Kinh nghiệm quản lý môi trường cho phát triển du lịc hở một số nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 38)

1.5.1. Liên quan đến quản lý nhà nước

Tại Nepal, dự án bảo tồn khu vực Annapuna (ACAP) là một ví dụ điển hình về việc xây dựng Quỹ bảo tồn từ các hoạt động du lịch, dự án được sử dụng tiền từ nguồn thu vé vào cổng khu bảo tồn Annapuna (15 USD/khách nước ngoài và 1,5

27

USD/khách từ các nước trong khu vực Nam Á) cho các chương trình bảo vệ tài nguyên, môi trường trong khu vực. Trong dự án Upper Mustang (phần mở rộng của các chương trình ACAP), Chính phủ Vương quốc Nepal đã quyết định trích trả loại 60%lợi nhuận du lịch vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường trong khu vực.

1.5.2. Liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch

Một trong những kinh nghiệm được phổ biến cho lĩnh vực này là dự án Du lịch sinh thái bản địa ở Ryo Blanco tại Ecuador. Dự án này đã có biện pháp xây dựng các điểm đón khách cách trung tâm cộng đồng khoảng 1km, để giảm bớt mật độ xây dựng các cơ sở lưu trú tại các khu trung tâm nhằm hạn chế tác động tiêu cực xảy ra giữa khách du lịch và người dân địa phương. Tại Senegan, dự án Du lịch nông thôn tổng hợp ở Casamance lại chú ý đến vấn đề hạn chế công suất phục vụ của các nhà trọ, “khống chế công suất được đón tối đa 20-40 khách/lần và chỉ được xây dựng ở các làng có số dân bằng hoặc lớn hơn 1000 người” chứ không cho phép tăng công suất các cơ sở lưu trú cũ. Vấn đề khác liên quan đến việc quản lý khu, điểm du lịch là phải tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng thay thế củi đốt. Nhận thức được vấn đề này, tại Nepal dự án ACAP đã đưa ra chương trình năng lượng thay thế củi đun, trước mắt là khuyến khích việc sử dụng dầu hỏa trong các cơ sở lưu trú để phục vụ các nhu cầu của khách du lịch. Trong đó ACAP đã cung cấp một khoản vay với lãi suất thấp cho những người có khi dầu chấp nhận cung cấp dầu với giá thấp nhất; chuyên chở các bếp dầu cũng như hỗ trợ việc sửa chữa và bảo dưỡng bếp.

1.5.3. Liên quan đến cộng đồng địa phương

Trường Eco-Escuela de Espanol dạy tiếng Tây Ban Nha, được thành lập năm 1996 là một phần trong dự án bảo tồn quốc tế ở khu làng San Andes (Guatemala) là một ví dụ. Trường nằm trong khu bảo tồn sinh quyển May, hàng năm đón 1.800 du khách, chủ yếu từ Mỹ và Châu Âu, tạo việc làm cho 100 cư dân, mà 60% trong số đó là những người trước đây làm nghề khai thác gỗ trái phép, săn bắn, đốt nương, làm rẫy. Báo cáo giám sát năm 2000 cho thấy trong số các gia đình được hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh này phần lớn đã giảm hoạt động săn bắn và

28

đốt nương rẫy. Thêm nữa các hộ gia đình trong làng phần lớn được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngôi trường khiến cho áp lực của cộng đồng với việc săn bắt động thực vật ở đây giảm hẳn.

1.5.4. Liên quan đến đơn vị và cá nhân kinh doanh du lịch

Tại Brazil, nơi có các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên phát triển mạnh, công ty Aretic Edge Tour, chuyên tổ chức các tour du lịch mạo hiểm và du lịch sinh thái đã áp dụng một số biện pháp để tổ chức khai thác du lịch dựa vào thiên nhiên nhưng tích cực quản lý bảo vệ môi trường thiên nhiên như đặt ra các nguyên tắc tổ chức gồm: giới hạn lượng khách cho mỗi nhóm tham quan dưới 10 người; không sử dụng động thực vật tại điểm du lịch làm thức ăn; thực phẩm đem theo được chuẩn bị sẵn và đóng gói; nước bẩn đổ xa nguồn nước sạch; rác đốt tại chỗ hoặc đem đi; đi hàng một trên đường mòn; không cắm trại tại những nơi tập trung những đàn thú hoang; dọn sạch nơi cắm trại trước khi rời đi.

