Giới thiệu khái quát về di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 43)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

1. V trí địa lý

Nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120km, được giới hạn từ 106058’- 107o22’kinhđộ Đông và 20o45’-20o50’vĩ độ Bắc.

Năm 1962, Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng Vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc gia với diện tích 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo. Ngày 17/12/1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket Thái Lan, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu theo tiêu chuẩn về mặt thẩm mỹ. Ngày 02/12/2000, tại Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Di sản Thế giới tại thành phố Cairns, Queensland, Úc, Hội đồng Di sản Thế giới lần nữa công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thế giới theo tiêu chuẩn về giá trị địa chất địa mạo. Vào 7h ngày 11/11/2011 (tức 2h ngày 12/11/2011 giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới.

Với những điều kiện địa lý, lịch sử trên, Quảng Ninh có lợi thế to lớn trong việc phát triển thương mại, công nghiệp và du lịch; giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đặc biệt di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long luôn là điểm đến được nhắm tới trong hành trình du lịch trên đất nước Việt Nam của khách thập phương và quốc tế.

2. Đặc đim khí hu

32

(tháng10-11 đến 3-4) và gió mùa hè ẩm (tháng 5-6 đến 9-10). Lượng mưa hang năm khoảng 1800-2000 mm. Trong vùng mùa mưa thường có cường suất tác động làm tăng xói mòn ở những lưu vực rừng bị chặt phá và các mỏ làm tăng tải lượng rửa trôi, độ đục lớn gây bồi lắng ở các sông suối và ven bờ biển, lòng vịnh.

3. Đặc đim địa cht

Vịnh Hạ Long được bao quanh bởi những hòn đảo đá vôi ngoài biển và những dãy núi đá ở trong đất liền. Thềm vịnh được bao phủ bằng một lớp trầm tích mịnh sâu khoảng 1,5-2.0 m. Bờ biển có các bãi triều, các bãi triều phần lớn được che phủ bởi rừng ngập mặn, được nhờ một phần vào hệ thống lạch và kênh thuỷ triều nhỏ. Ngoài ra còn có một số vỉa đá và các bãi biển ở bờ Bãi Cháy và phía Bắc đảo Tuần Châu được bao phủ bởi cát lục địa. Cát có vỏ sò trộn lẫn ở các bờ biển nhỏ đảo đá vôi ở phía Nam vịnh Hạ Long.. Phù sa thô được tìm thấy ở hầu hết các khu vực vịnh Bãi Cháy và từ Cái Dăm Tuần Châu-Đầu Bên danh giới vịnh Bái Tử Long.

4. Điu kin thu văn

Có 5 con sông lớn chảy vào vịnh là sông Mip, sông Trới, sông Diễn Vọng, sông Mông Dương. Sông Diễn Vọng thoát nước ra lưu vực phía Đông vịnh Bãi Cháy. Tổng khối lượng nước bề mặt được ngoại suy sử dụng mối liên hệ giữa diện tích lưu vực và lượng nước mưa thực, được tính băng cách nhân lượng nước mưa với tỷ lệ thải vào dòng chảy. Ước tính lượng nước rửa trôi bề mặt của các con sông chính là 806.000.000 m³/năm, chiếm 82% tổng lượng mưa

33

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực vịnh Hạ Long

Bảng 2.1: Biểu tăng trưởng kinh tế thành phố Hạ Long giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng 9,0% 9,9% 10,0% 10,65% 12,0%

Quy mô GDP theo

giá thực tế 16.861.034 19.720.910 24.115.537 28.616.694 34.420.125

CN&XD 88% 85% 85% 84% 78%

Dịch vụ 10,73% 12,35% 12,27% 13,63% 18,99%

Nông nghiệp 0,96% 2,46% 2,47% 2,54% 2,60%

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người Thành phố Hạ Long giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013

GDP bình quân

đầu người Triệu VND, giá thực tế 65 78 81 85

GDP bình quân

đầu người USD (tỷ giá 21000đ/USD) 3095 3718 3857 4047 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Năm 2010, GDP bình quân đầu người của Hạ Long, tính theo giá thực tế, đạt khoảng 65 triệu đồng/người/năm, quy đổi ra đôla Mỹ đạt khoảng 3.095 USD/người/năm. Là mức cao so với trung bình cả nước.

