Hoàn thiện cơ chế cấp phát, kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 115)

- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư

Việc lập dự toán NSNN sát với thực tế không những là tiền đề của chấp hành và quyết toán ngân sách mà cũng là tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá chính

3.3.3.1 Hoàn thiện cơ chế cấp phát, kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

Một là, tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đặc biệt là cấp phê duyệt chủ trương và chủ đầu tư. Nghiên cứu ban hành và thực hiện cơ chế bảo hành những sản phẩm do các đơn vị tư vấn thực hiện, trong đó cần phải gắn chặt chất lượng sản phẩm tư vấn với chất lượng công trình đầu tư. Ngoài ra, cũng cần ban hành và thực hiện cơ chế giữ lại một tỷ lệ vốn nhất định trong tổng mức vốn đầu tư đã được phê duyệt, sau khi phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành chính thức mới thực hiện cấp hết nhằm thúc đẩy việc lập, duyệt quyết toán vốn đầu tư của các chủ dự án.

Hai là, đơn giản hóa những hồ sơ, thủ tục thanh toán nhằm rút ngắn thời gian giải ngân vốn đầu tư. Tức là, loại bỏ bớt những hồ sơ, tài liệu ra khỏi hồ sơ thanh toán khi chủ đầu tư gửi đến KBNN mà vẫn đảm bảo những nguyên tắc quản lý và thanh toán đúng chế độ. Ví dụ như: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là thuộc trách nhiệm của nhà thầu đối với chủ đầu tư trong việc thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Vì vậy, về phía cơ quan thanh toán – KBNN, khi dự án có khối lượng hoàn thành, được bên A, bên B nghiệm thu và bên A đề nghị thanh toán, thì KBNN có đủ cơ sở để thanh toán cho khối lượng đó.

Ngoài việc loại bỏ bớt những văn bản trên, về phía KBNN cũng cần nghiên cứu để giảm bớt những chỉ tiêu hoặc chữ ký trên chứng từ thanh toán. Chẳng hạn, đối với giấy rút hạn mức vốn đầu tư hiện nay có khá nhiều người cùng thực hiện kiểm soát. Cụ thể, có 7 người cùng ký trên giấy rút vốn đầu tư. Trong đó, KBNN có 5 người cùng ký (gồm cán bộ kiểm soát, phụ trách, cán bộ kế toán, kế toán trưởng, lãnh đạo KBNN); Về phía chủ đầu tư có 2 người ký (gồm kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị). Tuy nhiên, về phía KBNN, khi cán bộ thanh toán và phụ trách thanh toán đã kiểm soát và ký tên trên giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, nên không cần thiết phải ký trên giấy rút vốn đầu tư. Như vậy, có thể giảm bớt được 2 người ký, đó là cán bộ thanh toán và phụ trách thanh toán vốn đầu tư trên giấy rút vốn đầu tư.

Ba là, tăng cường vai trò chủ động của KBNN trong việc điều hành nguồn vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư rất đa dạng, nó bao gồm nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung, nguồn vốn chương trình mục tiêu,… Ngay trong

một năm ngân sách cũng có nhiều loại vốn thuộc các kế hoạch khác nhau như vốn thuộc kế hoạch năm trước kéo dài, vốn thuộc kế hoạch năm nay, vốn ứng trước, vốn ứng năm nay,… Trong khi đó, theo quy định thì việc thanh toán phải tuân theo các nguồn vốn, tức là, có vốn mới được thanh toán. Cụ thể, nếu một nguồn vốn không còn số dư, mà dự án lại có khối lượng hoàn thành thì cũng không được thanh toán, kể cả khi các nguồn vốn khác vẫn còn số dư. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho KBNN trong quá trình thanh toán. Vì vậy, để chủ động trong khâu thanh toán, nên chăng cho phép KBNN được sử dụng một cách linh hoạt giữa các nguồn vốn nhận được để thanh toán cho dự án (bao gồm hạn mức các nguồn vốn). Khi Bộ tài chính chuyển vốn sang, KBNN TW tiếp nhận và chuyển về cho các KBNN tỉnh theo tổng số (trên cơ sở kế hoạch các nguồn vốn của các dự án Trung ương trên địa bàn), mà không chia ra theo từng nguồn vốn. Tuy nhiên, khi rút vốn để thanh toán và khi quyết toán dự án hoàn thành phải được hạch toán theo từng nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w