1.6. Tổng quan những nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Qua công tác tìm hiểu tài liệu liên quan tới công tác quản lý môi trường Vịnh Hạ Long trong phát triển kinh tế nói chung và trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long nói riêng. Tác giả nhận thấy đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề này:

Năm 2002, báo cáo của Viện QHPT Nông thôn “Quy hoạch tổng thể bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long đến năm 2020”

Năm 2002, NXB Văn hóa dân tộc đã cho ra Bộ tài liệu: “Giáo dục bảo tồn Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long” ở cả 3 cấp học: Tiểu học (5 cuốn), Trung học Cơ sở (1 cuốn), Trung học Phổ thông (1 cuốn) dành cho giáo viên. Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) 8 cuốn.

Năm 2003, Ban quản lý Vịnh Hạ Long đã có các “Văn bản pháp quy về quản lý, bảo vệ và khai thác Vịnh Hạ Long”.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều bài viết trong tạp chí DLVN về môi trường Vịnh Hạ Long trong phát triển du lịch như: Tạp chí DL số 01/2006 “ Tích cực đầu

29

tư mở thêm các tuyến điểm du lịch mới”; Tạp chí số 03/2007 “ Bảo vệ môi trường cảnh quan tại các khu, tuyến, điểm du lịch”; Tạp chí 10/2010 “Khai trương dự án bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long”; Tờ gấp Bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, năm 2010. Ngoài ra còn có các thông tư của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về công tác quản lý môi trường Vịnh Hạ Long như: “Thông tư hướng dẫn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long’’, 12/1996; Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2008), “Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ môi trường 2009”; Tổng cụ Du lịch. Thông tư số 10/2006/TT- BTNMT (2006), “Hướng dẫn xây dựng cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto” Bộ tài nguyên và môi trường. Năm 2008, TS. Dương Thanh Nghị, báo cáo cấp bộ “ Nghiên cứu sự tích tụ chất thải ô nhiễm hữu cơ dạng vết (PAHs, PCBs) trong môi trường nước, trầm tích, sinh vật vùng biển ven bờ, đề xuất giải pháp quản lý và ngăn ngừa nguy cơ tích tụ trong môi trường biển (3 vùng trọng điểm Bắc, Trung, Nam)” …

Tóm lại đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường và quản lý môi trường của Vịnh Hạ Long, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống về việc đưa ra các giải pháp quản lý môi trường nhằm đảm bảo phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long.

30

Kết luận chương 1

Quản lý môi trường bền vững là một nội dung quan trọng của chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng của quốc gia. Nếu không đặt vị trí bảo vệ môi trường lên hàng đầu thì không thể đạt được mục tiêu phát triển ngành du lịch tại địa phương hay một vùng. Du lịch và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái…Môi trường là tiền đề, cơ sở phát triển du lịch và ngược lại du lịch tác động đến môi trường trên hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Muốn Quản lý môi trường bền vững nhằm phát triển tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long mỗi chúng ta cần phải nhận thức được tầm giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới, sự xuống cấp trầm trọng của môi trường sinh thái trong khu vực do ảnh hưởng bởi hoạt động của các ngành kinh tế khác. Do vậy, quản lý môi trường bền vững luôn là vấn đề có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt đối với hoạt động du lịch, quản lý môi trường không chỉ mang nội dung trong quản lý nhà nước mà còn mang nội dung chính trị, kinh tế, xã hội.

31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VỊNH

HẠ LONG TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. Giới thiệu khái quát về di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

1. V trí địa lý

Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120km, được giới hạn từ 106058’- 107o22’kinhđộ Đông và 20o45’-20o50’vĩ độ Bắc.

