Thành lập Hiệp hội chuyên môn trong lĩnh vực ngành Mỹ thuật Công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 93)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Thành lập Hiệp hội chuyên môn trong lĩnh vực ngành Mỹ thuật Công

thuật Công nghiệp ngay trong trường với sự phối hợp hoạt động của Nhà trường và Doanh nghiệp đến huấn luyện và đào tạo sinh viên

3.2.5.1. Ý nghĩa của giải pháp

Nhà trường có thể phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, nhà trường có thể xây dựng được một quy trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Đầu ra của trường Đại học là những chuyên gia làm việc trong ngành Mỹ thuật Công nghiệp nên các Doanh nghiệp ngành MTCN giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của sinh viên tốt nghiệp

Từ thực trạng chất lượng đào tạo của trường, cụ thể là khoa MTCN, đánh giá của doanh nghiệp về tính phù hợp với thực tiễn chương trình đào của ngành MTCN trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, đa số các doanh nghiệp đánh giá là 42,86% ít phù hợp, giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá 77,27% ít phù hợp, cựu sinh viên đánh giá 55% ít phù hợp. Như vậy, chương trình đào tạo của trường, cụ thể là ngành MTCN hiện nay chưa phù hợp nên mục tiêu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục ngành MTCT trường Đại học Công nghệ Sài Gòn là phải có trách nhiệm liên kết đào tạo với các doanh nghiệp để liên tục cập nhật thông tin để cải tiến và hoàn thiện chương trình đào tạo

Thành lập Hiệp hội chuyên môn trong lĩnh vực ngành Mỹ thuật Công Nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm định trình độ thực hành và kiểm định chất lượng đào tạo của Nhà trường phù hợp với thực tiễn, nhu cầu xã hội.

3.2.5.3. Nội dung của giải pháp

- Thành lập Hội chuyên môn ngành MTCN

- Tổ chức hoạt động của Hội chuyên môn ngành MTCN

- Tham gia tư vấn trong việc đánh giá và biên soạn chương trình đào tạo ngành Mỹ thuật Công nghiệp

- Tham gia vào công tác giảng dạy và chấm khóa luận tốt nghiệp ngành Mỹ thuật Công nghiệp

- Tham gia tài trợ mang tính động viên hỗ trợ cho các hoạt động của sinh viên ngành Mỹ thuật Công nghiệp

- Tăng cường cho sinh viên tiếp cận Doanh nghiệp trực thuộc Hội chuyên môn ngành MTCN thông qua các đợt thực tập, các buổi học ngoại khóa

3.2.5.4. Cách thức thực hiện giải pháp

- Hội chuyên môn ngành MTCN là hiệp hội của các doanh nghiệp, các nhà thiết kế với các thành viên đăng ký. Sinh viên cũng là thành viên của hội.

Nhà trường cần xác định số lượng thành viên doanh nghiệp tham gia thành lập Hội chuyên môn ngành MTCN, hồ sơ thành lập ban vận động, Nhà trường công nhận ban vận động thành lập hội và nhiệm vụ của ban vận động thành lập hội. Hội chuyên môn ngành MTCN phục vụ doanh nghiệp ngay trong nhà trường với sự phối hợp hoạt động của cả nhà trường và doanh nghiệp.

Các thành viên phải đóng chi phí mỗi năm mang tính tượng trưng để sử dụng cơ sở vật chất và các hoạt động trong nội bộ trường Đại học Công Nghệ Sài Gòn. Nói một cách khác đây là nơi gặp gỡ và trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội và cả nhân viên của các doanh nghiệp trực thuộc Hội chuyên môn ngành MTCN, giảng viên, sinh viên và nghệ sĩ. Điều này cho phép sinh viên ngành MTCN làm quen với điều kiện làm việc chuyên nghiệp ngay trong trường.

