Các nguồn gây ô nhiễm môi trường cho khu vực Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 60)

Môi trường Vịnh Hạ Long chịu ảnh hưởng của những tác động do: - Hoạt động khai thác than.

- Hoạt động phát triển công nghiệp. - Quá trình đô thị hoá

- Hoạt động phát triển cảng biển - Hoạt động phát triển du lịch

Tất cả các hoạt động nêu trên đều gây ảnh hưởng tiêu cực cho những Vịnh Hạ Long. Tức là làm tăng mức độ ô nhiễm ở đây. Cần phải phân tích cụ thể thực trạng ô nhiễm của khu vực do từng yếu tố tác động gây nên. Điều đó có tác dụng trong việc phân tích và tìm ra các giải pháp cho quản lý môi trường:

1. Ngun gây ô nhim do khai thác than

Hoạt động khai thác than làm ô nhiễm môi trường không khí, thải ra một lượng bụi và khí độc. Tại mỏ lộ thiên. Khi nổ mìn lượng bụi sinh ra có thể lên tới 5000mg/m3 không khi: trong mỏ hầm lò, khi vận tải than lượng bụi thải ra dao động từ 1.200 - 2.200mg/m3 không khí, trung bình khai thác 1.000 tấn than thải ra 11- 12kg/bụi. Khi trởi nắng kéo dài hoặc vào mùa khô, khu vực mỏ và các vùng lân cận thường xuất hiện những đám mây bụi lớn. Bụi mỏ làm gia tăng những căn bệnh về phế quản, phổi, tai mũi họng, mắt v.v.. làm giảm tuổi thọ và gây nguy hại tới sức khoẻ của cư dân xung quanh khu vực khai thác than.

49

Số liệu của Trung tâm y tế dự phòng Quảng Ninh năm 2013 cho biết: Bụi lắng tại khu vực nội thị là:

Thành phố Cẩm Phả: 24 g/m2/tháng Cọc 6: 30 g/m2/tháng

Cửa ông: 32g/m2/tháng

Tiêu chuẩn giới hạn là 8g/m2/tháng. Lượng bụi tại 3 địa chỉ nêu trên đến gấp từ 3-4 lần giới hạn cho phép. Bụi lắng tại cột 8, phường Hồng Hà thành phố Hạ Long: 15 g/m2/tháng; Phường Hà Khánh, phường Hà Tu; 17g/m2/tháng, gấp khoảng 2 lần mức giới hạn, nguyên nhân do ô tô vận chuyển than, vật liệu trên đường và nhà máy sang tuyển than gây ra.

Từ đánh giá hiện trạng môi trường do tác động của việc khai thác than ở vùng Quảng Ninh, rút ra một số kết luận như sau:

+ Việc khai thác than đã có tác động trực tiếp đến môi trường tỉnh Quảng Ninh. + Rừng bị phá huỷ một cách nghiêm trọng.

Vùng đồi núi thấp ở khu vực xung quanh thành phố Hạ Long và nhiều nơi khác không còn rừng, chủ yếu là đồi trọc với những cây bụi, cây lau lách.

+ Các hiện tượng mương xói và dòng lũ bùn đá phát triển mạnh, các sông suốt bị bồi lấp rất mạnh mẽ. Tốc độ bồi lấp của suối Khe Hùm lên tới hàng mét/năm ... đang dần dần bị lấp.

+ Nguồn nước đã bị ô nhiễm, đặc biệt là nhiễm bẩn ni tơ, nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn và bồi lấp. Việc khai thác không những làm giảm nguồn sinh thuỷ mà còn làm ô nhiễm cơ học, hoá học chất lượng nước.

+ Hàm lượng bụi trong không khí ở khu vực dân cư vẫn còn ở mức cao. Ở khu vực thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả... nồng độ bụi vượt qua giới hạn cho phép 3 lần, nồng độ hạt bụi vượt quá giới hạn cho phép 4 lần và thậm chí có lúc còn lớn hơn rất nhiều lần.