Năm 1962, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng Vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo. Ngày 17/12/1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu theo tiêu chuẩn về mặt thẩm mỹ. Ngày 02/12/2000, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới lần nữa công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thế giới theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất địa mạo. Vào 7h ngày 11/11/2011 (tức 2h ngày 12/11/2011 giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

Với những điều kiện địa lý, lịch sử trên, Quảng Ninh có lợi thế to lớn trong việc phát triển thương mại, công nghiệp và du lịch; giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đặc biệt di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long luôn là điểm đến được nhắm tới trong hành trình du lịch trên đất nước Việt Nam của khách thập phương và quốc tế.

2. Đặc đim khí hu

32

(tháng10-11 đến 3-4) và gió mùa hè ẩm (tháng 5-6 đến 9-10). Lượng mưa hang năm khoảng 1800-2000 mm. Trong vùng mùa mưa thường có cường suất tác động làm tăng xói mòn ở những lưu vực rừng bị chặt phá và các mỏ làm tăng tải lượng rửa trôi, độ đục lớn gây bồi lắng ở các sông suối và ven bờ biển, lòng vịnh.

3. Đặc đim địa cht

Vịnh Hạ Long được bao quanh bởi những hòn đảo đá vôi ngoài biển và những dãy núi đá ở trong đất liền. Thềm vịnh được bao phủ bằng một lớp trầm tích mịnh sâu khoảng 1,5-2.0 m. Bờ biển có các bãi triều, các bãi triều phần lớn được che phủ bởi rừng ngập mặn, được nhờ một phần vào hệ thống lạch và kênh thuỷ triều nhỏ. Ngoài ra còn có một số vỉa đá và các bãi biển ở bờ Bãi Cháy và phía Bắc đảo Tuần Châu được bao phủ bởi cát lục địa. Cát có vỏ sò trộn lẫn ở các bờ biển nhỏ đảo đá vôi ở phía Nam vịnh Hạ Long.. Phù sa thô được tìm thấy ở hầu hết các khu vực vịnh Bãi Cháy và từ Cái Dăm Tuần Châu-Đầu Bên danh giới vịnh Bái Tử Long.

4. Điu kin thu văn

Có 5 con sông lớn chảy vào vịnh là sông Mip, sông Trới, sông Diễn Vọng, sông Mông Dương. Sông Diễn Vọng thoát nước ra lưu vực phía Đông vịnh Bãi Cháy. Tổng khối lượng nước bề mặt được ngoại suy sử dụng mối liên hệ giữa diện tích lưu vực và lượng nước mưa thực, được tính băng cách nhân lượng nước mưa với tỷ lệ thải vào dòng chảy. Ước tính lượng nước rửa trôi bề mặt của các con sông chính là 806.000.000 m³/năm, chiếm 82% tổng lượng mưa

33

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực vịnh Hạ Long

Bảng 2.1: Biểu tăng trưởng kinh tế thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng 9,0% 9,9% 10,0% 10,65% 12,0%

Quy mô GDP theo

giá thực tế 16.861.034 19.720.910 24.115.537 28.616.694 34.420.125

CN&XD 88% 85% 85% 84% 78%

Dịch vụ 10,73% 12,35% 12,27% 13,63% 18,99%

Nông nghiệp 0,96% 2,46% 2,47% 2,54% 2,60%

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người Thành phố Hạ Long giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013

GDP bình quân

đầu người Triệu VND, giá thực tế 65 78 81 85

GDP bình quân

đầu người USD (tỷ giá 21000đ/USD) 3095 3718 3857 4047

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Năm 2010, GDP bình quân đầu người của Hạ Long, tính theo giá thực tế, đạt khoảng 65 triệu đồng/người/năm, quy đổi ra đôla Mỹ đạt khoảng 3.095 USD/người/năm. Là mức cao so với trung bình cả nước.

