền của ngư dân và thuyền du lịch chạy trên vịnh Hạ Long và xung quanh vịnh đã và sẽ gây ra những sự cố môi trường làm tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên, tổn hại đến xã hội, đời sống của con người ở khu vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

57

Việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cảng biển theo quy hoạch tổng thể phát triển của khu vực một mặt đem lại những hiệu quả tích cực về kinh tế nhưng cũng gây ra các tác động lên môi trường ở mức tác động có tính nghiêm trọng không đáng kể.

- Cảng Cái Lân: Công suất của cảng trong những năm vừa qua đạt từ 0,8-1 triệu tấn/năm và dự kiến đến 2015 đạt 2,1 triệu tấn và 2020 đạt 2,5 đến 3 triệu tấn. Các chỉ số SS, dầu, các sự cố tàu đã gây ra các tác động tới môi trường khu vực. Cần có các biện pháp phòng chống ô nhiễm trước khi triển khai thực hiện và xử lý nước thải đầu ra.

- Cảng than Cửa Ông: Ô nhiễm dầu và tăng tỷ lệ SS - khả năng xảy ra ô nhiễm dầu do việc thải chất thải có chứa dầu và do hiện tượng dò rỉ dầu sau các vụ va chạm tàu tăng nhanh do số lượng tàu ngày càng tăng. Tỷ lệ SS cũng tăng lên do sự gia tăng các hoạt động tàu thuyền cũng như hoạt động nạo vét. Cảng dự kiến đến năm 2015 đạt 8-10 triệu tấn.

- Cảng dầu B12: Nước trong vịnh bị ô nhiễm do dầu tràn hoặc dầu dò rỉ từ các thùng chứa, ống bị vỡ hay đáy tàu bị dò rỉ. Tuy nhiên, theo dự tính của tỉnh cảng dầu B12 sẽ được chuyển tới đảo trong tương lai. Việc di chuyển này có thể hạn chế bớt các tác động đến môi trường. Công suất cảng hiện tại đạt 2,0 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 4,0 triệu tấn .

Tổng sản lượng hàng hoá của cụm cảng vùng nghiên cứu sẽ lên tới 30-50 triệu tấn/năm vào năm 2020. Hàng năm có khoảng 1200 tàu lớn các loại hoạt động trong phạm vi vùng vịnh: Trong đó tàu du lịch có tới gần 500 chiếc hoạt động/ngày. Mật độ tàu thuyền như vậy dễ gây va chạm và xảy ra sự cố ô nhiễm là không thể tránh khởi. Trong trường hợp không va chạm thì nước thải của các con tàu này cũng là nguồn ô nhiễm rất lớn.

