- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư
Việc lập dự toán NSNN sát với thực tế không những là tiền đề của chấp hành và quyết toán ngân sách mà cũng là tiêu chuẩn, thước đo để đánh giá chính
3.3.2.2 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi qua Sở Giao dịch
Tiếp tục xây dựng, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các văn bản chế độ về kiểm soát chi NSNN. Ban hành những quy định cụ thể về quy trình, thủ tục chi NS theo dự toán được duyệt đối với kinh phí ủy quyền, chi cho các chương trình khoa học trọng điểm của Nhà nước, chi NS xã, phường…nhằm vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng NS vừa đảm bảo quản lý NS chặt chẽ, hiệu quả.
Bổ sung sửa đổi cơ chế kiểm soát chi NSNN hiện hành, xây dựng một cơ chế kiểm soát chi thống nhất, rà soát lại cơ chế kiểm soát chi NSNN hiện tại, đặc biệt là cơ chế kiểm soát thanh toán đối với các loại vốn sự nghiệp kinh tế có nội dung tính chất giống nhau nhưng vận hành theo cơ chế khác nhau, từ đó thống nhất phương thức, nội dung kiểm soát chi NSNN qua KBNN đảm bảo tính chặt chẽ và đồng bộ của việc kiểm soát thanh toán các khoản chi từ NSNN.
trung vào 4 nội dung: Kiểm tra đối chiếu với dự toán, đảm bảo các khoản chi đó đều có trong dự toán được giao; Kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ đảm bảo đầy đủ theo quy định đối với từng khoản chi; Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo đúng định mức tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu NSNN; Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ chi
Như vậy để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát chi của KBNN, một số vấn đề cần hoàn thiện cụ thể là:
Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ NS, chế độ tiêu chuẩn định mức chi tiêu NSNN, đây là vấn đề mấu chốt quyết định đến chất lượng của công tác lập dự toán cũng như công tác kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn của KBNN
Thứ hai: Nghiên cứu hoàn thiện việc kiểm soát hồ sơ chứng từ hoặc chuẩn hóa một số tài liệu, chứng từ để tạo điều kiện kiểm soát chứng từ gốc. Xây dựng và bổ sung cơ chế kiểm soát chi đối với các đơn vị thực hiện khoán chi hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và cấp phát kinh phí dự toán được duyệt.
Thứ ba, cần phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc quản lý điều hành và sử dụng NSNN. Theo quy định của Luật NSNN, cơ quan tài chính có trách nhiệm xây dựng dự toán, giám sát, kiểm tra việc chấp hành dự toán NSNN của các đơn vị thụ hưởng, chủ động bố trí nguồn đáp ứng các nhu cầu chi của NS, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị thụ hưởng kịp thời, chính xác. KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát và thực hiện thanh toán kịp thời cho đơn vị, đảm bảo khoản đó có trong dự toán, đúng chế độ quy định, đơn vị thử hưởng thực hiện chi tiêu NSNN theo đúng dự toán được phân bổ, đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả.
Cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, cũng cần có sự phối hợp kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị thụ hưởng NS, cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính,KBNN, trong quá trình quản lý và điều hành NSNN. Cụ thể, hàng ngày KBNN phải tổng hợp tình hình thu, chi và tồn quỹ NSNN, tình hình chi tiêu (số đã chi, số còn phải chi) của các đơn vị, khả năng tạm ứng tồn ngân quỹ KBNN,…gửi cơ quan tài chính để làm
căn cứ điều hành NSNN. Tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong việc chi tiêu gắn liền với tăng cường kiểm tra, kiểm soát của KBNN, thanh tra tài chính, kiểm toán NN…