34

Bảng 2.3: Quy mô GDP và cơ cấu kinh tế Hạ Long giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Các nghành 16.861.034 19.720.910 24.115.537 28.616.694 34.420.125 CN&XD 14.889.633 16.798.466 20.561.795 23.988.745 26.988.745 Dịch vụ 1.809.341 2.436.400 2.958.999 3.901.483 6.535.008 Nông nghiệp 162.060 486.044 594.743 726.466 896.372 CN&XD 88% 85% 85% 84% 78% Dịch vụ 10,73% 12,35% 12,27% 13,63% 18,99% Nông nghiệp 0,96% 2,46% 2,47% 2,54% 2,60%

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Sang giai đoạn sau, các dự án du lịch lớn sẽ hoàn thành, các dự án công nghiệp, du lịch, đô thị,… cũng sẽ dần đi vào hoạt động, số lượng các dự án mới khởi công sẽ ít hơn so với giai đoạn trước, môi trường du lịch tại Hạ Long được cải thiện tốt hơn. Do đó, đóng góp vào GDP của khu vực du lịch dịch vụ trong giai đoạn sau (2016-2020) sẽ nhiều hơn so với giai đoạn đầu.

Bảng 2.4: Quy mô GDP và cơ cấu kinh tế Hạ Long giai đoạn 2016-2020 Đơn vị: triệu đồng Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Các nghành 39.515.802 41.890.016 43.524.425 47.463.520 65.022.132 CN&XD 27.460.607 28.460.607 28.961.795 30.901.571 41.004.152 Dịch vụ 11.655.331 12.943.365 13.967.887 15.835.483 23.121.608

35 Nông nghiệp 399.864 486.044 594.743 726.466 896.372 CN&XD 69% 68% 67% 65% 63% Dịch vụ 29,5% 30,9% 32,1% 33,4% 35,6% Nông nghiệp 1,0% 1,2% 1,4% 1,5% 1,4%

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Đến năm 2020, dự báo tỷ trọng công nghiệp sẽ chiếm khoảng 63%, tỷ trọng dịch vụ chiếm khoảng 35,6% trong tổng GDP của Hạ long. Cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch khá mạnh theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

Dự báo đến 2020, GDP bình quân đầu người của Hạ Long sẽ đạt mức 120 triệu đồng/người/năm (tương đương 5.714 USD/người/năm), cao gấp 1,85 lần GDP bình quân đầu người năm 2010. Chỉ tiêu này khẳng định mức độ phát triển cũng như vị trí vai trò của Hạ Long trong bản đồ phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh cũng như so với các TP khác trong khu vực.

Bảng 2.5: GDP bình quân đầu người thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019 2020

GDP bình quân

đầu người Triệu VND, giá thực tế 86 89 97 105 120

GDP bình quân

đầu người 21.000đ/USD) USD (tỷ giá 4095 4238 4619 5000 5714

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Đặt trường hợp các phương án phát triển Hạ Long trong giai đoạn 2011-2020 đạt 70%, quy mô kinh tế của Hạ Long cũng như GDP đầu người của Hạ Long sẽ đạt được những mức độ phát triển như sau:

Sự phát triển của các ngành kinh tế chủ yếu của khu vực được phân tích cụ thể như sau:

1. Ngành công nghip

36

quan đang đóng vai trò quan trọng trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, trong khu vực còn có các ngành cơ khí, đóng tàu, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm. Các cơ sở công nghiệp lớn thuộc Nhà nước và đến tận bây giờ vẫn được bao cấp, không phải cạnh tranh trong nước và quốc tế. Việc thiếu cạnh tranh này đã dẫn đến tình trạng đầu tư không đáng kể và đầu tư thêm vào việc cải tiến nhà máy, thậm chí thiếu cả kinh phí định kỳ cho việc vận hành và bảo dưỡng cơ bản. Do đó một số cơ sở công nghiệp trong khu vực đang hoặc sẽ phải đương đầu với khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khó khăn trong việc dành ra các nguồn tài chính cần thiết để giải quyết vấn đề môi trường, ngăn chặn ô nhiễm.

Than là nguồn khoang sản quan trong nhất. Ở Quảng Ninh trữ lượng than tìm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)