Nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 42)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.Nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học và

phục tình trạng thất nghiệp của SV. SV được đào tạo sẽ có DN sử dụng hoặc tối thiểu là được đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Từ đó giúp người học an tâm học tập, nâng cao chất lượng đào tạo và giảm lãng phí cho xã hội. [18][27]

Tóm lại, thiết lập sự LKĐT giữa trường ĐH&DN sẽ cải thiện các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trườngĐH&DN ĐH&DN

1.4.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và GV trong vấn đề liên kết đào tạo giữa trường ĐH&DN

Trường đại LKĐT với DN là xu hướng ngày càng phát triển rộng rãi ở các nước trên Thế giới bởi mối liên kết này có những ưu điểm sau:

- Gắn được đào tạo với sản xuất, với thị trường lao động, với nhu cầu tuyển dụng

- Sinh viên được học lý thuyết và có thể vận dụng lý thuyết trong điều kiện sản xuất thực, từ đó, SV sẽ hình thành các kỹ năng, rèn luyện thái độ lao động cần thiết, nhờ vậy nâng cao chất lượng đào tạo.

Thực tế hiện nay cho thấy mối LKĐT giữa NT&DN vẫn còn lỏng lẻo, mang tính đối phó, chắp vá đang trở thành rào cản các trường ĐH trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời cũng gây khó khăn thêm cho các DN trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay. Thực tế này xuất phát từ nhận thức chưa đúng vê nhu cầu và khả năng liên kết giữa NT&DN.

Điều này thể hiện trên các mặt Nhà trường chưa quan tâm nhiều đến việc làm của SV sau khi tốt nghiệp.

Hiện nay, nhà trường vẫn chưa nhận thức đầy đủ về sức mạnh của việc LKĐT. Sự tách rời giữa khả năng tiêp nhận sản phẩm đào tạo của nhà trường, SV sau khi tốt nghiệp, từ thị trường và sự lớn mạnh của nhà trường, sự gia tăng thu nhập của giảng viên. Thương hiệu của trường ĐH, giờ đây không chỉ là những thành tích đạt được trong quá khứ mà còn là sự đóng góp NNL phù hợp với nhu cầu thực tiễn, khả năng SV có việc làm, mức lương của SV sẽ là thước đo khách quan về uy tín thương hiệu nhà trường. Cơ sở đào tạo phải gắn với DN. Đó không chỉ là quan hệ hỗ trợ mà còn là sự tồn vong của NT&DN trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và biến động như hiện nay.

- Doanh nghiệp để có đủ đội ngũ LĐ thực hiện các chiến lực kinh doanh của mình, các DN phải chủ động tìm kiếm LĐ trên thị trường. Nhưng hầu hết đều không phải dễ dàng tìm kiếm những LĐ phù hợp cho mình. Và nếu có tuyển dụng được thì DN cũng phải tốn thêm thời gian, kinh phí để đào tạo lại đội ngũ này cho phù hợp với nhu cầu chuyên môn của doanh nghiệp.

Với những đặc điểm nêu ở trên, nếu Nhà trường đảm bảo cung cấp sản phẩm, SV tốt nghiệp, đáp ứng đúng nhu cầu của DN, thì đối với DN thì đó là điều lý tưởng nhất, tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo lại. SV tốt nghiệp từ nhà trường có việc làm, thu nhập cao thì đó là minh chứng tốt nhất cho chất lượng đào tạo, uy tín của nhà trường.Nhận thức được tầm quan trọng của sự LKĐT giữa NT&DN sẽ tăng cường mối quan hệ của cả hai phía. Đây chính là nhu cầu cấp thiết của NT&DN

1.4.2. Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo giữa NT&DN

Do bản chất mối LKĐT giữa NT&DN là lợi ích. Mỗi bên đều phải tìm thấy lợi ích chính đáng của mình trong từng nội dung hợp tác thì mối LKĐT

mới bền chặt và phát triển bền vững, thỏa mãn hài hòa. Để thỏa mãn được những lợi ích trên và xây dựng được mối quan hệ lâu dài có hiệu quả, mỗi bên cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. NT&DN cùng nhau thống nhất và xây dựng kế hoạch kết hợp từng nội dung cụ thể, rõ ràng, minh bạch trong từng thời điểm cụ thể.

