1. Các giải pháp về tổ chức
Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về bảo vệ môi trường của khu vực. Phối với với Sở KH và CN, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, huyện Hoành Bồ có kế hoạch quản lý bảo vệ môi trường một cách chặt chẽ, có cán bộ chuyên trách theo dõi kiểm tra về lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường.
Cách thành lập hệ thống quản lý môi trường thống nhất và cần vạch ra các quyền lợi và trách nhiệm của từng tổ chức, từng cơ quan một cách rõ ràng.
81
Sở tài nguyên và môi trường phải là một cơ quan thực thi và điều phối quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát triển môi trường khu vực.
Trong tương lai, cần thành lập Chi cục quản lý môi trường tỉnh Quảng Ninh với quyền hạn rộng hơn để thực thi bảo tồn môi trường.
Thành lập tổ chức hệ thống đánh giá và quy định trách nhiệm pháp lý đối với việc đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển.
Phối với với ngành than, các ngành công nghiệp khác xây dựng một kế hoạch dài hạn quan trắc và xử lý ô nhiễm môi trường trên cơ sở doanh nghiệp tự bỏ tiền áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường.
Tiến hành nghiên cứu căn bản về kinh tế - xã hội và môi trường của khu vực nghiên cứu để tích luỹ các dư liệu đáng tin cậy nhằm nâng cao công tác đánh giá lợi ích của công tác quản lý môi trường và khu di sản thế giới.
Nghiên cứu phát hành hệ thống trái phiếu môi trường ở cả cấp trung ương và địa phương theo luật bảo vệ môi trường để cung cấp nguồn tài liệu chính trước mắt cho công tác bảo tồn môi trường.
Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ninh cần nguồn vốn đủ sức cho việc thực thi công tác quản lý môi trường bao gồm cả việc phân bổ ngân sách riêng cho quản lý dựa vào phí môi trường và phí nước thải theo đề xuất thu từ khách du lịch và dân địa phương.
Có sự phối hợp tích cực giữa các cấp Trung ương và địa phương để hướng dẫn Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam và các khu vực công nghiệp khác đóng phí để trang trải cho các chi phí cho công tác quản lý môi trường.
2. Các giải pháp về cơ chế chính sách
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường theo đặc thù vùng quy hoạch vịnh Hạ Long.
Triển khai luật luật BVMT tới các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Đưa giáo dục môi trường vào trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Xác lập các giải pháp quản lý và xử lý chất thải ở các khu công nghiệp và đô thị.
82
Xác lập quy chế sử dụng và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một số quy dịnh về bảo vệ môi trường ở địa phương theo đặc thù cuả các lĩnh vực như: Khai thác than và khoáng sản, hoạt động của các phương tiện tuyên truyền trên vùng biển và trên vịnh Hạ Long.
Xây dựng chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp quản lý nhau thống nhất quản lý, kiểm soát môi trường, đặc biệt khi gặp những sự cố môi trường.
Có các cơ chế chính sách về tổ chức quản lý nhằm đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý khai thác tài nguyên và sự đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với quá trình tổ chức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả nhất đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững.
Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho từng đơn vị sản xuất kinh doanh.
Khen thưởng và kỷ luật đối với từng cá nhân, tập thể thực hiện tốt và không tốt việc bảo vệ môi trường. Khen thưởng và kỷ luật theo khung hành vi.
Khuyến khích thành lập quỹ môi trường vùng.
Ban hành quy chế về lệ phí môi trường cho từng ngành sản xuất, công ty, hộ gia đình theo hình thức sản xuất, kinh doanh, lệ phí phải dựa trên 2 yếu tố: Nguồn phát thải lớn hay nhỏ và doanh thu của tập thể, cá nhân đó.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn ra xây dựng cơ sở xử lý môi trường theo hình thức BOT..
Những đề xuất có tính chất nguyên tắc nêu trên cần được cụ thể hoá cho từng nội dung quản lý môi trường khác nhau, cho từng thời điểm khác nhau và cuối cùng là phải trở thành những văn bản pháp quy cụ thể áp dụng lâu dài trong việc quản lý và bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long.