Tham gia tư vấn trong việc đánh giá và biên soạn chương trình đào tạo ngành Mỹ thuật Công nghiệp

- Tư vấn Nhà trường cập nhật thông tin và hoàn thiện chương trình đào tạo ngành MTCN

+ Nhà trường thường xuyên mời các chuyên viên cao cấp của Hội chuyên môn ngành MTCN tham gia giảng dạy, đánh giá chất lượng sinh viên

+ Hội chuyên môn ngành MTCN cung cấp những yêu cầu năng lực của sinh viên sau khi tốt nghiệp với nhà trường. Từ đó, trường đại học xây dựng hồ sơ năng lực của sinh viên và thiết lập chương trình đào tạo phù hơp.

+ Hội chuyên môn ngành MTCN hỗ trợ địa điểm, nội dung học tập giúp sinh viên thực hiện thực tập cơ sở, thực tập giáo trình và hoàn thành đồ án tốt nghiệp

- Tham gia vào công tác giảng dạy và chấm khóa luận tốt nghiệp ngành Mỹ thuật Công nghiệp

+ Hội chuyên môn MTCN cử các chuyên viên cao cấp tham gia giảng dạy với tư cách là giảng viên thỉnh giảng.

+ Giám sát việc thực tập của sinh viên, tham gia chấm các đồ án chuyên ngành MTCN

+ Hội chuyên môn MTCN hỗ trợ Nhà trường trong việc biên soạn đề thi. + Hội chuyên môn MTCN tham đánh giá tốt nghiệp cùng nhà trường + Hội chuyên môn MTCN nhằm đánh giá trình độ của sinh viên khách quan, bám sát vào yêu cầu thực tiễn căn cứ vào mục tiêu và đòi hỏi của doanh nghiệp sử dụng lao động

+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá của Doanh nghiệp và Nhà trường trong đó có sự kết hợp các tiêu chuẩn mục tiêu của nhà trường và tiêu chuẩn của Doanh nghiệp

+ Trong Hội đồng chấm tốt nghiệp phải có ít nhất một thành viên của Hội chuyên môn ngành MTCN

- Tham gia tài trợ mang tính động viên hỗ trợ cho các hoạt động của sinh viên ngành Mỹ thuật Công nghiệp

+ Dành học bổng cho những sinh viên ngành MTCN có thành tích học tập tốt để khích lệ tinh thần học hỏi của sinh viên

+ Tổ chức các cuộc thi Thiết kế nhằm tìm kiếm những sinh viên tài năng để Hội chuyên môn ngành MTCN đào tạo, bồi dưỡng trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp trong Hội chuyên môn MTCN

+ Đưa các dự án nghiên cứu sản phẩm mới của các doanh nghiệp để giảng viên, sinh viên kết hợp với chuyên gia thực hiện. Khi sản phẩm tạo ra thành công, sẽ có khoản kinh phí dành cho những người tham gia thực hiện dự án.

- Tăng cường cho sinh viên tiếp cận Doanh nghiệp trong lĩnh vực Mỹ thuật Công nghiệp thông qua các đợt thực tập, các buổi học ngoại khóa

+ Sinh viên ngoài giờ học của trường, có thể được tham gia thực hành tại xưởng của Hội chuyên môn ngành MTCN

+ Nhà trường tổ chức chương trình học bao gồm rất nhiều buổi thuyết trình với các thành viên của Hội chuyên môn ngành MTCN, khách mời và giám khảo từ bên ngoài do Hội chuyên môn ngành MTCN hay Nhà trường mời. Trung bình mỗi tháng một lần sinh viên sẽ có buổi thuyết trình/ bảo vệ với ít hội đồng gồm ít nhất là ba người trong đó có khách mời từ bên ngoài, các thành viên của Hội chuyên môn ngành MTCN. Sinh viên sẽ được nhận góp ý từ thực tiễn, còn khách mời, các thành viên của Hội chuyên môn ngành MTCN ngược lại được xem những nghiên cứu mới và những cuộc đàm thoại mang tính chuyên môn cao mà trong thực tế làm việc không tồn tại vì nhiều lí do khác nhau: chi phí, thời gian và cơ hội làm việc không cho phép họ. Ví dụ như những văn phòng nhỏ không có đồ án lớn hay cơ hội áp dụng công nghệ cao. Các trường đại học chính là nơi họ được cập nhật các thông tin này.

