9. Cấu trúc của luận văn
3.2.4. Nâng cao chất lượng đào tạo ngành Mỹ thuật Công nghiệp trường Đạ
trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
3.2.4.1. Ý nghĩa của giải pháp
Nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo ngành MTCN phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, yêu cầu của xã hội
3.2.4.2. Mục tiêu của giải pháp
Giúp Nhà trường xây dựng được chương trình đào tạo vừa đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo Dục vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các Doanh nghiệp
3.2.4.3. Nội dung của giải pháp
- Cải tiến công tác tổ chức tuyển sinh, - Xây dựng chương trình đào tạo
- Tăng cường số lượng và nâng cao chất luợng đội ngũ giảng viên
3.2.4.4. Cách thức thực hiện giải pháp
c)Cải tiến công tác tổ chức tuyển sinh
- Xây dựng chỉ tiêu phù hợp cho từng ngành đào tạo.Nhà trường cung cấp những thông tin đầu vào cho đợt khảo sát nghề nghiệp, doanh nghiệp tham gia hoạch định và điều chỉnh khung nghề nghiệp
- Tăng cường truyền thông - đào tạo - việc làm trong công tác tuyển sinh, đào tạo của trường
d)Xây dựng chương trình đào tạo
- Xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo, nhà trường cần mời doanh nghiệp cùng tham gia tư vấn, nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu của thị trường lao động thường xuyên biến đổi, phương tiện giảng dạy cần thường xuyên cải tiến, nội dung chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật. Hiện nay, chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần cứng các học phần chiếm 50%, phần lớn nội dung chương trình đào tạo do Nhà trường tự xây dựng, Nhà trường cần có sự tư vấn của doanh nghiệp thì chương trình đào tạo nhằm cập nhật kiến thức chuyên môn, những kỹ năng mà doanh nghiệp cần ở sinh viên tốt nghiệp
- Chương trình đào tạo ngành MTCN và xu hướng phát triển
Trong nhiều yếu tố quyết định chất lượng đào tạo của trường Đại học, chương trình đào tạo là một trong những yếu tố cơ bản nhất. Chương trình đào tạo theo hướng gắn với thị trường lao động - việc làm là một nhu cầu tất yếu khi đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa. Đây chính là cơ sở cho việc thực hiện liên kết đào tạo giữa trường đại học Công nghệ Sài Gòn với doanh nghiệp
- Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng chương trình đào tạo
+ Chương trình đào tạo được sự tư vấn bởi các doanh nghiệp lĩnh vực MTCN, sẽ làm nội dung chương trình đào tạo:
• Thẩm định trình độ thực hành và kiến thức chuyên môn của sinh viên ngành MTCN sau khi tốt nghiệp.
• Đón đầu xu hướng kỹ thuật - công nghệ mới của ngành trong tương lai, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
- Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo: theo quy trình, việc xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường giữ vai trò chủ đạo, doanh nghiệp giữ vai trò phối hợp, tư vấn để chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn, với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Kiểm tra, đánh giá chương trình đào tạo
- Nhà trường đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo; nâng cao chất lượng nghiên cứu ứng dụng, đảm bảo cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao tốt cho doanh nghiệp MTCN
+ Chương trình đào tạo cần được kiểm tra đánh giá thường xuyên bởi khoa MTCN, nhà trường và các doanh nghiệp tham gia liên kết đào tạo
+ Từ đó, nhà trường và khoa MTCN sẽ điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn
+ Trong quá trình đào tạo, đánh giá chương trình đào tạo, cần có sự tham gia, đóng góp ý kiến của doanh nghiệp nhằm có cái nhìn khách quan, phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, của xã hội.
e)Tăng cường số lượng và nâng cao chất luợng đội ngũ giảng viên
- Nhà trường cần đổi mới công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, số lượng giảng viên
- Nhà trường liên kết đào tạo với Doanh nghiệp nhằm sử dụng nguồn chất xám từ đội ngũ giảng viên của trường đại học thông qua các chương trình hợp tác
- Đổi mới công tác bồi dưỡng giảng viên cơ hữu ở Khoa MTCN
+ Tạo điều kiện cho giảng viên cơ hữu khoa MTCN học tập đạt được trình độ cao hơn
+ Xác định nhu cầu giảng viên cần học tập nâng cao trình độ + Triển khai hoạt động nâng cao trình độ cho giảng viên
• Khoa MTCN, nhà trường phải có quy định, quy chế về bằng cấp đối với giảng viên (theo quy định của Bộ GD&ĐT) phải đạt được. Khoa MTCN, Nhà trường cần tạo điều kiện để giảng viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ như hỗ trợ về tài chính,về thời gian làm việc, khối lượng công việc tại khoa.
• Gửi giảng viên đi đào tạo và cân đối nguồn kinh phí phù hợp. Giảng viên sau khi được đào tạo xong có trách nhiệm giảng dạy, gắn bó lâu dài với khoa.
• Nhà trường, Khoa MTCN tranh thủ hợp tác, tìm kiếm các học bổng đào tạo ngoài nước thông qua các hình thức liên kết, đào tạo. Nhưng để thực hiện được, nhà trường và khoa MTCN cần có chiến lược cụ thể gồm: có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ; chiến lược khai thác hợp tác các học bổng đào tạo
• Vận động các nguồn kinh phí ngoài kế hoạch.
+ Tạo động lực cho giảng viên cơ hữu khoa MTCN tích cực nghiên cứu khoa học
• Đổi mới cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học
• Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên như gửi giảng viên đi đào tạo và cân đối nguồn kinh phí phù hợp. Giảng viên sau khi được đào tạo xong có trách nhiệm giảng dạy, gắn bó lâu dài với khoa.
+ Tạo điều kiện cho giảng viên cơ hữu khoa MTCN tham gia thiết kế, học tập, nâng cao nghiệp vụ tại Doanh nghiệp
- Đổi mới công tác tuyển dụng giảng viên
+ Điều kiện tuyển dụng giảng viên: ứng viên dự tuyển phải có đầy đủ các điều kiện theo quy định theo Quyết định 58/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thay thế Quyết định 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 quy định cụ thể 5 tiêu chuẩn của giảng viên đại học.
+ Cán bộ quản lý khoa MTCN cần quan tâm tuyển dụng giảng viên có tâm huyết và gắn bó với nghề nghiệp.
+ Yêu cầu trong công tác tuyển dụng
• Cần công bố nội dung, yêu cầu về năng lực trên các phương tiện thông tin đại chúng để những người có năng lực tham gia tuyển dụng. Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển dụng.
• Cán bộ quản lý khoa và Nhà trường cần có kế hoạch mang tính chiến lược. Nhà trường cần thực hiện đúng phân cấp, phân quyền, tăng quyền chủ động cho cán bộ quản lý khoa MTCN. Nhà trường cần có chính sách đãi ngộ tốt nhằm thu hút giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên đúng chuyên ngành tham gia vào đội ngũ giảng viên cơ hữu của trường
• Khảo sát năng lực ứng viên dự tuyển thông qua khảo sát năng lực biên soạn bài giảng, đề cương; khảo sát năng lực giảng dạy; khảo sát trình độ ngoại ngữ; khảo sát năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; khảo sát năng lực nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng chế độ thỉnh giảng hợp lý (cải tiến thủ tục thỉnh giảng, cải tiến mức thù lao, có chế độ, chính sách kí hợp đồng thỉnh giảng lâu dài, ổn định) để ngày càng thu hút nhiều giảng viên có trình độ cao tham gia thỉnh giảng cho trường.