+ Việc bảo vệ môi trường ở thành phố Hạ Long nói chung và Vịnh Hạ Long nói riêng đã trở thành những vấn đề cấp bách. Những yêu cầu bức xúc về phát triển kinh tế xã hội với những ngành mũi nhọn như du lịch, công nghiệp, thương mại

50

không thể tách rời với việc bảo vệ môi trường.

2. Ngun gây ô nhim do phát trin công nghip

Tỷ lệ nước cấp cho công nghiệp dao đọng từ 14%. Ở Bãi Cháy từ 43% ở Cẩm Phả. Tuy nhiên, phần lớn nước cung cấp cho các nhà máy được sử dụng cho toilet nhiều hơn cho sản xuất. Cuộc khảo sát do Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh tiến hành cho thấy mặc dù luật bảo vệ môi trường yêu cầu xử lý nước thải tại chỗ nhưng hiện nay nước thải công nghiệp vẫn thường được xả ra mà không qua xử lý. Nếu có thì thường được xử lý qua các bể phốt cho nước thải sinh hoạt chứ không phải là qua quá trình xử lý nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, phân tích về việc xả nước thải công nghiệp được tiến hành vào năm 2012. Nghiên cứu cho thấy phần lớn nước thải ra đều yếu và tải lượng ô nhiễm hiện nay từ ngành công nghiệp tương đối nhỏ, trừ các khu vực khai thác và chế biến than.

Ở Bãi Cháy, tất cả các ngành công nghiệp chính đang nằm tập trung hoặc đang trong kế hoạch tập trung trên một khu công nghiệp liên hợp ở bờ Bắc Bãi Cháy. Khu vực ở ngay phía Bắc Giếng Đáy là trung tâm của công nghiệp sản xuất gạch ngói và khu công nghiệp Cái Lân. Tại các khu liên hợp công nghiệp phải đưa cả hệ thống thu gom và xử lý nước thải vào cơ sở hạ tầng.

Hiện nay có một số nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm chính ở Hạ Long là nhà máy bia ở phía Bắc, thải nước thải ra vịnh Bãi Cháy và một nhà máy chế biến hải sản (Công ty xuất khẩu thủy sản I) ở trung tâm Hạ Long, 02 nhà máy sản xuất xi măng( Hạ Long và Thăng Long), 01 nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh thải nước thải ra vịnh Hạ Long, và gây khói bụi gây ô nhiễm không khí môi trường.

Hiện nay, ở Cẩm Phả công nghiệp than chiếm ưu thế và có một nhà máy Đóng tàu, một nhà máy xi măng Cẩm Phả và một nhà máy nhiệt điện cẩm phả và đang thi công nhà máy Nhiệt điện Mông Dương. Nước thải từ các hoạt động khai thác mỏ cũng ảnh hưởng đáng kể đối với chất lượng nước ngầm cũng như nước sông.

3. Ngun gây ô nhim t khu vc đô th

a. Hiện trạng thoát nước và vệ sinh ở các khu đô thị

51

Ở Hạ Long: Hệ thống cống chung thoát cả nước mưa và nước bẩn ra ven bờ vịnh Hạ Long, một số các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp có nước bẩn cũng chưa được xử lý trước khi thải ra biển. Một số nhà cao tầng làm sạch bằng hố tự hoại, phần còn lại là dùng hố xí 2 ngăn.

+ Ở bãi Cháy:

Các khách sạn, nhà nghỉ nước thải làm sạch bằng tự hoại rồi xả ra vịnh Hạ Long. Các hộ dân sinh sống trên các vạn chài xả thải trực tiếp ra vịnh Hạ Long. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rác tại khu vực Hòn Gai xử lý tại bãi rác Đèo Sen bằng phương pháp chôn lấp, nghĩa địa của khu Hòn Gai tại Đèo Sen.

