- Tài liệu bổ sung hàng năm bao gồm kế hoạch vốn đầu tư hàng năm do KBNN thông báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý) Kế hoạch vốn đầu tư
2.4.2.2 Đối với công tác chi đầu tư xây dựng cơ bản
Những hạn chế trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB như sau:
Thứ nhất: Vốn giải ngân đầu tư chậm vì công tác chuẩn bị của các chủ đầu tư còn nhiều hạn chế. Một số dự án tuy đã được ghi kế hoạch đầu tư nhưng chủ đầu tư chưa chuẩn bị thủ tục cần thiết hoặc chưa tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu... Đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay do chính sách đền bù chưa được đồng bộ, đơn giá đền bù đôi khi chưa phù hợp với mặt bằng giá trị thực tế, quỹ nhà đất phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng nhiều khi
chưa được chuẩn bị đầy đủ,kịp thời... nên công tác đền bù diễn ra rất chậm.Từ đó làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án.
Thứ hai: cơ cấu tổ chức, phân cấp kiểm soát chi đầu tư XDCB chưa hợp lý: Lực lượng cán bộ làm công tác thanh toán vốn đầu tư còn thiếu cả về số lượng cũng như chất lượng, đặc biệt là các cán bộ có đủ trình độ về việc áp dụng định mức, đơn gía. Bên cạnh đó các cán bộ ở phòng thanh toán vốn đầu tư ngoài kiểm soát các khoản chi vẫn còn kiêm thêm các công việc khác như văn thư, hành chính. Trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB thì việc kiểm soát thanh toán cho một hồ sơ với giá trị vài tỷ đồng cũng giống như với việc kiểm soát thanh toán cho một hồ sơ giá vài triệu đồng. Lượng vốn ngân sách ít nhưng số lượng dự án nhiều nên thời gian để cán bộ kiểm soát chi đầu tư XDCB đảm bảo đúng quy định rất khó, nhất là vào thời điểm cuối quý, cuối năm do đó không thể có thời gian để cán bộ học tập, nghiên cứu văn bản, chế độ, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, dẫn đến chất lượng công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB thấp.
Thứ ba: Các căn cứ để KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát vốn đầu tư vẫn còn chưa được ban hành đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những định mức đơn giá cho công tác quy hoạch ngành, chuẩn bị đầu tư...nên đã gây ra nhiều khó khăn cho KBNN trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn. Việc ban hành hướng dẫn của Bộ Tài chính, KBNN về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB chậm chưa theo kịp văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính. Nghị định 112/2009/NĐ-CP được ban hành ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có hiệu lực thi hành từ 1/2/2010; Nghị định số 48/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng được ban hành ngày 7/5/2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 trong đó các điều khoản về quản lý chi phí, tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành trong hoạt động xây dựng có thay đổi so với các văn bản trước đó nhưng đến ngày 17/6/2011 Bộ Tài chính mới có Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 thay thế các Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 3/4/2007, số 130/2007/TT-BTC ngày 2/11/2007, số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009, số 209/2009/TT-BTC ngày 5/11/2009 hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính
chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN. Và đến 20/8/2012 KBNN mới có quyết định 282 về việc quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Việc ban hành chậm các văn bản của Bộ Tài chính và KBNN tạo ra sự lúng túng và việc thực hiện không thống nhất trong hệ thống KBNN.
Thứ tư: Việc tin học hóa trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư: Dù hiện nay công tác này các ứng dụng để thực kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên máy tính phần nào đã đem lại hiệu quả nhưng việc triển khai áp dụng còn chậm, việc xử lý số liệu, kết xuất số liệu báo cáo còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Do đó có chương trình ứng dụng nhưng vẫn phải theo dõi chi tiết dự án bằng phương pháp thủ công. Hiện nay SGD thực hiện theo dõi các khoản chi đầu tư XDCB trên chương trình đầu tư len nhưng do chương trình này đã cũ, cũng đã nhiều lần nâng cấp nhưng vẫn chưa ổn định, vì vậy nhiều người cùng vào một chương trình nên vào những lúc cao điểm như cuối năm đã xảy ra tình trạng phải chờ đợi nhau vào máy.
Thứ năm: Quy trình kiểm soát còn tách bạch, chưa tích hợp với quy trình cam kết chi. Dưới sự đòi hỏi cấp bách của quá trình đổi mới và cải cách, nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN thì việc tích hợp các văn bản hướng dẫn về kiểm soát thanh toán vốn đầu tư với quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB, tích hợp quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư với quy trình kiểm soát cam kết chi đầu tư XDCB thành một quy trình thống nhất trong hệ thống KBNN là việc thực sự cần thiết nó góp phần hoàn thiện các điều kiện kiểm soát tại từng khâu kiểm soát cam kết và kiểm soát thanh toán theo hướng công khai, minh bạch và áp dụng các điều kiện thuận lợi của công nghệ thông tin nhằm hướng tới một quy trình kiểm soát chi đầu tư XDCB hiện đại, chặt chẽ, an toàn và hiệu quả.
Thứ sáu: Việc triển khai kiểm tra kiểm soát sau và việc áp dụng đơn giá trúng thầu (đối với gói thầu đấu thầu) hoặc đơn giá dự toán được duyệt(đối với gói thầu chỉ định thầu) các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án chưa được thường xuyên vì vậy chưa chấn chỉnh được kịp thời các sai sót trong việc thực hiện các chính sách chế độ
dẫn đến việc điều chỉnh chính sách chế độ còn chậm, vẫn có nhiều trường hợp sai sót, lãng phí trong việc sử dụng NSNN và việc thực hiện sử dụng đúng mục đích ngân sách nhà nước chưa được tiết kiệm và hiệu quả.
Thứ bảy: Số tiết kiệm chi cho NSNN thông qua việc kiểm soát chi từ chối thanh toán có xu hướng giảm do điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của KBNN và tăng cường quyền hạn cho chủ đầu tư.