34

Bảng 2.3: Quy mô GDP và cơ cấu kinh tế Hạ Long giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: triệu đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Các nghành 16.861.034 19.720.910 24.115.537 28.616.694 34.420.125 CN&XD 14.889.633 16.798.466 20.561.795 23.988.745 26.988.745 Dịch vụ 1.809.341 2.436.400 2.958.999 3.901.483 6.535.008 Nông nghiệp 162.060 486.044 594.743 726.466 896.372 CN&XD 88% 85% 85% 84% 78% Dịch vụ 10,73% 12,35% 12,27% 13,63% 18,99% Nông nghiệp 0,96% 2,46% 2,47% 2,54% 2,60%

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Sang giai đoạn sau, các dự án du lịch lớn sẽ hoàn thành, các dự án công nghiệp, du lịch, đô thị,… cũng sẽ dần đi vào hoạt động, số lượng các dự án mới khởi công sẽ ít hơn so với giai đoạn trước, môi trường du lịch tại Hạ Long được cải thiện tốt hơn. Do đó, đóng góp vào GDP của khu vực du lịch dịch vụ trong giai đoạn sau (2016-2020) sẽ nhiều hơn so với giai đoạn đầu.

Bảng 2.4: Quy mô GDP và cơ cấu kinh tế Hạ Long giai đoạn 2016-2020 Đơn vị: triệu đồng Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Các nghành 39.515.802 41.890.016 43.524.425 47.463.520 65.022.132 CN&XD 27.460.607 28.460.607 28.961.795 30.901.571 41.004.152 Dịch vụ 11.655.331 12.943.365 13.967.887 15.835.483 23.121.608

35 Nông nghiệp 399.864 486.044 594.743 726.466 896.372 CN&XD 69% 68% 67% 65% 63% Dịch vụ 29,5% 30,9% 32,1% 33,4% 35,6% Nông nghiệp 1,0% 1,2% 1,4% 1,5% 1,4%

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Đến năm 2020, dự báo tỷ trọng công nghiệp sẽ chiếm khoảng 63%, tỷ trọng dịch vụ chiếm khoảng 35,6% trong tổng GDP của Hạ long. Cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch khá mạnh theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.

Dự báo đến 2020, GDP bình quân đầu người của Hạ Long sẽ đạt mức 120 triệu đồng/người/năm (tương đương 5.714 USD/người/năm), cao gấp 1,85 lần GDP bình quân đầu người năm 2010. Chỉ tiêu này khẳng định mức độ phát triển cũng như vị trí vai trò của Hạ Long trong bản đồ phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh cũng như so với các TP khác trong khu vực.

Bảng 2.5: GDP bình quân đầu người thành phố Hạ Long giai đoạn 2016-2020

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019 2020

GDP bình quân

đầu người Triệu VND, giá thực tế 86 89 97 105 120

GDP bình quân

đầu người 21.000đ/USD) USD (tỷ giá 4095 4238 4619 5000 5714

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Đặt trường hợp các phương án phát triển Hạ Long trong giai đoạn 2011-2020 đạt 70%, quy mô kinh tế của Hạ Long cũng như GDP đầu người của Hạ Long sẽ đạt được những mức độ phát triển như sau:

Sự phát triển của các ngành kinh tế chủ yếu của khu vực được phân tích cụ thể như sau:

1. Ngành công nghip

36

quan đang đóng vai trò quan trọng trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, trong khu vực còn có các ngành cơ khí, đóng tàu, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm. Các cơ sở công nghiệp lớn thuộc Nhà nước và đến tận bây giờ vẫn được bao cấp, không phải cạnh tranh trong nước và quốc tế. Việc thiếu cạnh tranh này đã dẫn đến tình trạng đầu tư không đáng kể và đầu tư thêm vào việc cải tiến nhà máy, thậm chí thiếu cả kinh phí định kỳ cho việc vận hành và bảo dưỡng cơ bản. Do đó một số cơ sở công nghiệp trong khu vực đang hoặc sẽ phải đương đầu với khó khăn khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khó khăn trong việc dành ra các nguồn tài chính cần thiết để giải quyết vấn đề môi trường, ngăn chặn ô nhiễm.

Than là nguồn khoang sản quan trong nhất. Ở Quảng Ninh trữ lượng than tìm thấy rải rác ở khu vực có bề rộng 10 km và kéo dài theo hướng Tây Đông khoảng 150 km. Các loại than ở Quảng Ninh bao gồm than anthraxit, bitumin và các loại khác. Ở Cẩm Phả có 6 mỏ lớn trong đố có 3 mỏ hầm lò (Thống Nhất, Mông Dương và Khe Chàm) và 3 mỏ lộ thiên (Đèo Nai, Cọc 6, Cao Sơn).