Thành lập chương trình bài giảng vào buổi tối cuối tuần của Hội chuyên môn ngành MTCN. Người thực hiện thuyết trình đa dạng từ cán bộ quản lý doanh nghiệp, nhà thiết kế, các designer trẻ cho đến những người đã thành danh bất kì ai cũng có thể đến xem. Thanh viên của hội được cập nhật thường xuyên qua email và thư. Bất kì ai cũng có quyền gợi ý người thuyết trình. Đây cũng sẽ là điểm thu hút mạnh đối với doanh nghiệp đến với ngành MTCN tại trường Đại học Công nghệ Sài Gòn, để gặp các doanh nghiệp khác, lớn hơn hay nhỏ hơn.

3.2.6. Thiết lập thế giới việc làm, tạo cầu nối Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên

3.2.6.1. Ý nghĩa của giải pháp

lập thế giới việc làm, tạo cầu nối Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên

3.2.6.2. Mục tiêu của giải pháp

Mục tiêu của việc thiết lập thế giới việc làm (viết tắt Wow), trước tiên cần xem xét lợi ích của việc thiết lập thế giới việc làm trên cả ba đối tượng chính: Nhà trường, Doanh nghiệp, Sinh viên. Sự tạo lập mối quan hệ giữa trường đại học, WoW và các bên liên quan đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực. WoW không chỉ là lợi ích của trường đại học trong việc phát triển chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp, cũng không chỉ là lợi ích của sinh viên khi được đào tạo gắn kết với thực tế sản xuất, mà còn là lợi ích to lớn cho các bên liên quan khác

3.2.6.3. Nội dung của giải pháp

a) Xác lập vai trò của thế giới việc làm, tạo cầu nối liên kết đào tạo giữa Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên.

b) Tổ chức thực hiện Nhà trường liên hệ với thế giới việc làm tạo cầu nối liên kết đào tạo giữa Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên.

- Sử dụng thư thông tin để liên hệ với thế giới việc làm, tạo cầu nối liên kết đào tạo giữa Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên.

- Các hợp đồng và thỏa thuận pháp lý trong thế giới việc làm, tạo cầu nối liên kết đào tạo giữa Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên.

- Xây dựng danh mục kiểm tra các công việc liên hệ với thế giới việc làm, tạo cầu nối liên kết đào tạo giữa Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên.

3.2.6.4. Cách thức thực hiện giải pháp

Thế giới việc làm (viết tắt WoW) là một khái niệm dùng để để chỉ bộ phận của xã hội mà ở đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ tìm kiếm môi trường làm việc cuae mình. Nó bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, thậm chí là các cơ quan hành

chính của nhà nước, các hợp tác xã sản xuất các đơn vị hành chính sự nghiệp bao cấp hoặc có thu…

a) Xác lập vai trò của thế giới việc làm, tạo cầu nối liên kết đào tạo giữa Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên.

- Các lợi ích từ việc gắn kết với WoW

* Đối với trường đại học:

+ Có thể phát triển chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của thế giới việc làm.

+ Có thể xây dựng được một quy trình đào tạo phù hợp với thực tế sản xuất. + Có thể tận dụng tất cả các cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của thế giới việc làm vào trong đào tạo. Được cung cấp cơ sở thăm quan, thực tập cho sinh viên thực hành nghề nghiệp của họ.

+ Trường đại học sẽ có cơ hội tốt để tiếp cận với các đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình hợp tác.

* Đối với Doanh nghiệp:

+ Có cơ hội để tiếp nhận nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thực tế công việc.

+ Có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả và giảm giá thành sản xuất.

+ Có thể tận dụng nguồn chất xám từ đội ngũ giảng viên của trường đại học thông qua các chương trình hợp tác.

+ Có thể cải tiến quy trình công nghệ, cập nhật các thông tin khoa học.

* Đối với sinh viên:

+ Có thể được tiếp cận với tình hướng nghề nghiệp thực tế của sản xuất. Có cơ hội tốt để phát triển kỹ năng nghề nghiệp ngay cả khi còn ngồi trên nghế nhà trường.

+ Có thể nhận được các nguồn tài trợ/ học bỗng cho học tập và nghiên cứu.

