Trách nhiệm và vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 36)

- Kiểm soát chi NSNN phải đảmbảo được kỷ luật tài chính tổng thể theo đúng quy định của Nhà nước Việc thực hiện được triển khai từ các đơn vị gio dự toán

1.2.6 Trách nhiệm và vai trò của Kho bạc Nhà nước trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước

ngân sách nhà nước

Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, bằng những nỗ lực, cố gắng luôn hoàn thành tốt các chức năng,nhiệm vụ được giao, vì vậy KBNN đã được chính phủ, Bộ Tài chính tin tưởng và giao cho nhiều chức năng, nhiệm vụ ngày càng lớn hơn qua các thời kỳ. Với mục tiêu phấn đấu tập trung nhanh, đầy đủ và NSNN, đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi của NSNN, KBNN đã nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp quản lý, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý và chủ đầu tư, hoàn thiện các quy trình, thủ tục kiểm soát theo hướng” một cửa”, đơn giản hóa thủ tục vừa tạo thông thoáng vừa kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định.

Chi NSNN không phải là một việc riêng lẻ, biệt lập mà là hành vi sử dụng vốn cho mục tiêu cụ thể đã xác định trong công tác quản lý chi NSNN, hệ thống KBNN có vai trò kiểm soát các khoản chi tiêu của NSNN. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình KBNN phải từng bước hoàn thiện và phát huy hết vai trò kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo các khoản chi tiêu của NSNN phải đúng dự toán, đúng tiêu chuẩn chi tiêu và chế độ và mục đích. Vì vậy KBNN đã xác định rõ quy trình kiểm soát từ khâu ban đầu đến khâu cuối cùng, bên cạnh đó KBNN còn thường xuyên cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán như mở rộng các hình thức thanh toán liên kho bạc trong nội bộ hệ thống, áp dụng các chương trình thanh toán điện tử với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, cải tiến chế độ kế toán, đưa ứng dụng tin học vào xử lý các nghiệp vụ...

KBNN thực hiện kiểm tra và hạch toán các khoản chi NSNN theo đúng chương, loại, khoản mục và tiểu mục cuả NSNN, đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác chỉ đạo và điều hành của cơ quan tài chính và chính quyền các cấp. Với vai trò của KBNN không chỉ có xuất mà còn quản lý quỹ NSNN do vậy KBNN phải kiểm tra việc sử dụng kinh phí NSNN cấp cho các đơn vị, tổ chức kinh tế. Trong quá trình kiểm soát nếu phát hiện thấy đơn vị hay tổ chức kinh tế hay cơ quan nhà nước sử dụng kinh phí ngân sách cấp không đúng mục đích hay việc chi tiêu ngân sách sai với chế độ, chính sách thì KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo sử dụng cho đơn vị sử dụng ngân sách biết, đồng thời chị trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp như:

- Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thầm quyền quy định.

- Chi không đúng mục đích, đối tượng theo dự toán được duyệt - Không đủ điều kiện chi theo quy định.

Như vậy, KBNN không thụ động trong việc thực hiện theo lệnh của các cơ quan tài chính và đơn vị thụ hưởng ngân sách mà KBNN hoạt động tương đối độc lập và có sự tác động trở lại. Chính vì điều này đã giúp phần cho KBNN đảm bảo

cho quá trình quản lý, sử dụng công quỹ quốc gia được chặt chẽ như trong việc mua sắm tài sản, sủa chữa, xây dựng... Vì vậy hạn chế được rất nhiều tình trạng lãng phí và thất thoát tiền và tài sản của nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế: Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước. Thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w