Ở thành phố Hạ Long, các mỏ than lộ thiên lớn nằm ở Hà Tu và Núi Béo, hai mỏ hầm lò nằm ở Ha Lầm và Tân Lập.

Than và hoạt động của các mỏ than đang là một ngành công nghiệp quan trọng của cả nước, cung cấp nguồn năng lượng để thúc đẩy công nhiệp hoá và đô thị hoá trong khu vực Vịnh, song việc khai thác, sàng tuyển, vận chuyển than gây nên những vấn đề nghiêm trọng cho môi trường. Các nguồn than ở Quảng Ninh đã được khai thác trước thời Pháp thuộc và tổng sản lượng trước đây ưóc tính 200 triệu tấn. Sản xuất than hiện nay của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam khoảng 25 triệu tấn/năm, trong đó khoảng 10 triệu tấn sản xuất ở thành phố Hạ Long. Doanh thu hàng năm ước tính 6 nghìn tỷ đồng và đóng góp 60% tổng GDP của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều mỏ sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, năng suất thấp. Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường rất hạn chế. Năm 2005-2013 ngành đã thành lập quỹ môi trường (2% giá thành) nhưng vấn đề môi trường vùng than vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc như bụi, nước thải, bồi lấp…

37

xây dựng chiếm ưu thế. Trong số những vật liệu này, đấ vôi đóng vai trò quan trọng nhất về mặt kinh tế trong khu vực vịnh. Hầu hết lượng đá vôi này được tiêu thụ trong khu vực, chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Ngành du lch

Du lịch là một lĩnh vực tăng trưởng quan trọng của khu vực vịnh. Du lịch có tiềm năng cung cấp sự đa dạng và cân bằng đối với cơ cấu công nghiệp của khu vực. Lượng khách đã tăng đều tư 2005-2012 đặc biệt là khách quốc tế tăng lên đáng kể. Du khách trong nước bị thu hút bởi các lễ hội truyền thống và những ngôi chùa nổi tiếng cũng như vịnh Hạ Long. Trong vòng vài năm qua, các hoạt động du lịch đang có những biến đổi khá rõ rệt, điều này được phản ánh không chỉ ở số lượng du khách mà còn ở sdự phát triển cơ sở hạ tầng, số lượng các doanh nghiệp du lịch, thu nhập và loại hình hoạt động du lịch.

Các phương tiện vận tải dành cho khách du lịch tập trung ở Bãi Cháy. Số lượng tàu du thuyền cũng tăng lên nhanh chóng từ 195 chiếc năm 2009 cho đến nay đã có 491 chiếc với công suất 30 khách/tàu trở lên. Một ngày có khoảng 5000-7000 khách du lịch bằng tàu trên vịnh Hạ Long. Ngoài ra con có 200 xe khách du lịch trong tỉnh được đưa vào phục vụ.

3. Ngành nông - lâm - ngư

a. Nông nghip: Tổng số đất nông nghiệp của tỉnh là 55603 ha, tuy nhiên sản xuất

nông nghiệp lại không đóng vai trò quan trọng.

b. Ngư nghip: Theo điều tra khảo sát Sở Thuỷ Sản Quảng Ninh, tổng sản lượng cá ở khu vực là khoảng 4000-5000 tấn/ năm.Các chủng loại chính của khu vực là cá sông, cá mú, cá vược, cá tráp, tôm he, tôn sú, xa bờ là cá ngừ và cá thu. Ngoài ra con có các loài nhiễm sắc thể và giáp xác hai mảnh vỏ rất phong phú, đa dạng, chất lượng cao.

c. Lâm nghip: Tình trạng phá rừng để khai thác than đã giảm. Theo thống kê tỉnh Quảng Ninh, năm 2009 có khoảng 568.000 ha đất rừng, năm 2013 tăng lên 690.000 ha sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo do làm tốt công tác hoàn nguyên môi trường trong khai thác khoáng sản. Trong khu vực cón tương đối ít rừng ngập mặn ven biển phần lớn là rừng tái sinh.

38

2.1.3. Khái quát về hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng

1. H thng các cng và cng bin

- Cảng dầu B12: nằm ở vị trí cửa vào của vịnh Bãi Cháy dưới sự quản lý của công ty xăng dầu B12. Những năm gần đây đã đưa cầu 40.000 DWT vào sử dụng tạo điều kiện tiếp nhận tàu có trọng tải 40.000 tấn, phần lớn trong số đó là tàu Trung Quốc, Malaysia, và Panama.

