- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư
nướcqua Sở Giao dịch
3.2.1 Phương hướng hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nướcqua Sở Giao dịch qua Sở Giao dịch
- Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống Tabmis, cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng thống nhất duy trì và tập trung đầu mối, từng bước xây dựng và áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử, thực hiện trao đổi thông tin với các ĐVQHNS và xây dựng, quản lý danh mục đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ phù hợp với hệ thống Tabmis nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.
- Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN cả chi đầu tư và chi thường xuyên theo hướng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của cơ quan tài chính,cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng NSNN.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác KSC,đảm bảo đơn giản rõ ràng minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát...Thực hiện kiểm soát chi NSNN theo chế độ một cửa. Duy trì tốt công tác thanh toán điện tử,thanh toán song phương, thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước. Đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài của nhà nước, đẩy nhanh tiến độ thanh toán nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
- Xử lý nhanh những vướng mắc trong quá trình kiểm soát, thanh toán,báo cáo kịp thời với lãnh đạo kho bạc về những phát sinh vượt quá thẩm quyền của SGD.
3.2.2 Mục tiêu hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua SởGiao dịch Giao dịch
Với mục tiêu tổng quát là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai,minh bạch được kiểm soát chặt chẽ, hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách từ
khâu lập kế hoạch,thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách và tăng cường trách nhiệm ngân sách của Bộ tài chính,nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công, hạn chế tiêu cực trong quản lý sử dụng ngân sách,đảm bảo an niinh tài chính trong quá trình phát triển và hộ nhập quốc gia. Việc xây dựng và hoàn thiện quy trình KSC NSNN qua SGD KBNN cần đảm bảo các mục tiêu sau:
Một là: Phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội,góp phần phát triển kinh tế, nang cao đời sống nhân dân,đảm bảo an ninh quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại đồng thời phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng luật NSNN. Đảm bảo tất cả các khoản chi của NSNN đều được kiểm tra kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát.
Hai là: Bảo đảm sử dụng tiết kiệm có hiệu quả,đúng mục đích NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực,chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, sách nhiễu, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.
Ba là: Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giũa các cơ quan đơn vị trong việc tham gia quản lý, kiểm soát chi NSNN. Đặc biệt là phải phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của chuẩn chi, KBNN, cơ quan tài chính và cơ quan kiểm toán nhà nước trong việc quản lý, kiểm soát chi NSNN.
Bốn là: Quy trình,thủ tục kiểm soát chi NSNN đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát,người được kiểm soát và người thụ hưởng.
Năm là: Áp dụng các phương tiện thông tin hiện đại, các điều kiện sẵn có về hạn tầng truyền thông và công nghệ thông tin để thực hiện công khai hóa thủ tục KSC NSNN qua KBNN.
3.3 Những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách nhànước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước
3.3.1.1 Xây dựng phần mềm tin học quản lý giao nhận hồ sơ kiểm soát chingân sách nhà nước qua Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước ngân sách nhà nước qua Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước
Trong năm 2012 SGD đã thực hiện quy chương trình quản lý hồ sơ giao nhận trên máy tính, phần mềm này cơ bản đã đáp ứng được việc giao nhận hồ sơ giữa khách hàng và cán bộ nhận hồ sơ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thử nghiệm đề tài này cũng có những ưu điểm như phầm mềm đã bảo đảm theo dõi được các thông tin về khách hàng(mã ĐVSDNS, tên đơn vị, địa chỉ, số điện thoại), số bộ chứng từ, ngày giải quyết, lưu hết được các bước xử lý hồ sơ qua các bộ phận để có thể xác định được trách nhiệm của từng bộ phận, cán bộ giải quyết công việc, chương trình này đã cho phép kết xuất các báo cáo để quản lý việc theo dõi quá trình giao nhận hồ sơ, chứng từ KSC, các hồ sơ, chứng từ bổ sung sai sót, thời gian kiểm soát thanh toán đúng hạn hay quá hạn. Bên cạnh những ưu điểm như trên thì chương trình này cũng có những mặt hạn chế như việc giao nhận hồ sơ khi nhập hết các thông tin vào máy thì người nhận in giấy giao nhận ra làm 02 bản, tuy nhiên khi in giấy giao nhận này hàng ngày cán bộ phải in rất nhiều do chứng từ phát sinh hàng ngày của SGD là rất lớn. Vì vậy việc lưu trữ chứng từ giao nhận cũng nhiều phức tạp.