Rác ở khu Bãi Cháy được chôn lấp tại Hà Khẩu một phần được đem đốt. + Khu vực Cẩm Phả:

Hệ thống cống chung, một số dân cư xả thải trực tiếp ra hệ thống. Nghĩa địa tại chân Đèo Bụt, rác đổ xuống vịnh Vũng Đục.

b. Thu gom và đổ thải chất thải sinh hoạt

Trong nghiên cứu khả thi cho ngành vệ sinh của dự án cấp thoát nước và vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long, công ty Kampsax ước tính rằng với 280.000 người sống trong khu vực thành phố Hạ Long và Cẩm Phả sẽ thải ra khoảng 65.000 tấn rác mỗi năm, nhưng không phải tất cả rác đều được chôn lấp. Một số vật liệu như chai, vỏ lon đồ hộp và những thứ tương tự được các gia đình để riêng ra để bán hoặc được những người bới rác thu gom. Mặt khác, chất thải cũng được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau như quét phố, chợ, khách sạn, các công ty thương mại và công nghiệp, các văn phòng nhà nước, các trường học, bệnh viện...

Công ty vệ sinh môi trường thành phố Hạ Long và công ty môi trường đô thị Cẩm Phả chịu trách nhiệm thu gom và đổ thải rác thải sinh hoạt. Khả năng của các công ty có hạn nên các công ty này không thể thu gom tất cả các lượng rác thải sản sinh ra. Tỷ lệ thu gom bằng các hình thức thu gom rác trong những vùng chính thuộc địa bàn nghiên cứu được tóm tắt như sau:

52

Bảng 2.6: Tỷ lệ dịch vụ thu gom rác thải

Hệ thống thu gom Hạ Long (%) Bãi Cháy (%) Cẩm Phả (%)

Thu gom rác tại nhà 30 20 20

Điểm thu, gom 55 60 55

Tổng tỷ lệ thu gom 85 80 75

(Nguồn: Báo cáo thu gom và để chất thải rắn 2012- Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh

Rác thải thu gom tại Hạ Long được đưa tới bãi đổ thải ở Đèo Sen phía Đông Bắc Hòn Gai. Hiện tại đây là bãi đổ không có kiểm soát, nằm cạnh một nghĩa trang, hoạt động từ 11/1994. Bãi thải lộ thiên và không có bãi ngấm và không có công trình xử lý chất lỏng do rác thải ra. Vì đất có độ thấu tương đối cao nên có khả năng ô nhiễm đất và mạch nước ngầm trong khu vực.

Chất thải của khu Bãi Cháy hiện nay được đổ ở Hà Khẩu, một bãi thải mới do tỉnh đề xuất và đã được công ty Kampcax nhất trí chọn, nay đã hình thành một bãi rác nằm trong quy hoạch ở phía Tây thành phố. Khu vực này cách bến phà khoảng 10km, nằm phía đầu thung lũng với diện tích khoảng 6ha. Bãi thải này sẽ được trang bị một hệ thống đường bao và công trình xử lý rác. Tuy nhiên hệ thống này sắp tới mới được thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định.

Chất thải của Cẩm Phả được đưa tới bãi đổ ở Vũng Đục, một bán đảo nằm phía Nam thị xã, nối với đất liền bằng một con đường. Chất thải được đổ vào một khu vực giữa đảo và con đường rồi được máy ủi san từ bãi đổ sang bờ Bắc của Vịnh. Khi triều cường, khu vực này bị ngập lụt do đó các chất thải có thể cuốn ra biển, làm bẩn bờ biển. Ngoài ra, chất lỏng từ khu thải còn chảy trực tiếp ra biển. Hiện trạng môi trường này tất nhiên là không thể chấp nhận được nhưng việc đổ rác ở đây vẫn phải tiếp tục một khi vẫn chưa có một bãi thải phù hợp nào khác để thay thế.

c. Thu gom và đổ thải các chất thải công nghiệp và các chất thải khác

Công ty vệ sinh môi trường Hạ Long và công ty vệ sinh đô thị Cẩm Phả đảm nhiệm việc thu gom rác ở chợ, khu buôn bán, các ngành công nghiệp, cơ quan nhà nước và các bệnh viện cũng như rác sinh hoạt thải ra từ các hộ gia đình. Khó có thể