Để xây dựng kế hoạch phát triển quan hệ NT&DN cần xác lập hai loại kế hoạch gồm kế hoạch chiến lược và kế hoạch tác nghiệp. Tùy theo đặc điểm NT&DN, nhà trường cần chủ động đánh giá và phân tích, thiết lập các dự báo để có kế hoạch phù hợp với thực tiễn, làm cho DN quen dần với việc hợp tác giữa NT&DN, cần làm cho các DN ở TP.HCM nhận thức tầm quan trọng và lợi ích của mối liên kết này. Trên cơ sở đó, thiết lập các LKĐT có tính chất dài hạn mang tính chiến lược với các DN biến quan hệ này thành xu thế và nhu cầu tất yếu của NT&DN. Cả hai phía cần phải có bộ phận, kiểm tra giám sát việc thực hiện và sau mỗi nội dung hợp tác cần có sự tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, khắc phục ngay những vấn đề chưa làm được.

NT&DN cần có sự thống nhất rõ ràng trong việc xây dựng kế hoạch phối hợp, phân định cụ thể cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm quản lý công việc này thì chắc chắn rằng chất lượng mối liên kết giữa NT&DN sẽ bền vững lâu dài và có hiệu quả cao

Nội dung kế hoạch hợp tác giữa NT&DN cần có một số nội dung sau: Xây dựng, đánh giá, thẩm định chương trình đào tạo, tham gia vào công tác đào tạo của nhà trường, tiếp nhận, thẩm định chất lượng SV sau khi tốt nghiệp

1.4.3. Tổ chức, chỉ đạo công tác liên kết đào tạo giữa NT&DN

Nhằm tổ chức, chỉ đạo công tác LKĐT giữa NT&DN cần thiết nhà trường phải có bộ phận phụ trách hoạt động, kiểm tra giám sát việc thực hiện và sau mỗi nội dung hợp tác cần có sự tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, khắc phục ngay những vấn đề chưa làm được. Nhưng để bộ

phận này thực hiện đúng chức năng và hoạt động có hiệu quả, nhà trường cần xác lập phương thức hoạt động, quan hệ của bộ phận với các tổ chức, phòng ban, các khoa chuyên ngành trong nhà trường. Ngoài ra, cần có sự phối hợp tốt với hội đồng khoa học và các hội đồng tư vấn của nhà trường để phân tích các thông tin phản hồi từ DN và lấy đó làm cơ sở cho các định hướng hoạt động của nhà trường. Ngoài ra, xét về nhân lực, cần thiết phải có người đủ kinh nghiệm và trình độ về tổ chức các hoạt động gắn kết NT&DN

1.4.4. Đổi mới phương thức, hình thức, mức độ liên kết đào tạo giữaNT&DN NT&DN

Sự liên kết giữa NT&DN trong đào tạo rất đa dạng, có thể thực hiện dưới nhiều phương thức, hình thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu và điều kiện của các bên tham gia liên kết với mục tiêu sự hợp tác liên kết này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đổi mới phương thức, hình thức, mức độ LKĐT giữa NT&DN sẽ giúp mối liên kết này bền chặt và gắn bó hiệu quả hơn cho cả hai phía

1.4.4.1. Đổi mới phương thức LKĐT giữa NT&DN

- Phương thức 1: sinh viên là người lao động (xem hình 1.1)

Hình 1.1: Sinh viên đồng thời là người lao động

Sinh viên (người

Lao động)

Giảng viên Doanh nghiệp

Môi trường Học tập

Môi trường Làm việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong phương thức 1, sinh viên (người lao động), giảng viên hướng dẫn sinh viên đến doanh nghiệp thực tập, ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, có cơ hội tiếp cận công nghệ, phương thức làm việc từ đó tích lũy kinh nghiệm làm việc và có định hướng cho việc học tập tại trường cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Trong phương thức 1 này, LKĐT ở đây là liên kết hai chiều giữa giảng viên với doanh nghiệp, môi trường học tập với môi trường làm việc.

