1.4.1. Tổ chức hệ thống quản lý môi trường
a. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước.
b. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau đây:
14
- Trình Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường;
- Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh;
- Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Chính phủ;
- Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường;
- Chỉ đạo, tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường cả nước phục vụ cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường;
- Quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước; tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền; hướng dẫn việc đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử ýlý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trình Chính phủ tham gia tổ chức quốc tế, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về môi trường; chủ trì các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường với các nước, các tổ chức quốc tế;
- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của Uỷ ban nhân dân các cấp;
- Bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước, chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và quy hoạch tổng hợp lưu vực
15
sông liên tỉnh; chiến lược tổng thể quốc gia về điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.
c. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình.
d. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc đánh giá hiện trạng môi trường toàn tỉnh phục vụ cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường tại địa phương.
đ. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình.
e. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh trong việc đánh giá hiện trạng môi trường địa phương phục vụ cho việc đề ra các chủ trương, giải pháp về bảo vệ môi trường.
g. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý của mình.
1.4.2. Hệ thống văn bản luật về quản lý môi trường
Luật bảo vệ môi trường số: 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam .
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP: ngày 27/8/2009 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT Quyết định về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT: Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại
16
Nghị định 04/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Văn bản số 81/2007/NĐ-CP: Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
Quyết định số 79/2007/QĐ-TTgPhê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học"
Quyết định số 10/2007/QĐ-BTNMT ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh và nước mặt lục địa do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTNMT-BNVHướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước
Nghị định số: 21/2008/NĐ-CP V/v sửa đổi bổ sung một số điều của; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số: 25/2008/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMTHướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
17
Thông tư số 10/2009/TT-BTNMTQuy định về Bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ;
Thông tư 21/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Thông tư 40/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, khảo sát hải văn, hóa học và môi trường vùng ven bờ và hải đảo
Thông tư 42/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP: Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường
Thông tư số 152/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường
Tháng 7/1997, UBND tỉnh Quảng Ninh đã kết hợp với Bộ KHCN và MT ban
hành thông tư hướng dẫn quản lý khai thác vịnh Hạ Long, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý vịnh.
Năm 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo và ban hành quy chế về quản lý, tổ chức các hoạt động tham quan du lịch trên vịnh Hạ Long.
Ngày 22/6/1999, UBND tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định về việc thu gom, xử lý chất thải khu ven bờ vịnh Hạ Long.
Ngày 16/10/2000, UBND ra chỉ thị số 28/2000 CT-UB “về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng, tham gia bảo vệ di sản vịnh Hạ Long”.
18
1.4.3. Những kết quả đạt được trong quản lý môi trường
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Luật Bảo vệ môi trường 2005 (thay thế luật năm 1993) với rất nhiều những quy định mới được bổ sung. Năm 2008, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Đa dạng sinh học đã tạo một bước ngoặt mới trong việc hình thành và phát triển hành lang pháp lý về bảo tồn đa dạng sinh học. Cho đến nay, với tổng cộng 66 văn bản dưới luật được xây dựng và ban hành, trong đó có 23 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 43 văn bản cấp Bộ đã tạo được một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối toàn diện và đồng bộ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.
2. Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương đã từng bước được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Ở Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng giúp Bộ trưởng thống nhất thực hiện chức năng quản lý môi trường trên phạm vi cả nước. Tại các Bộ, ngành đều đã thành lập các đầu mối quản lý môi trường. Nhiều tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Ban quản lý khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn cũng đã thành lập phòng, ban, bộ phận hoặc bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường. Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an và các phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã được thành lập nhằm góp phần nâng cao năng lực giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Ở địa phương, đã thành lập các Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường với số lượng biên chế từ 10 đến 15 người; đã có 672/674 quận, huyện thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường (trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ và Trường Sa). Nhiều quận, huyện đã tăng cường cán bộ có chuyên môn môi trường cho phòng Tài nguyên và Môi trường. Đa số các xã, phường giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường cho cán bộ địa chính kiêm nhiệm, một số ít nơi đã bố trí cán bộ chuyên trách; một số nơi giao nhiệm vụ này cho cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường.
19
3. Kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải
Công tác kiểm soát ô nhiễm không khí ngày được quan tâm và có những chuyển biến nhất định thông qua việc từng bước hoàn thiện khung chính sách trong quản lý chất lượng không khí và các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Chất lượng không khí ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa đến mức báo động, tuy nhiên tại một số đô thị lớn và khu công nghiệp thì nồng độ các chất gây ô nhiễm tương đối cao, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng. Chất lượng không khí ở nhiều khu vực, điểm tại các đô thị lớn (nhất là thông số bụi, tiếng ồn,...) bị ô nhiễm nặng.
Hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp đã có những tiến bộ khích lệ: nhiều địa phương và khu công nghiệp đã có lộ trình kế hoạch hoặc đã và đang triển khai xây dựng các trạm xử lý nước thải; hoạt động của Ban quản lý các khu công nghiệp bài bản và rõ nét hơn. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp làm cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp.
Công tác quản lý nhập khẩu phế liệu từng bước được điều chỉnh và đã có những kết quả nhất định. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xúc tiến soạn thảo dự thảo Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với sắt, thép phế liệu; nhựa phế liệu; giấy phế liệu nhập khẩu và điều chỉnh Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu (thay thế Quyết định số 12/2006/QĐ- BTNMT), đồng thời tích cực phối hợp với Bộ Công thương xây dựng Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn chi tiết một số nội dung về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Hoạt động quan trắc môi trường ở cả Trung ương và địa phương tiếp tục được duy trì và phát triển, trong đó đã trọng tâm vào các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, các đô thị, các lưu vực sông bị ô nhiễm nặng; qua đó cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác giáo dục truyền thông, xây dựng các chương trình, dự án khắc phục ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước các lưu vực sông
20
Cầu, sông Đáy - sông Nhuệ, sông Sài Gòn - Đồng Nai. Đặc biệt, hệ thống quan trắc môi trường quốc gia đã từng bước được quy hoạch gắn liền với quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007. Nhiều địa phương đã và đang đầu tư xây dựng các trạm quan trắc môi trường nhằm theo dõi diễn biến và đánh giá kịp thời chất lượng môi trường trên địa bàn, bước đầu phục vụ có hiệu quả cho công tác hoạch định chính sách về bảo vệ môi trường. Công tác xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành, địa phương thực hiện hàng năm. Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường làm tốt vai trò điều phối, kết nối cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin môi trường.
Công tác bảo vệ môi trường các lưu vực sông đã được quan tâm đẩy mạnh. Bộ đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý tổng hợp lưu vực sông; phối hợp với các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 03 đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông: sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, hệ thống sông Đồng Nai và hiện đang tích cực triển khai thực hiện. Nhiều quy định về bảo vệ môi trường lưu vực sông đã được bổ sung vào Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai; hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt đã được hoàn thiện một bước. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nước thải xả ra lưu vực, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tổ chức điều tra, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm của lưu vực, xây