53

xác định riêng được lượng rác thải công nghiệp, tuy nhiên theo dự đoán số lượng rác loại này không đáng kể và chỉ giới hạn ở loại rác thải từ căng tin và văn phòng hơn là loại rác thải công nghiệp. Các nhà máy công nghiệp nói chung có trách nhiệm tự thu xếp việc vận chuyển rác tới bãi thải. Hiện chưa có một công trình khảo sát nào đề cập tới chất lượng chất thải công nghiệp được chuyển tới bãi đổ chất thải rắn nhưng nhìn chung có rất ít rác công nghiệp ở bãi đổ thải ngoài gạch vụn xây dựng.

Một cuộc khảo sát bằng câu hỏi do Sở Tài nguyên môi trường tiến hành đưa ra các câu hỏi về lượng rác thải, các đặc trưng và phương pháp đổ thải, 23 nhà máy trả lời câu hỏi đưa ra ước tính là mỗi ngày họ thải ra khoảng xấp xỉ 42 tấn rác. Phương pháp hiện nay được áp dụng với rác thải kể cả cho các công ty môi trường đô thị thu gom là đưa đến các bãi chôn lấp tập trung, đưa đến đất trống hay bờ sông chôn lấp, đốt và bán hay tái chế cho nhiều mục đích khác nhau. Cuộc khảo sát này cũng chỉ ra lượng rác thải độc hại do các ngành công nghiệp hiện nay tương đối nhỏ.

Khảo sát này được tiến hành ở các bệnh viện và trong số 10 bệnh viên trả lời có 7 bệnh viên đưa ra ước tính lượng rác thải bệnh viện. Ước tính có khoảng 82 tấn rác thải bệnh viên mỗi năm. Phương pháp xử lý là thiêu, khử trùng, xử lý hoá chất, chôn và thu gom và đổ đến các bãi đổ thải. Các công ty môi trường ước tính mỗi năm có hơn 50 tấn rác thải bệnh viện được thu thập ở thành phố Hạ Long và Cẩm Phả.

4. Gây ô nhim t các ngun khác

a. Ô nhiễm hydrocabua dầu

Nước trong Vịnh Hạ Long đã bị ảnh hưởng của ô nhiễm dầu mỏ ở những mức độ khác nhau phụ thuộc vào thời gian nhập dầu hoặc không nhập dầu. Khi có tàu nhập dầu mức độ ô nhiễm lên tới 1,75 mg/lít.

Theo báo cáo của trung tâm kiểm soát MTTCKT Thuỷ Vân ở vào thời gian Vịnh có tàu nhập dầu và xà lan vào lấy dầu, do không kiểm soát chặt chẽ việc xả các chất thải có chứa dầu xuống biển nên nồng độ hydrocabua dầu tăng từ 0,1-0,3 mg/l. Hàm lượng dầu từ 0,1-0,3-1mg/lít chiếm 14% diện tích Vịnh. Trong khi đó giới hạn cho phép về dầu mỏ trong nước biển để phát triển thuỷ sản là 0,05mg/lít và đối với du lịch biển và tắm biển là 0,03 mg/lít.

54

b. Nhiễm kim loại nặng trong nước biển vịnh Hạ Long

Đồng (Cu) trong nước biển tại khu vực cảng Cửa Lục ở ngưỡng báo động. Kẽm (Zn) trong nước biển tại cảng dầu, cảng tàu khách đều ở mức cao hơn giới hạn cho phép từ 1,8-2,2 lần.

Hiện nay mức độ thải ở Vịnh Hạ Long đang có nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu và xử lý sớm, nhất là vấn đề nước thải và khí bụi nhiều yếu tố nhiễm bẩn như dầu, kẽm đi quá giới hạn cho phép. Vì vậy, cần có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế mức độ gây ô nhiễm môi trường của các công trình kinh tế và dân cư đô thị thì cảnh quan môi trường Vịnh Hạ Long sẽ không bị suy thoái nghiêm trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 60)