Giải pháp về sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 95)

Ngày nay, việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phương pháp được chấp nhận để ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm ở Việt Nam. Nếu xem xét việc sử dụng các công cụ này để quản lý môi trường vịnh Hạ Long thì có thể đạt được nhiều kết quả cao. Bởi vì các công cụ kinh tế tạo cho cá nhân quyền tự do để quyết định các giải pháp có hiệu quả nhất về mặt kinh tế đối với các yêu cầu

84

về mặt môi trường. Các công cụ kinh tế thường được sử dụng để đưa chi phí khắc phục hậu quả về môi trường và hạch toán, ngoài các chi phí cho các biện pháp ngăn chặn và giảm bớt ô nhiễm.

Theo các điều kiện kinh tế - xã hội và tài chính địa phương, hai nguyên tắc sau được đưa ra để xem xét khả năng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường vịnh là:

- Những người gây ô nhiễm thuộc lĩnh vực Nhà nước hay tư nhân ở Vịnh Hạ Long phải trả tiền để xử lý tải lượng ô nhiễm gây ra (nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền).

- Người hưởng lợi từ vịnh Hạ Long phải đóng góp dựa trên khả năng có thể chi trả (nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền).

Theo số liệu điều tra của tổ chức JICA về khả năng sẵn sàng chi trả của khách du lịch và dân địa phương cho hoạt động bảo tồn môi trường vịnh Hạ Long cho thấy: khoảng 75% khách du lịch (cả khách Việt Nam và khách nước ngoài) và hơn 80% dân địa phương tại Quảng Ninh sẵn sàng trả tiền bảo tồn môi trường vịnh Hạ Long. Số tiền trung bình của khách nước ngoài sẵn sàng chi trả là 3,1 USD/người/năm. Khách du lịch người Việt Nam là 0,3 USD/người/năm, của địa phương là 0,1 USD/người/năm.

Căn cứ vào các nguyên tắc trên và sự bằng lòng chi trả của người dân một số công cụ kinh tế sau đây có thể áp dụng trong quản lý môi trường.

85

Bảng 3.1: Một số công cụ kinh tế áp dụng trong quản lý môi trường tại Vịnh Hạ Long

Những công cụ kinh tế Lĩnh vực hoạt động

1. Trợ cấp/ giảm thuế/ miễn thuế

Các hoạt động cụ thể để giảm mức độ ô nhiễm

Các hoạt động tái chế hoặc tái sử dụng rác thải hoặc gây ô nhiễm

Chương trình VAC, trồng rừng, trồng cây phân tán lấy gỗ nhiên liệu

Khôi phục rừng ngập mặn, phủ xanh đất trống đồi trọc Cho các xí nghiệp, nhà máy vay với lãi suất thấp để đầu tư bảo vệ môi trường.

Tái và khôi phục thảm cây tại các khu vực ngưng khai thác khoáng sản.

2. Thuế, phí môi trường

Sử dụng nước sạch của các hộ gia đình, khách sạn, khu công nghiệp.

Phí tham quan hang động, tắm biển. Thu gom, xử lý rác thải.

3. Trực tiếp đầu tư từ ngân sách.

Trang thiết bị quan trắc, thanh tra, kiểm tra môi trường. Công nghệ sạch

Xử lý chất thải sinh hoạt đô thị Lò đốt rác thải sinh hoạt đô thị 4. Thuế, phạt từ mức

trung bình đến nặng kèm bồi dưỡng thiệt hại và có thể truy tố.

Gây ô nhiễm nguồn nước vịnh.

Xả rác và chất thải rắn tuỳ tiện vào vịnh Vi phạm khu di sản thiên nhiên

Chặt phá rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn 5. Thuế, phí, phạt mức

thích hợp kể cả phạt vi cảnh.

Du lịch, dịch vụ, tham quan gây ô nhiễm, mất vệ sinh Công nghệ lạc hậu phát thải cao quá tiêu chuẩn

Phương tiện giao thông vận tải quá cũ, quá nhiều phát thải.

86 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong số các công cụ kinh tế thì việc sử dụng công cụ phí nước thải, khí thải trong lệ phí môi trường được khuyến khích nhiều nhất vì việc áp dụng chúng rất đơn giản, chính xác trong hệ thống thuế Việt Nam. Chẳng hạn, có thể cho phép thu thuế môi trường đối với một số hoạt động có tác hại đến môi trường. Với số tiền thu được sẽ đầu tư có trọng điểm vào các dự án nghiên cứu thực thi các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.

