9. Cấu trúc của luận văn
1.4.5. Quản lý chương trình liên kết đào tạo
Nội dung chương trình đào tạo có vai trò là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của Nhà trường trong việc đào tạo gắn với nhu cầu của DN. Tuỳ theo từng vị trí công việc trong DN sẽ thiết kế nội dung chương trình về
kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Các DN cần tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo thông qua cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình. Trong nhóm xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo cần có một số thành viên của DN, trong đó đặc biệt là những người quản lý các bộ phận tác nghiệp. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, ngoài đào tạo theo nhu cầu của DN, nhà trường còn phải đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại của chương trình đào tạo mà các DN chưa biết đến hoặc ít quan tâm và quan trọng hơn là việc đào tạo ra những con người có khả năng tự học để học suốt đời. Đây chính là điểm khác biệt quan trọng giữa đào tạo ĐH và đào tạo nghề.
Khi có được các chương trình đào tạo đạt chuẩn thì việc xây dựng học liệu không quá khó khăn. Vai trò của DN trong xây dựng học liệu là tham gia hoặc cung cấp thông tin để viết các nghiên cứu tình huống (case stuty). Kinh nghiệm thành công và thất bại của các cá nhân trong từng vị trí công việc sẽ là những bài học vô cùng quý giá cho những SV, học viên. Nhà trường rất cần các nghiên cứu tình huống sống động từ thực tiễn của DN và hoàn toàn có thể tham gia được việc này. Doanh nghiệp càng đầu tư đúc kết rút những kinh nghiệm thành công, thất bại của những người đi trước bao nhiêu để tham khảo cho những người đi sau thì càng tăng được giá trị và giảm bớt những tổn thất cho mình trong tương lai. Điều này đã được các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp (CEO) nổi tiếng trên thế giới đúc rút qua nhiều cuốn sách về lãnh đạo, quản trị nhân sự.
1.4.6. Quản lý kinh phí đào tạo
Công nghệ đào tạo có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc quan trọng vào nguồn tài chính. Chất lượng đào tạo tốt phụ thuộc vào nguồn tài chính tốt. Nguồn tài chính của phần lớn các trường ĐH ở nước hiện nay vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và một phần nhỏ vốn tự có từ học phí.
Cả hai nguồn vốn này, về cơ bản mới chỉ đủ cho nhà trường duy trì các hoạt động thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Kinh nghiệm thành công của nhiều ĐH lớn trên thế giới cho thấy, muốn có “nguồn tài chính khoẻ” cần phải dựa vào DN và tài trợ. Các DN có thể hỗ trợ đại học thông qua các hoạt động cung cấp học bổng cho SV, trả học phí dưới dạng tài trợ cho ĐH để đào tạo, cung cấp NNL cho DN, cung cấp tài chính cho ĐH thông qua việc ký các hợp đồng nghiên cứu, tư vấn và đầu tư mạo hiểm (phát minh, sáng chế, ý tưởng mới,…). Mặt khác, các DN có thể đóng góp tài chính với ĐH để thành lập các công ty, vườn ươm DN, khu công nghệ cao… Đào tạo gắn với nhu cầu của DN còn được thể hiện rất rõ qua việc tăng cường năng lực về cơ sở vật chất cho trường ĐH Các trường ĐH ở nước ta đang gặp khó khăn rất lớn về thiếu trầm trọng giảng đường, phòng thí nghiệm và thiết bị dạy - học. Các DN có thể hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn này thông qua việc hiến tặng giảng đường, phòng thí nghiệm, thiết bị dạy - học và đào tạo tại DN (sử dụng cơ sở vật chất của doanh nghiệp). Nhờ đó, SV có cơ hội được làm quen với môi trường DN, các thiết bị, công nghệ sản xuất của DN. Đồng thời, các DN cũng có cơ hội để lựa chọn, hướng nghiệp cho những sinh viên, học viên có năng lực tốt
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống giáo dục ĐH của nước ta cũng đang trong tiến trình hội nhập đó. Mối quan hệ liên kết giữa trường ĐH&DN giữ vai trò quan trọng trong quá trình này, bởi để tồn tại và phát triển, trường ĐH&DN cùng chịu sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng sản phẩm. Nếu thực hiện tốt LKĐT giữa trường ĐH&DN sẽ giải quyết được vấn đề SV có nơi thực hành tại doanh nghiệp gắn với lý thuyết trong trường đại học, gắn với nhu cầu thực tế của thị trường. Đây là biểu hiện của mối quan hệ cung - cầu, đôi bên cùng có lợi giữa trường đại học và doanh nghiệp. Nhưng mối quan hệ này phức tạp và rất đa dạng, để thực hiện tối LKĐT giữa trường đại học và doanh nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu, điều kiện thực tiễn của cả hai phía nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
VỚI DOANH NGHIỆP 2.1. Khái quát Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Công nghệSài Gòn Sài Gòn
Tiền thân của Trường Đại học Công nghệ Sài gòn là Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dân lập Tp. Hồ Chí Minh (SEC). SEC được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 24/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ. SEC là trường cao đẳng ngoài công lập đầu tiên của nước ta đào tạo chủ yếu theo các ngành kỹ thuật, công nghệ. Tháng 04/2004, trên cơ sở năng lực và thành tích đào tạo của trường, Chính phủ ra Quyết định số 57/2004/QĐ-Ttg nâng cấp SEC lên đào tạo bậc đại học và lấy tên là Trường Đại học Dân lập Kỹ nghệ Tp. HCM (SEU).
