Nội dung chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 29)

TỔNG QUAN VỀ CHI NSNN VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.1.2.3Nội dung chi ngân sách nhà nước

Để thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước cần phải quản lý tốt các khoản chi NSNN. Muốn vậy cần hiểu rõ nội dung, cơ cấu các khoản chi để từ đó biết được tính hiệu quả của từng khoản chi đó. Tùy theo yêu cầu quản lý mà nội dung chi NSNN được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:

b.Căn cứ vào nội dung kinh tế và tính chất phát sinh các khoản chi được chia thành 2 nhóm:

- Chi thường xuyên: là các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của Nhà nước. Về cơ bản nó mang tính chất tiêu dùng, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất để tiêu dùng trong tương lai. Bao gồm:

+ Các khoản chi cho con người: Lương, công, tiền thưởng, BHYT, BHXH, phụ cấp.

+ Các khoản chi về hàng hóa, dịch vụ: văn phòng phẩm, sách báo, điện nước, thông tin liên lạc...

+ Chi hỗ trợ và bổ sung: trợ cấp xã hội, trợ giá...

+ Các khoản chi khác: Trả lãi tiền vay, lệ phí liên quan đến các khoản tiền vay, chi bầu cử, chi đón tiếp đoàn...

- Chi đầu tư phát triển: Là quá trình Nhà nước sử dụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, phát triển sản xuất và để dự trữ hàng hóa Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Bao gồm:

+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản;

+ Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp; + Chi hỗ trợ quỹ hỗ trợ phát triển;

+ Chi dự trữ Nhà nước: ngoại tệ, vật tư hàng hóa;

+ Chi khác của NSNN: trả nợ gốc, lãi tiền vay, chi dự phòng, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính...

c. Nếu căn cứ vào lĩnh vực hoạt động Kinh tế - xã hội gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước có các nhóm sau:

- Chi cho phát triển kinh tế: là tập hợp các khoản chi mang tính chất lũy kế để phục vụ cho sự phát triển kinh tế trong từng năm, từng thời kỳ cụ thể.

- Chi cho quản lý hành chính: là các khoản chi giành cho quản lý hành chính nhà nước, trợ cấp cho các tổ chức Đảng, đoàn thể...

- Chi cho sự nghiệp văn xã: như chi cho giáo dục- đào tạo, y tế, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, thông tấn, báo chí, phát thanh truyền hình... Các khoản chi này nhằm để duy trì, xây dựng và phát triển các tổ chức và hoạt động thuộc ngành văn hóa xã hội.

- Chi cho các đơn vị sự nghiệp kinh tế của Nhà nước.

- Chi cho An ninh- quốc phòng: là các khoản chi nhằm duy trì và tăng cường lực lượng Quốc phòng an ninh để phòng thủ và bảo vệ đất nước, bảo vệ trật tự an ninh, xã hội.

- Chi khác của NSNN: như chi phúc lợi xã hội, trả nợ vay, viện trợ...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 29)