58

Bảng 2.8: Tải lượng chất ô nhiễm do các cảng than tính theo ngày

TT Các chất ô nhiễm Đơn vị Năm 2010 Dự báo 2015

1 Số lượng vận chuyển Tấn/ngày 10.895 14.226

2 Tổng lượng rác thải m3/ngày 105,99 125,85

3 Tổng lượng nước thải m3/ngày 572 837,5

4 BOD kg/ngày 0,003 0,0045

5 COD nt 0,01 0,016

6 SS nt 0,103 0,16

7 T-N nt 0,009 0,014

8 T-P nt 0,0015 0,0022

Sở tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh

Bảng 2.9: Tải lượng dầu thải ra Vịnh trong quá trình vận chuyển dầu và hàng hoá

TT Tên cảng Đơn vị Năm 2010 Dự báo 2015

1 Cảng dầu B12 Tấn/năm 8,56 10,26

2 Cảng hàng hoá Tấn/năm 7,12 8,59

Ngun: S tài nguyên môi trường tnh Qung Ninh

d. Ảnh hưởng của các hoạt động phát triển du lịch tới môi trường

Những năm gần đây, cùng với trào lưu phát triển chung của du lịch thế giới, ngành du lịch Quảng Ninh đã có những bước tiến đáng kể. Trong đó Vịnh Hạ Long nổi lên như một điểm du lịch phố biển có tiềm năng to lớn. Trước những nhu cầu tiềm tàng của thị trường, hoạt động đầu tư phát triển trong môi trường du lịch Hạ Long không ngừng được tăng cường và mở rộng. Cùng với sự quan tâm đầu tư trên các hang động, các phương tiện vận chuyển khách trên vịnh Hạ Long, các cơ sở hạ tầng lớn như giao thông, khách sạn được nâng cấp và cải tạo. Các hoạt động du lịch nói trên đã gây những tác động xấu đến môi trường Vịnh Hạ Long.

59

Việc nạo vét, san lấp đất để giải phóng mặt bằng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu du lịch làm tăng đáng kể độ trầm lắng trong nước do quá trình hoà tan cơ học.

Việc thải rác từ quá trình xây dựng, khách du lịch, các cơ sở dịch vụ làm nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất vô cơ độc hại và các loài sinh vật gây bệnh. Một lượng lớn rác thải trên các tàu du lịch vẫn được xả ra biển.

Bảng 2.10: Lượng chất thải rắn phát sinh trên tàu du lịch và đảo

Đơn vị Năm 2010 Dự báo 2015 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát sinh theo đầu người Kg/khách/k.vực 0,11 0,14

Số khách cao nhất Khách/ngày 2000 2750

Tổng tải lượng thuyền Kg/ngày 220 385

Tổng tải nước đảo Kg/ngày 220 385

Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh

Trên các tàu du lịch và đảo hệ thống chứa nước thải và toilet rất hạn chế do đó tải lượng nước thải từ tàu du lịch vào đảo cũng xả trực tiếp ra biển.

Bảng 2.11: Lượng nước thải xả ra từ các tàu và đảo

Thông số Đơn vị 2010 Dự báo 2015

Lượng khách cao nhất/ngày Khách/ngày 2000 2750

Thuyền

Lượng thải theo đầu người

m3/khách 0,01 0,012

Tổng lượng thải m3/ngày 20 33

Đảo

Lượng thải theo đầu người

m3/khách 0,025 0,028

Tổng lượng thải m3/ngày 50 77

Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh

Vịnh Hạ Long là một khu giải trí thu hút một số lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế. Việc ăn, nghỉ của khách du lịch sẽ tác động ngày càng lớn đến môi

60

trường bởi việc xả thải nước thải, rác thải v.v.. Ngoài ra, các thuyền du lịch ở đây cũng tác động đến môi trường bởi việc xả thải ngay trên tàu. Có rất nhiều khách du lịch đi thuyền trên khu di sản thế giới phần lớn là khách du lịch đến thăm Hạ Long đều đi du thuyền thăm đảo và toilet ở 491 tàu chở khách du lịch hiện nay đều trực tiếp ra biển. Dự kiến đến 2020 số lượng tàu thuyền chở khách du lịch trên vịnh sẽ lên tới 800 thuyền hoặc hơn nữa. Ngoài ra, rác thải của khách du lịch cũng được tống xuống vịnh. Với lượng khách du lịch tiếp tục gia tăng trong tương lai thì môi trường khu vực sẽ chịu nhiều áp lực hơn nữa, đòi hỏi phải có biện pháp giải quyết thích đáng cho các áp lực này.

Như vậy, sự phát triển của các ngành kinh tế ở Quảng Ninh nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng, đặc biệt là công nghiệp khai thác than, giao thông vận tải biển, hoạt động du lịch và đô thị hoá đã và đang tác động lớn đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực, góp phần vào biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu của Vịnh Hạ Long. Do vậy, đòi hỏi phải có sự quản lý thống nhất các hoạt động nói trên trong những khuôn khổ một quy hoạch chung để đảm bảo sự khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng tài nguyên và hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 66)