Đến tháng 03/2005, theo Quyết định số 52/2005/QĐ-TTg, trường được đổi tên thành Trường Đại học Dân lập Công nghệ Sài gòn (gọi tắt là Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn), tên tiếng Anh là Saigon Technology University (STU).
Ngoài hệ chính quy, với sự đánh giá tốt về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất (CSVC), nhà trường còn được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo hệ ngoài chính quy (theo Quyết định số 3410/QĐ-BGD&ĐT) và được đào tạo hệ hoàn chỉnh đại học (theo Quyết định số 7373/QĐ-BGD&ĐT, nay gọi là hệ liên thông đại học).
Hiện nay, STU có chức năng đào tạo từ bậc trung học chuyên nghiệp đến bậc đại học và nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực: Điện - Điện tử, Cơ
- Điện tử, Viễn thông, Công nghệ Thông tin, Điện Công nghiệp - Điều khiển Tự động, Công nghệ Thực phẩm, Kỹ thuật Công trình, Quản trị Kinh doanh và Mỹ thuật công nghiệp (Design).
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay nhà trường tổ chức theo hệ thống: Trường và Khoa, Phòng, Ban Trung tâm. Bên cạnh đó, còn có một số bộ môn trực thuộc trường.
2.1.2.1. Lãnh đạo trường
Lãnh đạo trường gồm có: Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Giám Hiệu (BGH), Hội đồng Khoa học & Đào tạo (KH&ĐT)
2.1.2.2. Các Phòng, Ban
Tham mưu cho Hiệu trưởng và thực hiện các chức năng cụ thể trong công tác quản lý Nhà trường là các phòng chức năng và một số bộ phận khác gồm: Phòng Quản lý Khoa học & Đối ngoại, Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính - Quản trị, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Phòng Công tác Sinh viên - Học sinh. Bên cạnh đó, Nhà trường còn có các Hội đồng cấp trường.Ngoài Hội đồng Khoa học & Đào tạo. Các Hội đồng chuyên đề khác như: Hội đồng Tư vấn phát triển, Hội đồng Tuyển sinh, Hội đồng Tốt nghiệp, Hội đồng Tuyển dụng, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng, Hội đồng Kỷ luật. Những bộ phận khác trong nhà trường: Thư viện điện tử, Trung tâm Dịch vụ Học đường
2.1.2.3. Cấp Khoa
Đứng đầu Khoa là Trưởng khoa. Ở Trường STU các Trưởng khoa đều là các nhà khoa học có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ, hoặc Tiến sĩ Khoa học, nhiều người có học hàm Giáo sư hoặc Phó Giáo sư.Trưởng khoa có trách nhiệm tổ chức và quản lý mọi hoạt động trong phạm vi khoa. Trưởng khoa do Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệm, sau khi thông qua HĐQT. Các Phó Trưởng khoa do Trưởng khoa đề cử và Hiệu trưởng bổ nhiệm.
Lãnh đạo khoa quản lý việc đào tạo, nghiên cứu trong các ngành thuộc khoa, quan tâm đầy đủ đến tình hình rèn luyện tư tưởng, đạo đức, phong cách
của sinh viên trong toàn khoa trong khuôn khổ quy định của trường. Trong bối cảnh hội nhập, việc đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo để theo kịp các trường trong khu vực cũng như trên thế giới là nhiệm vụ cấp bách và nặng nề đối với Lãnh đạo các khoa. Bên cạnh, nhiệm vụ chính là đào tạo, việc tổ chức bồi dưỡng, trao đổi tri thức, kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trong và ngoài khoa là hoạt động được quan tâm thường xuyên. Tư vấn cho Trưởng khoa về các phương hướng lớn, liên quan đến công tác đào tạo, nghiên cứu cho các ngành thuộc Khoa quản lý có Hội đồng KH&ĐT.
