Tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 40)

Qua công tác tìm hiểu tài liệu liên quan tới công tác quản lý môi trường Vịnh Hạ Long trong phát triển kinh tế nói chung và trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long nói riêng. Tác giả nhận thấy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này:

Năm 2002, báo cáo của Viện QHPT Nông thôn “Quy hoạch tổng thể bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đến năm 2020”

Năm 2002, NXB Văn hóa dân tộc đã cho ra Bộ tài liệu: “Giáo dục bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” ở cả 3 cấp học: Tiểu học (5 cuốn), Trung học Cơ sở (1 cuốn), Trung học Phổ thông (1 cuốn) dành cho giáo viên. Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) 8 cuốn.

Năm 2003, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã có các “Văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ và khai thác Vịnh Hạ Long”.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài viết trong tạp chí DLVN về môi trường Vịnh Hạ Long trong phát triển du lịch như: Tạp chí DL số 01/2006 “ Tích cực đầu

29

tư mở thêm các tuyến điểm du lịch mới”; Tạp chí số 03/2007 “ Bảo vệ môi trường cảnh quan tại các khu, tuyến, điểm du lịch”; Tạp chí 10/2010 “Khai trương dự án bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long”; Tờ gấp Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, năm 2010. Ngoài ra còn có các thông tư của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về công tác quản lý môi trường Vịnh Hạ Long như: “Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long’’, 12/1996; Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2008), “Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ môi trường 2009”; Tổng cụ Du lịch. Thông tư số 10/2006/TT- BTNMT (2006), “Hướng dẫn xây dựng cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto” Bộ tài nguyên và môi trường. Năm 2008, TS. Dương Thanh Nghị, báo cáo cấp bộ “ Nghiên cứu sự tích tụ chất thải ô nhiễm hữu cơ dạng vết (PAHs, PCBs) trong môi trường nước, trầm tích, sinh vật vùng biển ven bờ, đề xuất giải pháp quản lý và ngăn ngừa nguy cơ tích tụ trong môi trường biển (3 vùng trọng điểm Bắc, Trung, Nam)” …

Tóm lại đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường và quản lý môi trường của Vịnh Hạ Long, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về việc đưa ra các giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long.

30

Kết luận chương 1

Quản lý môi trường bền vững là một nội dung quan trọng của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng của quốc gia. Nếu không đặt vị trí bảo vệ môi trường lên hàng đầu thì không thể đạt được mục tiêu phát triển ngành du lịch tại địa phương hay một vùng. Du lịch và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái…Môi trường là tiền đề, cơ sở phát triển du lịch và ngược lại du lịch tác động đến môi trường trên hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Muốn Quản lý môi trường bền vững nhằm phát triển tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long mỗi chúng ta cần phải nhận thức được tầm giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới, sự xuống cấp trầm trọng của môi trường sinh thái trong khu vực do ảnh hưởng bởi hoạt động của các ngành kinh tế khác. Do vậy, quản lý môi trường bền vững luôn là vấn đề có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt đối với hoạt động du lịch, quản lý môi trường không chỉ mang nội dung trong quản lý nhà nước mà còn mang nội dung chính trị, kinh tế, xã hội.

31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VỊNH

HẠ LONG TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 40)