Đổi mới phương thức, hình thức, mức độ liên kết đào tạo giữa nhà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 45)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Đổi mới phương thức, hình thức, mức độ liên kết đào tạo giữa nhà

1.4.4. Đổi mới phương thức, hình thức, mức độ liên kết đào tạo giữaNT&DN NT&DN

Sự liên kết giữa NT&DN trong đào tạo rất đa dạng, có thể thực hiện dưới nhiều phương thức, hình thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu và điều kiện của các bên tham gia liên kết với mục tiêu sự hợp tác liên kết này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đổi mới phương thức, hình thức, mức độ LKĐT giữa NT&DN sẽ giúp mối liên kết này bền chặt và gắn bó hiệu quả hơn cho cả hai phía

1.4.4.1. Đổi mới phương thức LKĐT giữa NT&DN

- Phương thức 1: sinh viên là người lao động (xem hình 1.1)

Hình 1.1: Sinh viên đồng thời là người lao động

Sinh viên (người

Lao động)

Giảng viên Doanh nghiệp

Môi trường Học tập

Môi trường Làm việc

Trong phương thức 1, sinh viên (người lao động), giảng viên hướng dẫn sinh viên đến doanh nghiệp thực tập, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, có cơ hội tiếp cận công nghệ, phương thức làm việc từ đó tích lũy kinh nghiệm làm việc và có định hướng cho việc học tập tại trường cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Trong phương thức 1 này, LKĐT ở đây là liên kết hai chiều giữa giảng viên với doanh nghiệp, môi trường học tập với môi trường làm việc.

- Phương thức 2: kết hợp giảng viên và chuyên gia (hình 1.2)

Hình 1.2: Giảng viên đóng vai trò người sử dụng lao động

Trong phương thức 2, sinh viên giữ vai trò người lao động, giảng viên hướng dẫn sinh viên và cũng là người lao động phối hợp cùng sinh viên trong môi trường làm việc tại doanh nghiệp thực tập. Ở đây, sinh viên và giảng viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, có cơ hội tiếp cận công nghệ, phương thức làm việc từ đó tích lũy kinh nghiệm làm việc và có định hướng cho việc học tập tại trường cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Giảng viên Doanh nghiệp

Sinh viên Lao độngNgười

Môi trường Học tập

Môi trường Làm việc Tốt nghiệp

- Phương thức 3: mô phỏng môi trường học tập và làm việc (hình 1.3)

Hình 1.3: Mô phỏng môi trường làm việc

Trong phương thức 3, môi trường học tập và môi trường làm việc cùng thống nhất nhau về chương trình đào tạo, tài liệu học tập, trang thiết bị học tập, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cao phù hợp với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp

Cả ba phương thức trên giống nhau đều lấy sinh viên là đối tượng trung tâm, môi trường học tập và môi trường làm việc liên kết chặt chẽ, tương hỗ với nhau. Phương thức 2, bên cạnh sinh viên là người lao động, giảng viên không chỉ giữ vai trò hướng dẫn sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tế mà giảng viên còn là người lao động cùng sinh viên tham gia sản xuất tại doanh nghiệp. Phương thức 3, môi trường học tập và môi trường làm việc thống nhất nhau về chương trình đào tạo, tài liệu học tập, trang thiết bị học tập. Phương thức này được xem là phương thức hoàn chỉnh nhất trong ba phương pháp.

Giảng viên Doanh nghiệp

Người Lao động

Môi trường học tập và làm việc - Chương trình đào tạo

- Tài liệu học tập - Trang thiết bị học tập

Tốt nghiệp Sinh viên

Các trường ĐH cũng đã có nhiều nỗ lực để tăng cường sự gắn kết giữa NT&DN, nhiều trường ĐH đã thu hẹp khoảng cách về thời gian và không gian bằng việc đưa sinh viên và người lao động lại gần nhau hơn.

1.4.4.2. Đổi mới hình thức LKĐT giữa NT&DN

Các hình thức LKĐT đã được thực hiện như:

- Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học: theo đó, người lao động vẫn tiếp tục đi làm vào ban ngày và đi học vào buổi tối.

- Đi thực tập, tham quan, đi thực tế: trong quá trình học, SV sẽ được tiếp xúc với thực tiễn tại DN trong khoảng thời gian từ 1 ngày (tham quan, đi thực tế), 5 tuần (thực tập giữa khóa) đến 2 tháng (thực tập tốt nghiệp).

- Mời các chuyên gia thực tiễn vào giảng dạy, nói chuyện với SV.

- Giảng viên thiết kế và thực hiện các khóa đào tạo được cá biệt hóa theo yêu cầu của doanh nghiệp

Các hình thức này đã được nhiều trường ĐH thực hiện trong thời gian tương đối dài vừa qua. Tuy nhiên, do thiếu sự gắn kết của các bộ phận khác, nên thực tế sinh viên - người lao động chỉ chú trọng tới vai trò chính của mình còn vai trò thứ hai được thực hiện mang tính hình thức. Bên cạnh đó, các trường ĐH cũng đã có nhiều nỗ lực để gắn kết giữa giảng viên (với thế mạnh về lý thuyết) và người sử dụng lao động (với thế mạnh về kinh nghiệm thực tiễn). Việc đi thực tế của giảng viên còn ngắn, mang tính hình thức nên chưa đem lại được những kinh nghiệm thực tiễn cụ thể. Các bài giảng của chuyên gia thực tiễn mới là những chia sẻ kinh nghiệm nhưng lại chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nội dung lý thuyết của môn học và chương trình đào tạo. Cần xác định rằng, mỗi chủ thể có thế mạnh riêng: giảng viên mạnh về lý thuyết, các chuyên gia mạnh về thực tiễn.

Môi trường học tập/làm việc bao gồm phần cứng (trang thiết bị) và phần mềm (chương trình, tài liệu đào tạo). Đối với các trường kỹ thuật, phần

cứng có vai trò quan trọng, đòi hỏi các trường phải được trang bị các phòng thí nghiệm, thực hành với các trang thiết bị, máy móc phù hợp với thực tiễn. Trong khi đó, đối với các trường khoa học xã hội và nhân văn, phần mềm giữ vai trò quan trọng vì các yếu tố phần cứng (máy móc, thiết bị văn phòng) hầu như không có sự khác biệt. Do đó, các trường này thường tập trung nỗ lực vào việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, sách tham khảo để môi trường học tập có thể gần gũi, mô phỏng được môi trường làm việc.

Tuy nhiên, chương trình đào tạo của các trường ĐH vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, vì các lý do sau:

- Các trường đã xin ý kiến DN để làm cơ sở xây dựng chương trình nhưng quy mô và phạm vi lấy ý kiến còn hạn chế nên chưa đảm bảo được tính đại diện.

- Nhận thức và quy trình xây dựng chương trình của các trường vẫn xuất phát từ các môn học (học phần) trong khi nhu cầu thực tiễn được xác định bằng các kiến thức, kỹ năng (chuẩn đầu ra).

Do đó, đổi mới phương thức, hình thức LKĐT giữa NT&DN là vấn đề cần được quan tâm trong thời đại ngày nay

1.4.4.3. Đổi mới các mức độ LKĐT giữa NT&DN

Sự LKĐT giữa DN&NT được phân chia thành các mức độ như sau tuỳ thuộc vào yêu cầu và khả năng của mỗi bên: liên kết toàn diện, liên kết từng phần

Đổi mới mức độ LKĐT là vấn đề cấp thiết hiện nay nhằm tăng cường mối LKĐT giữa doanh nghiệp và nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w