Ngoài ra, từ kinh nghiệm hoạt động quỹ môi trường của ngành than có thể thành lập quỹ môi trường cho tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, Tập đoàn than Việt Nam đã dành hơn 2% doanh thu của họ cho các mục đích môi trường như các biện pháp hoàn nguyên môi trường và bồi thường môi trường. Theo các quan chức của Tập đoàn than số tiền của quỹ môi trường đã lên xấp xỉ 50 tỷ đồng mỗi năm, 50% số quỹ này được các doanh nghiệp sử dụng và còn lại giành cho các dự án môi trường ưu tiên hàng đầu trong khu vực sử dụng. Như vậy, nếu như quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh được thành lập nó sẽ cùng với quỹ môi trường ngành than góp phần vào công tác bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long. Việc tạo cơ chế và tổ chức thực hiện gây quỹ môi trường Quảng Ninh cần được huy động và khai thác từ nhiều nguồn, cụ thể là:

- Thuế tài nguyên

Là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập và hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đối tượng tính thuế thường là giá trị tài nguyên khai thác được. Tại Quảng Ninh, đây là một nguồn thu không nhỏ do những hoạt động khai thác than, vật liệu xây dựng, nguồn lợi thuỷ sản đang và vẫn sẽ là mũi nhọn kinh tế của tỉnh.

- Thuế môi trường

Thuế môi trường là nguồn thu ngân sách của nhà nước, nhằm bù đắp các chi phí mà xã hội phải bỏ ra để giải quyết các vấn đề như: chi phí y tế, chi phí mất ngày công lao động, phục hồi môi trường, phục hồi tài nguyên, xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Trong trường hợp ngành than ở Quảng Ninh thuế môi trường phải phản ánh sự suy thoái của chất lượng môi trường khu vực (bao gồm các thiệt hại do chất thải,

87

suy giảm giá trị cảnh quan, tổn thất gỗ chống lò, suy thoái nguồn nước, gia tăng bệnh tật, những thiệt hại đối với các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông, nông lâm ngư nghiệp).

Hiện tại, việc sử dụng 2% doanh thu của ngành than mới chỉ giải quyết được một phần trách nhiệm mà phí môi trường của ngành phải thực hiện.

- Các công cụ khuyến khích, cưỡng chế thi hành

Có thể áp dụng các công cụ như: Nhóm sinh thái, chứng chỉ ISO 14000, phí không tuân thủ, quy trách nhiệm pháp lý, phạt tiền.

- Huy động nguồn kinh phí từ du khách và ngành du lịch

Để bảo vệ và phát triển giá trị các môi trường khu du lịch, đặc biệt ở hạ long nơi hàng năm có hàng triệu lượt khách thăm. kết quả khảo sát của một số dự án quốc tế và môi trường ở quảng ninh đã cho thấy đây là một nguồn tài chính không nhỏ và có tính chất khả thi cao. bên cạnh việc du khách mong muốn và sẵn sàng đóng góp cho môi trường hạ long, ý thức của nhân dân địa phương chắc chắn sẽ được nâng lên thành những hành động thực tế hàng ngaỳ.

- Quỹ môi trường Việt Nam

Hiện nay, nước ta chưa có quỹ môi trường quốc gia, mới có ban điều hành quỹ môi trường toàn cầu của Việt Nam. Trong thực tế đã có một số nguồn kinh phí hoạt động như quỹ môi trường các ngành và cấp địa phương (quỹ môi trường ngành than, quỹ môi trường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...). Trong tương lai, quỹ môi trường quốc gia sẽ phải đóng vai trò chủ đạo đối với các quỹ môi trường khác của đất nước.

- Quỹ môi trường toàn cầu (GEF)

Là một cơ chế tài chính hình thành tự sự đóng góp của các quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước phát triển với mục đích hỗ trợ theo phương thức đồng tài trợ những dự án có lợi cho môi trường toàn cầu. Kinh phí hàng năm của quỹ rất lớn: khoảng 2 - 3 tỷ USD, dùng để trợ giúp tạo điều kiện cho những nỗ lực thực hiện các Công ước quốc tế và bảo vệ môi trường như: Công ước về đa dạng sinh học, công ước khung về biến đổi khí hậu (quỹ có thể hỗ trợ cho việc tăng hiệu suất sử dụng

88

năng lượng trong các ngành công nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính, loại bỏ dần các chất làm suy yếu tầng ôzôn) bảo vệ vùng nước quốc tế (thí dụ có thể đề xuất dự án bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn Bắc Cửa Lạc - bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm cho vùng nước Cảng Cái Lân - nơi có mối quan hệ mật thiết với chất lượng nước vịnh Hạ Long). Những ý tưởng dự án này có thể huy động được nguồn vốn trên 1 triệu USD cho mỗi dự án.

Tuy nhiên, khó có thể áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường vịnh nếu không có sự hỗ trợ thể chế và các quyết định về chính trị của cơ quan trung ương như Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Tài chính và các cơ quan thuế. Chính vì việc áp dụng trực tiếp đến một khu vực địa phương chứ không phải trên khắp quốc gia sẽ cản trở sự phát triển tiềm năng địa phương, do đó tính cạnh tranh về kinh tế yếu đi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 95)