- Kiểm soát chi NSNN phải đảmbảo được kỷ luật tài chính tổng thể theo đúng quy định của Nhà nước Việc thực hiện được triển khai từ các đơn vị gio dự toán
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Một là: Cơ chế kiểm soát, cam kết chi đã được pháp quy hóa với mức độ Luật. Với mực độ pháp lý hóa rất cao, hiệu lực và trách nhiệm thi hành sẽ nghiêm túc và hiệu quả hơn rất nhiều, không những tại các cơ quan của Nhà nước mà còn đối với bên thứ ba, với thành phần chủ yếu là các Nhà cung cấp có phát sinh các giao dịch liên quan đến khu vực công. Cam kết chi với hợp đồng nhiều năm phải quản lý tổng giá trị hợp đồng,giá trị hợp đồng từng năm và dự toán ngân sách hàng năm. Tuy nhiên điều này chỉ thực hiện được khi tổng giá trị hợp đồng nhiều năm có thể phân chia một cách tương đối chính xác theo từng năm. Vì vây cần phải có cơ chế hoặc cách thức xác định giá trị hợp đồng theo từng năm thì mới có thể cam kết chi theo số kinh phí bố trí hàng năm cho hợp đồng đó. Việc quản lý nhà cung cấp trong hệ thống cần phải thực hiện nhưng trước mắt chỉ tập trung quản lý những nhà cung cấp lớn, có quan hệ thường xuyên với NSNN.
Hai là: Nhiệm vụ của kiểm soát viên tài chính-ngân sách khá rộng, bao gồm tham gia vào làm chủ việc chấp hành luật ngân sách nhà nước; góp phần vào xác định và phòng ngừa các rủi ro tài chính; góp phần vào phân tích các yếu tố cấu thành các khoản chi và chi phí thực hiện chính sách công. Nhiệm vụ giám sát, kiểm soát cam kết và chuẩn chi được phân cấp trách nhiệm rất rõ ràng giữa Kiểm soát viên và Chuẩn chi viên. Do đó hoạt động kiểm soát tài chính của Kiểm soát viên ngân sách được rút gọn hoặc được phân quyền nhiều hơn cho Chuẩn chi viên. Kiểm soát viên có thể tập trung nhiều hơn vào việc phối hợp các bên liên quan phối hợp quy trình thực thi luật Ngân sách, tham gia việc xây dựng danh mục rủi ro tài chính cũng như cảnh báo và tham gia xử lý rủi ro và nhiệm vụ phân tích hiệu quả chi cũng được đưa lên một tầm cao mới.
Như vậy, với việc chuẩn chi có vai trò lớn hơn trong quá trình kiểm soát, cam kết và chi Ngân sách, xuất phát từ một đặc điểm là hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ của Pháp là khá đầy đủ, cơ chế phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm là tương đối rõ ràng, đầy đủ. Đồng thời,việc Kho bạc phối hợp với các đơn vị chi tiêu để thống nhất các quy trình kiểm soát chi,có sử dụng hậu kiểm nhằm tăng hiệu quả và tiến độ kiểm soát chi cũng là những bài học kinh nghiệm tốt đối với Việt Nam.
Ba là: Để thực hiện hạch toán cam kết chi, Pháp thực hiện chuyển đổi cơ sở kế toán từ cơ sở kế toán không dùng tiền mặt sang cơ sở kế toán dồn tích. Đồng thời với mục tiêu kiểm soát ngân sách, hệ thống kế toán của Pháp được xây dựng với 3 phân hệ riêng biệt là kế toán ngân sách bao gồm cả hạch toán cam kết chi, hạch toán kinh phí thanh toán, kế toán tổng hợp và kế toán phân tích chi phí. Đây cũng là những kinh nghiệm hữu ích để Bộ Tài chính Việt Nam nghiên cứu, học tập trong quá trình xây dựng Tổng kế toán Nhà nước.
Bốn là: Quá trình xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi của Pháp diễn ra rất dài, có lịch sử gần trăm năm. Trong quá trình phát triển, Pháp luôn chú trọng đến việc bổ sung, sửa đổi kiện toàn cả về nội dung, quy trình và tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán cam kết chi để có được một cơ chế khá đầy đủ, hoàn thiện như hiện nay. Do vậy,quá trình xây dựng và triển khai kiểm soát cam kết, kiểm soát chi của
Việt Nam chắc chắn sẽ học tập được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá từ kinh nghiệm của Pháp.
Năm là: KSC NSNN hiện nay được thực hiện theo đầu vào tập trung vào việc KSC chi phí đầu vào của các ĐVSDNS một cách chặt chẽ theo dự toán và các chế độ tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước quy định. Ưu điểm của việc quản lý kiểm soát này là đơn giản và rõ ràng, Nhà nước dễ kiểm soát chi tiêu của ĐVSDNS. Hơn nữa sự kiểm soát của các cơ quan như: Tài chính, Kho bạc, Kiểm toán Nhà nước mới chỉ có tính chất răn đe, ngăn chặn được sự tùy tiện, tham nhũng trước khi xảy ra.
Sáu là: Trong quản lý chi, mở rộng phương thức quản lý theo đầu ra. Lấy kết quả đầu ra của các chương trình, khoản chi tiêu để đánh giá hiệu quả. Mô hình này có thể áp dụng đối với một số chương trình, khoản chi tiêu của Việt Nam trong khi chưa thể ban hành hết các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu, đặc biệt là trước mắt có thể nghiên cứu để áp dụng trong kiểm soát chi đối với kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị.
Bảy là: Việt Nam là một nước mới bắt đầu đang phát triển, từ một đất nước kinh tế xã hội lạc hậu, trình độ quản lý còn bất cập, trong khi đó nhu cầu từ các nguồn lực từ NSNN để phát triển KT-XH của đất nước là vô cùng lớn, khả năng huy động từ GDP còn thấp. Vì vậy, việc sử dụng nguồn lực công gắn với kết quả càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên đây lại là phương thức mới, để đo đếm hiệu quả chi tiêu công bằng kết quả đầu ra cần có một hệ thống khuôn khổ pháp lý tiên tiến, hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũ cán bộ quản lý tư duy và trình độ đủ để tiếp cận với phương thức mới. Nhất là trong bối cảnh nước ta hầu hết chưa tiếp cận với những phương thức tiên tiến mà nhiều năm qua vẫn áp dụng phương thức truyền thống đầu vào.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC QUA SỞ GIAO DỊCH KHO BẠC NHÀ NƯỚC