Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 50)

- Kiểm soát chi NSNN phải đảmbảo được kỷ luật tài chính tổng thể theo đúng quy định của Nhà nước Việc thực hiện được triển khai từ các đơn vị gio dự toán

2.2Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY

2.2Tình hình thu chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước

Trong những năm qua nền kinh tế xã hội Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ. Đó là do sự chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bên cạnh đó nước ta ra nhập khối ASEAN, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và ngoài khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dưới nhiều hình thức như khu công nghiệp, khu chế xuất... do đó về khối lượng chi ngân sách nhà nước trong những năm gần đây có chiều hướng tăng vì vậy để các khoản chi này đạt hiệu quả cao thì một phần trách nhiệm thuộc về KBNN, Sở Giao dịch với chức năng nhiệm vụ của mình đó là điều hành, chỉ đạo chi tiêu của các đơn vị theo đúng kế hoạch, đúng mục đích, đối tượng chi theo đúng quy định để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ dân trí...Với mục tiêu hoàn thiện và phát triển, nâng cao chất lượng hiệu quả chi ngân sách nhà nước, Sở Giao dịch đã phối hợp với các ban ngành đem lại hiệu quả góp

phần vào công việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Điều này được minh chứng bằng việc trong những năm qua các đơn vị sử dụng ngân sách đến giao dịch và mở tài khoản tại Sở Giao dịch ngày một nhiều hơn

Bảng 2.1. Số Đơn vị giao dịch và số Tài khoản mở tại Sở Giao dịch KBNN

TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012

1 Số Đơn vị giao dịch Trong đó:

- Đơn vị khối chi đầu tư:

- Đơn vị khối chi thường xuyên: - Các đơn vị, cá nhân khác: 428 168 160 100 450 180 168 102 489 199 174 116 2 Tổng số tài khoản mở giao dịch tại

KBNN

812 850 927

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, 2011, 2012)

Về công tác thu chi của Sở Giao dịch cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng, với đặc thù riêng của mình là không thu trực tiếp nhưng Sở Giao dịch cũng đã phối hợp với các đơn vị để tập trung nhanh đầy đủ các nguồn thu ngân sách vào ngân sách nhà nước và điều tiết kịp thời đúng tỷ lệ cho các cấp ngân sách. Nhu cầu chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và khách giao dịch được đáp ứng kịp thời, đầy đủ.

Doanh số thu chi ngân sách nhà nước được thể hiện qua các năm như sau:

Bảng 2.2. Số liệu thu chi NSNN tại Sở Giao dịch KBNN từ năm 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng thu NSNN 391.039.682 199.949.529 509.763.285

Thu ngân sách nhà nước 52.679.944 21.237.200 75.061.299 Vay bù đắp thiếu hụt tạm thời 277.352.705 73.507.558 328.259.069

Thu chuyển giao ngân sách 64.033 99.715 83.182

Thu chuyển nguồn 60.943.000 105.105.056 106.359.735

Tổng chi NSNN 479.911.568 506.489.909 537.999.942

Chi ngân sách nhà nước 251.687.049 219.558.954 337.347.462 Chi chuyển giao ngân sách 7.686.351 8.674.265 13.722.600

Chi chuyển nguồn 88.312.648 106.359.735 0

Chi trả nợ gốc 122.168.653 113.694.950 136.372.797

Chi tạm ứng 0 183.523 45.935.335

Chi khác 10.056.867 58.018.483 4.621.749

Với số chi trong các năm gần đây là rất lớn nhưng với sự cố gắng hết mình, các khoản chi của Sở Giao dịch đã đáp ứng được một cách đầy đủ, kịp thời. Nhìn chung mọi khoản chi NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo nội dung, yêu cầu của Luật NSNN và các thông Tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Chính vì vậy vừa đáp ứng tốt yêu cầu chi NSNN, không gây ách tắc trong điều hành ngân sách của các cấp, phát huy hiệu lực của “chính sách tiết kiệm chống lãng phí các khoản chi tiêu từ NSNN” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Để nhận định đánh giá được đúng bản chất và nội dung, tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách thì vấn đề cơ bản là phải xem xét cơ cấu chi, nội dung tính chất chi ở từng lĩnh vực, ở từng mục chi cụ thể:

Bảng 2.3. Cơ cấu và tốc độ chi qua Sở Giao dịch KBNN

Đơn vị: triệu đồng

Chỉtiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh phí Tỷ trọng (%) Kinh phí Tỷ trọng (%) Kinh phí Tỷ trọng (%) Tổng chi NSNN 479.911.568 506.489.909 537.999.942