- Phương thức 2: kết hợp giảng viên và chuyên gia (hình 1.2)

Hình 1.2: Giảng viên đóng vai trò người sử dụng lao động

Trong phương thức 2, sinh viên giữ vai trò người lao động, giảng viên hướng dẫn sinh viên và cũng là người lao động phối hợp cùng sinh viên trong môi trường làm việc tại doanh nghiệp thực tập. Ở đây, sinh viên và giảng viên ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, có cơ hội tiếp cận công nghệ, phương thức làm việc từ đó tích lũy kinh nghiệm làm việc và có định hướng cho việc học tập tại trường cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

Giảng viên Doanh nghiệp

Sinh viên Lao độngNgười

Môi trường Học tập

Môi trường Làm việc Tốt nghiệp

- Phương thức 3: mô phỏng môi trường học tập và làm việc (hình 1.3)

Hình 1.3: Mô phỏng môi trường làm việc

Trong phương thức 3, môi trường học tập và môi trường làm việc cùng thống nhất nhau về chương trình đào tạo, tài liệu học tập, trang thiết bị học tập, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cao phù hợp với yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp

Cả ba phương thức trên giống nhau đều lấy sinh viên là đối tượng trung tâm, môi trường học tập và môi trường làm việc liên kết chặt chẽ, tương hỗ với nhau. Phương thức 2, bên cạnh sinh viên là người lao động, giảng viên không chỉ giữ vai trò hướng dẫn sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tế mà giảng viên còn là người lao động cùng sinh viên tham gia sản xuất tại doanh nghiệp. Phương thức 3, môi trường học tập và môi trường làm việc thống nhất nhau về chương trình đào tạo, tài liệu học tập, trang thiết bị học tập. Phương thức này được xem là phương thức hoàn chỉnh nhất trong ba phương pháp.

Giảng viên Doanh nghiệp

Người Lao động

Môi trường học tập và làm việc - Chương trình đào tạo

- Tài liệu học tập - Trang thiết bị học tập

Tốt nghiệp Sinh viên

Các trường ĐH cũng đã có nhiều nỗ lực để tăng cường sự gắn kết giữa NT&DN, nhiều trường ĐH đã thu hẹp khoảng cách về thời gian và không gian bằng việc đưa sinh viên và người lao động lại gần nhau hơn.

1.4.4.2. Đổi mới hình thức LKĐT giữa NT&DN

Các hình thức LKĐT đã được thực hiện như:

- Đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học: theo đó, người lao động vẫn tiếp tục đi làm vào ban ngày và đi học vào buổi tối.

- Đi thực tập, tham quan, đi thực tế: trong quá trình học, SV sẽ được tiếp xúc với thực tiễn tại DN trong khoảng thời gian từ 1 ngày (tham quan, đi thực tế), 5 tuần (thực tập giữa khóa) đến 2 tháng (thực tập tốt nghiệp).

- Mời các chuyên gia thực tiễn vào giảng dạy, nói chuyện với SV.

- Giảng viên thiết kế và thực hiện các khóa đào tạo được cá biệt hóa theo yêu cầu của doanh nghiệp

Các hình thức này đã được nhiều trường ĐH thực hiện trong thời gian tương đối dài vừa qua. Tuy nhiên, do thiếu sự gắn kết của các bộ phận khác, nên thực tế sinh viên - người lao động chỉ chú trọng tới vai trò chính của mình còn vai trò thứ hai được thực hiện mang tính hình thức. Bên cạnh đó, các trường ĐH cũng đã có nhiều nỗ lực để gắn kết giữa giảng viên (với thế mạnh về lý thuyết) và người sử dụng lao động (với thế mạnh về kinh nghiệm thực tiễn). Việc đi thực tế của giảng viên còn ngắn, mang tính hình thức nên chưa đem lại được những kinh nghiệm thực tiễn cụ thể. Các bài giảng của chuyên gia thực tiễn mới là những chia sẻ kinh nghiệm nhưng lại chưa có sự gắn kết chặt chẽ với nội dung lý thuyết của môn học và chương trình đào tạo. Cần xác định rằng, mỗi chủ thể có thế mạnh riêng: giảng viên mạnh về lý thuyết, các chuyên gia mạnh về thực tiễn.