+ Có thể phát triển kế hoạch bản thân để chuẩn bị tốt cho nghiệp tương lai

* Đối với xã hội:

+ Xã hội bị lãng phí nguồn nhân lực vì sản phẩm đào tạo luôn đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất và được sử dụng đúng mục đích.

+ Hiệu quả sản xuất và chất lượng công việc được nâng cao bởi đội ngũ lao động có tay nghề là yếu tố góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế, xã hội của đát nước.

- Vai trò cụ thể của thế giới việc làm, tạo cầu nối liên kết đào tạo giữa Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên.

* Đối với trường đại học:

Trường đại học là nơi đào tạo những lao động có trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công giới. Vì vậy, ngoài việc nâng cao kiến thức chuyên môn nhà trường cần xây dựng mối quan hệ vững chắc với công giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Các chương trình hành động cụ thể như:

- Nhà trường có trách nhiệm thiết lập với công giới để tục cập nhật thông tin để cải tiến và hoàn thiện chương trình đào tạo.

- Khuyến khích và đào tạo cho đội ngũ giảng viên của nhà trường nâng cao trình độ chuyên môn, cấp nhật những kiến thức, kỹ năng, công nghệ tiên tiến

* Đối với WoW, doanh nghiệp:

+ Cung cấp những thông tin đầu vào cho đợt khảo sát WoW, tham gia hoạch định và điều chỉnh khung nghề nghiệp cũng như khung chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực nghề nghiệp.

+ Trao đổi thường niên với các nhà quản lý/điều hành của các trường đại học/các khoa đào tạo để thoả thuận về nhu cầu hiện tại và tương lai thông qua các tổ chức như ban cố vấn, hội đồng tư vấn hoặc hội đồng giám sát đào tạo.

+ Tiếp nhận sinh viên thực hành, thực tập nghề nghiệp và hỗ trợ giám sát sinh viên.

+ Trợ giúp trong việc phát triển các giải pháp hoặc đề án mang tính thực tế, giúp kết nối với tình huống thực tiễn trong hợp khó thực hành trực tiếp (ví dụ mô hình sản xuất, bài tập tình huống…)

+ Đề xuất các bài tập và nhiệm vụ thực tế, đồ án tốt nghiệp và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học.

+ Tham gia vào quá trình đánh giá các hoạt động thực hành của sinh viên với vai trò là người đánh giá.

+ Tham gia vào các hoạt động giảng dạy với vai trò là giáo viên thỉnh giảng

+ Cung cấp những yêu cầu năng lực của kỹ sư. Dựa vào các yêu cầu này, trường đại học xây dựng hồ sơ năng lực của sinh viên và thiết lập chương trình đào tạo phù hợp

+ Đối thoại thường xuyên với lãnh đạo nhà trường, giúp nhà trường có định hướng đúng đắn trong việc định hướng phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với nhu cầu hiện tại và tương lai

+ Hoạt động với tư cách là giáo viên thỉnh giảng

* Đối với sinh viên:

Sinh viên là đối tượng được đào tạo, cùng với đội ngũ giáo viên, sinh viên là nhịp cầu kết nối giữa nhà trường và công giới. Để thực hiện vai trò của mình, sinh viên cần phải:

+ Trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu của công giới

+ Làm vững thêm mối quan hệ giữa WoW và nhà trường thông qua việc thể hiện sự đam mê học tập và sáng tạo trong nghiên cứu khoa học

b) Tổ chức thực hiện liên hệ với thế giới việc làm tạo cầu nối liên kết đào tạo giữa Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên.

- Sử dụng thư thông tin để liên hệ với thế giới việc làm, tạo cầu nối liên kết đào tạo giữa Nhà trường - Doanh nghiệp - Sinh viên.

+ Thư thông tin (WoWnewsletter) là tài liệu cung cấp các thông tin của trường đại học liên quan đến khoa học công nghệ, các hoạt động đào tạo và sinh viên gửi đến các tổ chức/doanh nghiệp, nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp.

+ Thiết lập kế hoạch, phương thức sử dụng thư thông tin

• Xây dựng cơ sở dữ liệu về WoW (các thông tin về lĩnh vực hoạt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 93)