3.3.1.2 Đẩy mạnh giao dịch điện tử
Để thúc đẩy giao dịch điện tử trong nền kinh tế, giữa các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN với các thành phần kinh tế, Chính phủ, Bộ Tài chính, cũng như các đơn vị liên quan cần phối hợp hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh thanh toán điện tử và thương mại điện tử trong nền kinh tế. Việc giao dịch điện tử cần chú ý một số vấn đề như hoàn thiện cơ chế và hành lang pháp lý cho văn bản hành chính điện tử, chứng thực điện tử; tăng cường và thúc đẩy sử dụng thanh toán điện tử giữa KBNN với các kênh thanh toán khác trong nền kinh tế. KBNN với vai trò là tổng kế toán Nhà nước, trong đó thực hiện vai trò như một trung tâm thanh toán với một bên là chủ đầu tư, ĐVSDNS, một bên là nhà cung cấp cũng như các đối tượng liên quan. Sở Giao dịch với nhiệm vụ được giao rất nhiều như kiểm soát chi NSNN đối với các khoản chi thường xuyên, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, vốn sự
nghiệp có tính chất đầu tư thuộc NSNN và các nguồn vốn khác..., chính vì vậy SGD đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong các hệ thống thanh toán. Do vậy việc triển khai đồng bộ các đề án, dự án quan trọng như thanh toán thống nhất trong nội bộ hệ thống, tập trung các kênh thanh toán với các tổ chức tài chính tín dụng bên ngoài và tham gia thanh toán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng là rất cần thiết.
3.3.1.3 Nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất cán bộ Kho bạc Nhà nước
Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố quan trọng nhất nhằm tìm kiếm, sử dụng và phát huy cao năng lực, phẩm chất có trong mỗi cán bộ. Về yếu tố con người, cần coi trọng những vấn đề sau:
- Tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là những người trực tiếp làm công tác kiểm soát chi NSNN. Những cán bộ được phân công làm công tác này phải là người có năng lực chuyên môn cần thiết, được đào tạo và bồi dưỡng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước. Đồng thời, nhưng cán bộ này cũng phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Hiểu được giá trị, ý nghĩa từng đồng tiền của Kho bạc khi xuất quỹ. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, thì KBNN cần phải ra soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyện môn, năng lực quản lý,… Từ đó, có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Đồng thời, kiên quyết loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất hoặc không đủ năng lực, trình độ.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ dưới nhiều hình thức như đào tạo tập trung, đào tạo tại chức, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, tổng kết và đánh giá kinh nghiệm kiểm soát chi NSNN hàng năm,… để bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ; các đường lối, chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Song song với việc trang bị kiến thức chuyên môn, thì cũng cần trang bị cho cán bộ KBNN các kiến thức về pháp luật, kinh tế,…
- Có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh. Thực hiện chế độ khen thưởng hợp lý, một mặt nó tạo ra các điều kiện vật chất thuận lợi, giúp cán bộ KBNN yên tấm công tác. Mặt khác, phát huy cao hơn nữa vai trò và năng lực của từng cá nhân. Bên cạnh đó, cũng cần xử phạt một cách nghiêm minh đối với những cán bộ cố tình làm trái chính sách chế độ, sai quy trình nghiệp vụ gây thất thoát vốn KBN.
3.3.2 Công tác chi thường xuyên
3.3.2.1 Kiểm soát khâu lập dự toán