Môi trường học tập/làm việc bao gồm phần cứng (trang thiết bị) và phần mềm (chương trình, tài liệu đào tạo). Đối với các trường kỹ thuật, phần

cứng có vai trò quan trọng, đòi hỏi các trường phải được trang bị các phòng thí nghiệm, thực hành với các trang thiết bị, máy móc phù hợp với thực tiễn. Trong khi đó, đối với các trường khoa học xã hội và nhân văn, phần mềm giữ vai trò quan trọng vì các yếu tố phần cứng (máy móc, thiết bị văn phòng) hầu như không có sự khác biệt. Do đó, các trường này thường tập trung nỗ lực vào việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, sách tham khảo để môi trường học tập có thể gần gũi, mô phỏng được môi trường làm việc.

Tuy nhiên, chương trình đào tạo của các trường ĐH vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, vì các lý do sau:

- Các trường đã xin ý kiến DN để làm cơ sở xây dựng chương trình nhưng quy mô và phạm vi lấy ý kiến còn hạn chế nên chưa đảm bảo được tính đại diện.

- Nhận thức và quy trình xây dựng chương trình của các trường vẫn xuất phát từ các môn học (học phần) trong khi nhu cầu thực tiễn được xác định bằng các kiến thức, kỹ năng (chuẩn đầu ra). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đó, đổi mới phương thức, hình thức LKĐT giữa NT&DN là vấn đề cần được quan tâm trong thời đại ngày nay

1.4.4.3. Đổi mới các mức độ LKĐT giữa NT&DN

Sự LKĐT giữa DN&NT được phân chia thành các mức độ như sau tuỳ thuộc vào yêu cầu và khả năng của mỗi bên: liên kết toàn diện, liên kết từng phần

Đổi mới mức độ LKĐT là vấn đề cấp thiết hiện nay nhằm tăng cường mối LKĐT giữa doanh nghiệp và nhà trường

1.4.5. Quản lý chương trình liên kết đào tạo

Nội dung chương trình đào tạo có vai trò là điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công của Nhà trường trong việc đào tạo gắn với nhu cầu của DN. Tuỳ theo từng vị trí công việc trong DN sẽ thiết kế nội dung chương trình về

kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết. Các DN cần tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo thông qua cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình. Trong nhóm xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo cần có một số thành viên của DN, trong đó đặc biệt là những người quản lý các bộ phận tác nghiệp. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, ngoài đào tạo theo nhu cầu của DN, nhà trường còn phải đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại của chương trình đào tạo mà các DN chưa biết đến hoặc ít quan tâm và quan trọng hơn là việc đào tạo ra những con người có khả năng tự học để học suốt đời. Đây chính là điểm khác biệt quan trọng giữa đào tạo ĐH và đào tạo nghề.

Khi có được các chương trình đào tạo đạt chuẩn thì việc xây dựng học liệu không quá khó khăn. Vai trò của DN trong xây dựng học liệu là tham gia hoặc cung cấp thông tin để viết các nghiên cứu tình huống (case stuty). Kinh nghiệm thành công và thất bại của các cá nhân trong từng vị trí công việc sẽ là những bài học vô cùng quý giá cho những SV, học viên. Nhà trường rất cần các nghiên cứu tình huống sống động từ thực tiễn của DN và hoàn toàn có thể tham gia được việc này. Doanh nghiệp càng đầu tư đúc kết rút những kinh nghiệm thành công, thất bại của những người đi trước bao nhiêu để tham khảo cho những người đi sau thì càng tăng được giá trị và giảm bớt những tổn thất cho mình trong tương lai. Điều này đã được các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp (CEO) nổi tiếng trên thế giới đúc rút qua nhiều cuốn sách về lãnh đạo, quản trị nhân sự.

1.4.6. Quản lý kinh phí đào tạo

Công nghệ đào tạo có được thực hiện tốt hay không phụ thuộc quan trọng vào nguồn tài chính. Chất lượng đào tạo tốt phụ thuộc vào nguồn tài chính tốt. Nguồn tài chính của phần lớn các trường ĐH ở nước hiện nay vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và một phần nhỏ vốn tự có từ học phí.

Cả hai nguồn vốn này, về cơ bản mới chỉ đủ cho nhà trường duy trì các hoạt động thường xuyên thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Kinh nghiệm thành công của nhiều ĐH lớn trên thế giới cho thấy, muốn có “nguồn tài chính khoẻ” cần phải dựa vào DN và tài trợ. Các DN có thể hỗ trợ đại học thông qua các hoạt động cung cấp học bổng cho SV, trả học phí dưới

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 42)