2.1.3. Quy mô đào tạo
Từ năm học 2004 - 2005, sĩ số tăng dần, năm học 2008 - 2009 Trường đã tuyển trên 3.000 SV, nâng tổng số SV toàn trường lên gần 9.300 SV.
Với các bậc đào tạo: trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chính quy, hệ ngoài chính quy và hệ liên thông đại học, STU đã trở thành một trường đào tạo liên thông uyển chuyển, toàn diện.
2.1.4. Chất lượng đào tạo
2.1.4.1. Quy mô sinh viên
Về số lượng, từ năm 1997 đến năm 2001, số SV nhập học hàng năm tăng dần từ 790 SV lên đến 2000 SV một năm. Năm 2000 số lượng SV lần đầu tiên sụt giảm vì đó là năm đầu tiên áp dụng ba chung, SV nhập học 1084 sinh viên. Từ năm 2003 đến nay, số SV ngồi trên ghế nhà trường tổng cộng 36.391 SV. Trong đó có 909 SV theo học chương trình LKĐT quốc tế
2.1.4.2. Tổ chức đào tạo
Bảng 2.1: Thống kê loại hình đào tạo trường STU giai đoạn 1997-2013
Loại hình đào tạo Mốc thời gian bắt đầu các loại hình đào tạo mới tại trường
1997 2003 2004 2005 2006 2012 2013
Cao đẳng x x X x x x x
Trung cấp x X x x Dừng
Đại học X x x x x
Liên thông đại học x x x x
Vừa học vừa làm x x x x
Liên kết quốc tế x x x
b) Ngành nghề đào tạo
Trường STU có 11 ngành học bao gồm: Cơ khí ô tô, Cơ – Điện tử, Điện- Điện tử, Điện tử - Viễn thông, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Quản trị kinh doanh, Nghiệp vụ Marketing, Kế toán – tin học, Kỹ thuật xây dựng công trình, Mỹ thuật công nghiệp
c) Quản lý đào tạo theo hai mô hình chính
- Mô hình hai cấp: Trường - Khoa (Trung tâm đào tạo)/ Ban
- Mô hình ba cấp: Trường - Khoa/Ban - Bộ môn (Phòng thí nghiệm hoặc Trung tâm đào tạo trực thuộc Khoa/ Ban)
d) Đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Kể từ năm 2009 -2010, sau hai năm chuẩn bị, nhà trường bắt đầu triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ đối với các lớp cao đẳng và đại học.
e) Công tác tổ chức kế hoạch đào tạo
Phòng đào tạo triển khai chính xác kế hoạch đào tạo môn học, tạo điều kiện thuận lợi cho các Khoa, Phòng, Ban, Giảng viên trong nhà trường cũng như từng sinh viên chủ động sắp xếp kế hoạch đào tạo và học tập phù hợp với từng đơn vị cá nhân, sử dụng hiệu quả NNL, tận dụng được cơ sở vật chất đào tạo.
f) Công tác xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT), đề cương, giáo trình và bài iảng, xây dựng kho học liệu cho nhà trường
Đối với từng khóa - ngành đào tạo, các Khoa và Phòng Đào tạo đã tập trung vào công tác xây dựng CTĐT, đảm bảo đầy đủ các khối kiến thức khoa học cơ bản, kiến thưc cơ sở, kiến thức chuyên ngành, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, các kiến thức bổ trợ rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên, khả năng ngoại ngữ... nhằm giúp cho người học sau khi tốt nghiệp, có thể đáp ứng với nhu cầu sử dụng lao động tại cơ quan, doanh nghiệp..
g) Công tác quản lý điều hành, kiểm tra và giám sát quá trình đào tạo Trên cơ sở các quy định, quy chế của Bộ GD&ĐT, nhà trường xây dựng khung pháp lý và ban hành các hệ thống văn bản pháp quy về đào tạo tại trường như: Quy chế giảng dạy, quy chế đào tạo đại học và cao đẳng theo hệ thống tín chỉ...