Chi Đầu tư

phát triển 30.564.571 6.37 26.662.225 5.26 21.199.020 3.94 Chi thường

xuyên 153.097.075 31.90 133.191.140 26.30 238.547.507 44.34 Chi khác 296.249.922 61.73 346.636.544 68.44 278.253.415 51.72

(Nguồn: Bảng báo cáo thu chi ngân sách năm 2010, 2011, 2012)

Tổng chi NSNN năm 2010: 479.911.568 triệu đồng và tổng chi NSNN năm 2011 là 506.489.909 triệu đồng tăng 5,54% so với năm 2010, tổng chi NSNN năm 2012 là 537.999.942 triệu đồng tăng 6,22% so với năm 2011. Trong đó năm 2010 chi đầu tư phát triển là 30.564.571 triệu đồng (chiếm 6.37%), chi thường xuyên là 153.097.075 triệu đồng (chiếm 31.90%); năm 2011 chi đầu tư phát triển là 26.662.225 triệu đồng (chiếm 5.26%), chi thường xuyên là 133.191.140 triệu đồng (chiếm 26.30%); năm 2012 chi đầu tư phát triển là 21.199.020 triệu đồng (chiếm 3.94%), chi thường xuyên là 238.547.507 triệu đồng (chiếm 44.34%) đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách của Sở Giao dịch.

Nội dung cơ cấu các khoản chi của mỗi chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong giao đoạn lịch sử. Cơ cấu chi phụ thuộc vào khả năng thu, vừa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế vừa đảm bảo tính cân đối nền kinh tế nhằm phát triển toàn diện nền kinh tế.

Nội dung cơ cấu chi NSNN còn ảnh hưởng bởi yếu tố hiệu quả, chính sách ưu việt của Nhà nước nhằm nâng cao đời sống con người hưởng lương và những chính sách trợ giá, chính sách cải cách tiền lương...

Chi thường xuyên: là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi NSNN, khoản chi này gắn liền với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền các cấp. Xét về mặt ý nghĩa thì nó đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của bộ máy quản lý Nhà nước và các hoạt động của bộ máy. Do đó nó có tính chất tương đối ổn định là một sự đòi hỏi tất yếu. Các khoản chi thường xuyên chiếm từ 30% - 40% so với tổng chi NSNN và thông thường có tốc độ tăng nhanh khoảng 120% so với năm trước. Tuy nhiên chỉ tiêu chi thường xuyên năm 2011 giảm cả về số lượng và tỷ lệ so với tổng chi NSNN năm 2010 là do thực hiện Nghị quyết 11/NQ- CP của Chính phủ trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đảm bảo an sinh xã hội.(Các Bộ, Cơ quan, Địa phương chủ động xắp xếp lại các nhiệm vụ chi để tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên. Giảm bội chi NSNN năm 2011 xuống dưới 5% GDP). Năm 2012 chỉ tiêu chi thường xuyên được điều chỉnh tăng (tăng 179.10%) phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và các yêu cầu cấp thiết khác chủ yếu tập trung ở các vấn đề về an sinh xã hội và quốc phòng an ninh.

Đối với các khoản chi đầu tư phát triển:

Đây là một loại hình chi tương đối phức tạp tại Sở Giao dịch, do có nhiều dự án được triển khai và các dự án này thường kéo dài trong nhiều năm nên việc theo dõi cũng rất khó khăn. Hơn nữa các món chi không đơn thuần là một loại vốn mà nó có rất nhiều loại như vốn kế hoạch tập trung, vốn ứng trước, vốn kế hoạch kéo dài, vốn trái phiếu chính phủ. Nhưng với tinh thần tập trung các cán bộ Phòng Kiểm soát chi đã phối hợp chặt chẽ, kiểm soát chứng từ đúng chế độ và giải ngân kịp thời đảm bảo đầy đủ và chính xác.

Số liệu giải ngân trong 2 năm 2011 và 2012 thấp hơn so với năm 2010 là do năm qua các Bộ, ngành chủ quản cũng như chủ đầu tư gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong công tác nghiệm thu,thanh toán, phê duyệt bổ sung, điều chỉnh dự án... cùng với tình hình khủng hoảng chung của nền kinh tế thế giới cũng như khó khăn chung của nền kinh tế trong nước như lạm phát, giá cả tăng, lãi suất vay ngân hàng tăng dẫn đến tình trạng nhà thầu ngừng hoặc chậm thi công. Và cùng với đó là việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 về việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 về các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2012...vì vậy đã làm giảm tiến độ thanh toán của nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Mặc dù Sở Giao dịch đã có nhiều công văn đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương nghiệm thu khối lượng để làm thủ tục thanh toán nhưng tốc độ giải ngân vẫn chậm so với kế hoạch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 50)