- Có 5 phao ngoài khơi để các loại tàu chở dầu tới 300.000 DWT neo đậu và dỡ hàng. Dầu được bơm vào bằng đường ống từ những phao này và được lưu trữ trong kho chứa.

- Cảng Cái Lân: Cảng Cái Lân nằm ở vịnh Bãi Cháy, cách Hải Phòng 100km. Cảng được nối với biển khơi bằng tuyến luồng từ vịnh Bãi Cháy qua vịnh Hạ Long vào vịnh Bắc Bộ. Cảng 3 bến (5, 6, 7) được đưa vào sử dụng từ 2004, trong đó bến số 5 cho phép tiếp nhận tàu có trọng tải đến 40.000 tấn.

- Cảng than Cửa Ông: Cảng Cửa Ông thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã xây nối dài bến số 2, nạo vét luồng để đón tàu có trọng tải đến 70.000 tấn vào nhận than.

- Vùng neo đậu tàu tại Hòn Nét của Vinacomin đã đưa vào sử dụng 2 phao thép có đường kính 5m neo xuống 2 rùa bê tông nặng 230 tấn/rùa, cho phép tàu có trọng tải 70.000 tấn vào neo đậu, chuyển tải hàng hoá và 2 phao thép có đường kính 4m cho sà lan neo đậu. Lượng hàng xếp dỡ được ước tính vào khoảng 1.000.000 tấn/năm.

Các cầu cảng của 2 Nhà máy Xi măng Thăng Long và Xi măng Cẩm Phả có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải đến 15.000 tấn. Nhìn chung, các cảng đã được đầu tư trang bị kỹ thuật, hệ thống luồng tàu được mở rộng, đủ hệ thống phao tiêu, biển báo, công tác quản lý vận hành được tăng cường, nên đã thu hút nhiều chủng loại tàu vào cảng, đặc biệt là các tàu có trọng tải lớn. Nhờ đó, sản lượng tàu, hàng hoá thông qua khu vực cảng biển Quảng Ninh liên tục tăng trong những năm gần đây: Năm 2010 có 12.826.494 tấn hàng hoá; 2012 có 8.239 lượt tàu với 22.717.038 tấn hàng hoá; năm 2013 có 9.489 lượt tàu với 30,2 triệu tấn hàng hoá.

39

- Cảng tầu du lịch Bãi Cháy được mở rộng, quy hoạch được một số bến đỗ tàu du lịch, tàu cao tốc tại khu vực Băi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu. như bến thuyền của công viên Hoàng Gia hiện nay đã có 1 bến của Sài gòn Tour, Bến Cái Dăm đã được cải tạo.

2. Đường giao thông

Hạ Long nằm chính giữa quốc lộ 18 nối từ Bắc Ninh tới cửa khẩu Móng Cái đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại tăng rất nhanh. Từ Hạ Long theo quốc lộ 10 có thể đến Uông Bí và qua Hải Phòng, Nam Định tới đường quốc lộ 1A xuyên Việt tại Ninh Bình cũng sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc theo chương trình "Hai hành lang, một vành đai kinh tế". Trong tương lai sẽ xây dựng các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hải Phòng - Hạ Long, Móng Cái - Hạ Long. Khối lượng hàng hóa luân chuyển năm 2013 đạt 1.200 triệu tấn, tăng 1,7 lần so với năm 2009, tốc độ tăng bình quân 5 năm 11,2%; khối lượng hành khách vận chuyển ước đạt 6,5 triệt lượt, tăng 1,73 lần so với năm 2009 , tốc độ tăng bình quân 5 năm 11,6%.

3. Tình hình cp nước

Nguồn nước ở khu vực nghiên cứu bao gồm cả nước mặt và nước ngầm. Có thể tìm thấy nước ngầm ở tầng ngậm nước trên khu vực bờ biển và có 2 nguồn nước mặt có thể dùng để cấp nước công cộng là các sông chính như: sông Diều Vọng và sông Đông Ho. Công ty cấp nước Quảng Ninh chịu trách nhiệm vận hành xử lý và phân phối nước. Các cơ sở cấp nước chính bao gồm nhà máy khai thác và xử lý nước Diều Vọng (phân phối nước cho cả Hạ Long và Cẩm Phả) và nhà máy khai thác và xử lý Đồng Ho (phân phối nước cho khu vực Bãi Cháy). Ước tính công suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường nhằm phát triển bền vững tiềm năng du lịch Vịnh Hạ Long (Trang 43)