2.1.4.3. Tình hình tốt nghiệp của sinh viên
a) Số sinh viên tốt nghiệp ra trường nhận bằng, phân theo địa phương
Bảng 2.2: Thống kê số SV Trường STU tốt nghiệp ra trường nhận bằng, phân theo ngành nghề đào tạo
Loại
hình CĐT ĐĐT ĐTVT TH CNTP QTKD KTTH MAR XD MTCN Tổng
Chung toàn trường:
Số vào 2,749 3,201 3,099 4,860 4,231 4,504 1,127 192 3,609 1,409 28,981 Số TN 1,746 1,803 1,518 2,078 3,534 3,236 650 108 2,930 398 18,001 Tỷ lệ 63.51 56.33 48.98 42.76 83.53 71.85 58.00 56.00 81.19 28.25 62.11 Xếp thứ hạng 4 6 8 9 1 3 5 7 2 10
Trong quá trình quản lý đào tạo, qua số liệu thống kê, có thể thấy được các kỹ sư và cử nhân tốt nghiệp đã đến trường từ mọi miền đất nước. Trường STU vinh dự đón nhận và góp phần đào tạo lực lượng cán bộ KH-CN cho cả nước.
Trường STU thường xuyên theo dõi, tìm hiểu về lập nghiệp, về hoạt động chuyên môn của SV các ngành, các hệ sau khi ra trường. Nhìn chung, đại bộ phận SV ra trường đều có việc làm thỏa đáng và phần lớn hưởng mức lương tương xứng. Một số không nhỏ tiếp tục học tập liên thông đại học và thạc sĩ. Phản hồi của SV trường STU đã tốt nghiệp về: Lương bổng được hưởng hiện nay:
Bảng 2.3: Mức lương sinh viên trường STU sau khi tốt nghiệp
Mức lương đang được hưởng (đồng/ tháng)
Số sinh viên tham gia ý kiến Tỷ lệ (%) Trên 8 triệu đồng 4 7,7% Từ 6 triệu đến 8 triệu đồng 20 38,5% Từ 4 triệu đến 6 triệu đồng 14 26,9% Từ 2 triệu đến 4 triệu đồng 11 21,1% Dưới 2 triệu đồng 3 5,8% Tổng cộng 52 100,0%
(*) Không quan tâm đến số người không trả lời
Kết quả trên một phần là do sự cố gắng của nhà trường, cũng như những chỗ nhà trường chưa thể chu toàn được và đó còn là bởi tiềm năng, sự cố gắng của mỗi SV trong quá trình tìm việc và tự khẳng định mình. Kết quả này còn phản ánh tình hình thị trường LĐ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập khi SV ra trường vẫn phải nhận mức lương dưới 2 triệu đồng/ tháng
2.1.5. Đội ngũ giảng viên và cán bộ
2.1.5.1. Số lượng giảng viên
Chỉ lấy riêng hai năm 2007 và 2013 để so sánh
Bảng 2.4: Thống kê giảng viên trường STU giai đoạn 2007-2013
Năm Tổng cộng GS, TSKH PGS,TS Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng 2007 99 0 0 2 44 40 13 2012 146 0 0 10 79 56 1 2013 175 1 1 22 79 74 0
Lương trung bình của giảng viên cơ hữu: lương trung bình năm 2007 của giảng viên cơ hữu là 2,42 triệu đồng/ tháng. Năm 2011 lên đến 5,76 triệu đồng/ tháng. Năm 2013 lương giảng viên cơ hữu là 6,5 triệu đồng/ tháng
2.1.6. Chương trình đào tạo
a) Nội dung đào tạo:
Các nhiệm vụ chung của người cử nhân (kỹ sư), các hoạt động, yêu cầu đào tạo
b) Về các chương trình đào tạo (CTĐT)
Theo các CTĐT đã được xây dựng, trường STU cung cấp cho sinh viên của trường các kiến thức về khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở vững vàng nhằm chuẩn bị tốt cho việc theo học các môn chuyên ngành, và có thể tiếp tục học tập kiến thức trong tương lai. Phần chuyên ngành tuy cơ bản cũng theo cấu tạo chung của các chương trình chung, nhưng nhà trường quan tâm sâu sắc đến đặc điểm của vùng miền và sự phát triển mới của công nghệ.
2.1.7. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
2.1.7.1. Trường sở
Từ năm 1997 đến đầu năm 2002, việc đào tạo của STU chủ yếu được tiến hành tại Cơ sở 354 Bến Chương Dương, Quận 01, Tp. Hồ Chí Minh -