Hoàn thiện quy trình kiểm soát và thanh toán các khoản chi NSNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 120)

Hiện nay hệ thống KBNN đang áp dụng quy trình một cửa trong kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN theo Quyết định số 1116/QĐ-KBNN. Việc thực áp dụng quy trình này bước đàu đã đem lại một số hiệu quả và mục đích. Tuy nhiên khi áp dụng vẫn còn một số bất cập vì vậy trong thời gian tới KBNN cần nghiên cứu và hoàn thiện xây dựng quy trình giao dịch sao cho đáp ứng được các yêu cầu của Chính phủ và Bộ Tài chính.

- Đẩy mạnh giao dịch điện tử

Hoàn thiện cơ chế và hành lang pháp lý cho văn bản hành chính điện tử, tăng cường và thúc đẩy sử dụng thanh toán điện tử giữa KBNN với các kênh thanh toán khác trong nền kinh tế. Từng bước xây dựng quy trình giao dịch, điều hành trên nền ứng dụng NCTT trong cơ quan nhà nước. Những quy định này sẽ tạo nền tảng và hiệu lực pháp lý cho các văn bản hành chính, hồ sơ văn bản điện tử, tài liệu gửi qua hộp thư điện tử... để phục vụ cho hoạt động kiểm soát chi điện tử, cũng như các giao dịch điện tử trực tiếp từ ĐVQHNS , chủ đầu tư vào hệ thống Tabmis.

- Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của KBNN

Để thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát chi thì vị thế, nhiệm vụ, vai trò của KBNN cần phải được hoàn thiện và nâng cao. Tổ chức thực hiện quản lý Nhà cung cấp cho lĩnh vực công. Giao cho đươn vị chuyên môn là Vụ kiểm soát chi NSNN phát triển quy trình quản lý, kiểm soát cam kết và kiểm soát chi, phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu hoàn thiện các quy trình kiểm soát này với cơ chế một cửa và cải cách hành chính của KBNN.

- Nâng cao năng lực và chất lượng cán bộ ngành Kho bạc

Xây dựng chế độ lương, thưởng phù hợp để thu hút nguồn cán bộ trẻ, có trình độ và năng lực. Thường xuyên mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn , các lớp huấn luyện cập nhật kiến thức mới để nâng cao chất lượng cán bộ. Chú trọng đào tạo đối với những cán bộ trực tiếp thực tham gia hiện các quy trình quản lý, kiếm soát.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tài chính công là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng. Điều này nhằm góp phần làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai minh bạch và dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng.

Với đề tài:”Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tạo Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước –thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp” đã giải quyết cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, được thể hiện trên các nội dung sau:

Từ những vấn đề lý luận về chi NSNN, các nội dung cơ bản về kiểm soát chi NSNN qua KBNN, các quy trình kiểm soát chi đối với chi thường xuyên và chi đầu tư. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng công tác KSC tại SGD KBNN, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC trong đó có một số giải pháp như góp phần hoàn thiện quy trình kiểm soát chi qua SGD, tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, hoàn thiện nội dung kiểm soát chi và nâng cao trình độ năng lực của cán bộ ngành Kho bạc. Đề xuất một số kiến nghị đối với Bộ tài chính và Kho bạc nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát cũng như việc đào tạo cán bộ có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt hơn.

Kiểm soát chi NSNN là một vấn đề rộng và phức tạp, có liên quan đến nhiều cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, là một vấn đề phức tạp và liên quan đến nhiều ngành nên những kiến nghị, đề xuất trong đề tài chỉ là những ý kiến ban đầu, là một số đóng góp nhỏ trong tổng thể các biện pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi qua KBNN. Do thời gian nghiên cứu thực tiễn có hạn, kinh nghiệm còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy, các Cô và đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2007), thông tư số 84/2007/tt-btc ngày 17/7/2007 sửa đổi một số điểm của thông tư số 18/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ KSC đối với các cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. 2. Bộ Tài chính, Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 về việc hướng

dẫn quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN

3. Bộ Tài chính (2009), Quyết định số 08/2009/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN trực thuộc Bộ Tài chính.

4. Bộ tài chinh (2010) thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/2010 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Bộ tài chính, thông tư số 86/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ tài chính quy định về quản lý,thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc ngân sách nhà nước

6. Bộ Tài chính, Quyết định 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 về việc quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN

7. Bộ Tài chính (2012) thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN

8. Bộ Tài chính (2013) thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc

9. Bộ Tài chính (2013) số 6684/BTC-NSNN về việc tiết kiệm thêm dự toán chi thường xuyên của 7 tháng cuối năm 2013

10. Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, 2011,2012 của Sở Giao dịch KBNN 11. Báo cáo thu chi NSNN năm 2010, 2011,2012

12. Lê Văn Hưng; Lê Hùng Sơn (2013), Giáo trình Ngân sách nhà nước, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội.

13. Lê Văn Hưng; Lê Hùng Sơn; Nguyễn Văn Quang (2013), Giáo trình nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội. 14. Lê Tuấn Hùng (2010), Những bất cập từ các văn bản quy định kiểm soát chi

thường xuyên trong hệ thống KBNN, tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 98 tháng 8 năm 2010

15. Ngô Phùng Hưng (2009) , Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại KBNN từ liêm”trường Đại học Kinh tế Quốc dân 16. Trần Thị Thu Hương (2013),Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng:” Kiểm

soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

17. Nguyễn Thị Hiền (2011), Luận văn thạc sỹ kinh tế:” Hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN Hà Nội

18. KBNN (2009, quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24/11/2009 về việc ban hành quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.

19. KBNN (2009), công văn số 388/KBNN-KTNN ngày 1/3/2013 về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc(Tabmis).

20. KBNN (2012),quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 về việc quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN.

21. KBNN, quyết định 161/QĐ-KBNN ngày 19/02/2013 về việc ban hành một số quy trình nghiệp vụ kế toán nhà nước trong điều kiện áp dụng tabmis. 22. Hoàng Tú Linh (2012), Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý:”Hoàn thiện

công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua KBNN

23. Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội năm2011

24. Nguyễn Văn Quang & Hà Xuân Hoài (2010), Tích hợp quy trình kiểm soát cam kết chi và kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp với lộ trình triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, đề tài nghiên cứu khoa học KBNN

25. Lê Hùng Sơn (2011) Giải pháp nào nhằm hạn chế nợ đọng ở khu vực công? Tạp chí ngân quỹ Quốc gia số 108 tháng 6 năm2011

26. Lê Hùng Sơn – Bùi Đỗ Văn(2012), Tăng cường kiểm soát chi tiêu công để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tạp chí Ngân quỹ Quốc gia số 115,116 tháng 1+2/2012

27. Quyết Định số 184/QĐ-TTg ngày 28/1/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc giao kế hoạch vốn TPCP năm2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w