Những khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 88)

Trong định hướng phát triển chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã khẳng định phải coi rừng là một thành phần cần thiết của chất lượng môi trường; Bằng các biện pháp bảo vệ rừng; trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc và cải thiện cây xanh đô thị (tăng tỷ lệ cây xanh để đảm bảo 2 m2 cây xanh/người ở khu vực đô thị), yếu tố môi trường cảnh quan sẽ được thiết lập tốt hơn.

Nhìn nhận một cách khách quan thì vùng này là nơi đã có và luôn luôn tiềm ẩn sự tranh chấp trong sử dụng tài nguyên, các đô thị là những khu vực bị ô nhiễm môi trường nặng nhất. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chính những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển sẽ tạo nên những hạn chế, thách thức về môi trường: - Mâu thuẫn trong quá trình sử dụng đất - biển, bãi triều có rừng ngập mặn thành đất nông nghiệp, khai thác than, phát triển cảng, công nghiệp, đô thị với việc duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, ngăn chặn dòng chảy bồi tích tụ liên quan đến việc bồi lấp luồng lạch của cảng biển nước sâu Cái Lân. Mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và phát triển đô thị, giữa bảo vệ đất lâm nghiệp và mở rộng quy mô khai thác than, đá vôi v.v..

- Mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp nặng và du lịch. Sản xuất công nghiệp nặng trên cơ sở nguyên liệu khoáng, chủ yếu là than (trong tất cả các khâu:

77

khai thác, chế biến, sàng tuyển, vận chuyển, xuất qua các cảng v.v..) tạo ra nguồn chất thải liên tục làm ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt và nước biển. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển du lịch.

- Trong vùng biển vịnh Hạ Long, hoạt động của nhà máy đóng tàu, các cảng dầu, cảng biển nước sâu- cảng tàu khách du lịch và các cảng than là nguyên nhân làm bẩn nước bãi tắm và luôn tiềm ẩn nguy cơ va chạm tàu thuyền, gây ra sự cố tràn dầu trên vịnh, vốn là một vịnh tương đối kín không thông thoáng, khó khăn trong việc giải toả chất ô nhiễm, gây thiệt hại cho du lịch và nguồn lợi thuỷ sản.

- Mở rộng đô thị tuỳ tiện cũng ảnh hưởng tới môi trường và du lịch. Bản thân du lịch thiếu tổ chức cũng gây hậu quả xấu đến môi trường ở Hạ Long. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh với sự tập trung cao dân số ven bờ sẽ xuất hiện các nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đô thị.

Vịnh Hạ Long và các khu vực phụ cận đều có giá trị cao cả về môi trường tự nhiên lẫn tiềm năng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, gần đây do sự phát triển nhanh, nên sự suy giảm môi trường đang trở nên nghiêm trọng, cụ thể như vấn đề ô nhiễm nước và suy giảm cảnh quan môi trường tự nhiên. Điều đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và khai khoáng... Điều đó đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp để đảm bảo phát triển bền vững. Thực tế trong khu vực nghiên cứu đã và đang xảy ra những nguy cơ trong các lĩnh vực như sau:

+ Trong sản xuất nông - lâm nghiệp: Việc sử dụng các loại chất hoá học đã dẫn tới hậu quả làm chai đất, thoái hoá đất, làm biến đổi bất lợi các đặc tính của đất, tác động xấu tới sự phát triển bền vững ngành nông - lâm nghiệp.

+ Công nghiệp khai thác than: Công nghệ sử dụng lạc hậu, hiệu quả kém, làm tiêu tốn quá nhiều nguyên - nhiên liệu. Không tận dụng được các khoáng sản hàm lượng thấp, thiếu phương tiện làm giàu quặng, chưa có biện pháp thu hồi, sử dụng xử lý khoáng chất. Gây lãng phí nguồn tài nguyên lớn bởi công việc khai thác chưa có quy hoạch đầy đủ. Phương tiện vận chuyển không đúng quy cách, thiếu các thiết bị vận chuyển chuyên dùng đã và đang gây nên sự thất thoát về than và làm ô nhiễm

78

môi trường. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, kém phát triển nguy cơ xảy ra các sự cố về môi trường là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật chưa đảm bảo trình độ yêu cầu cũng là nguyên nhân gây thất thoát, gây rủi ro trong các quá trình khai thác và vận chuyển.

+ Tài nguyên nước bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân:

Nguồn sinh thuỷ bị giảm sút do sự giảm sút chất lượng rừng. Hơn nữa sự có mặt của các hồ chứa nước tuy làm điều hoà dòng chảy, tăng lưu lượng mùa khô cho hạ lưu nhưng lại đe doạ sự xâm nhập lớn rừng ngập mặn ở vùng đồng bằng ven biển.

Ở các vùng đồi núi đất đỏ do nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt trong những năm gần đây đã tiến hành khoan hàng nghìn giếng, dẫn đến sự suy giảm nguồn nước ngầm ở khu vực vào mùa khô, làm tăng nguy cơ suy giảm nguồn cung cấp nước cho các đô thị trọng điểm.

Hoạt động công nghiệp với các chất thải không được xử lý đã làm ô nhiễm nhiều dòng chảy cộng thêm với nước thải sinh hoạt ở các đô thị không qua xử lý cũng đổ thẳng xuống các cửa sông ở hạ lưu, gây nên tình trạng ô nhiễm ở các sông.

+ Sự phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá:

Nguy cơ làm giảm đa dạng sinh học trong khu vực là rất lớn. Các khu vực ven biển, khu vực đồng bằng bị ảnh hưởng lớn nhất, nhiều loài động vật, thực vật đã suy giảm trầm trọng. Quá trình sản xuất và khai thác tài nguyên không chỉ làm suy giảm chất lượng rừng mà động vật rừng cũng bị cạn kiệt, nhất là ở khu rừng ngập mặn, hiện chỉ còn một số loài động vật.

+ Công cụ quản lý thiếu hiệu quả:

Đã đến lúc cần có hạch toán môi trường nếu có thể thấy được hết những lợi nhuận kinh tế trong phát triển bền vững. Trong các dự án phát triển, vấn đề môi trường chưa được nêu lên một cách thuyết phục, chưa có những dấu hiệu cụ thể minh chứng nên thường bị lu mờ trước những chỉ số phát triển kinh tế.

79

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 88)