Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 78)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Ưu điểm

Từ kết quả dự báo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.Hồ Chí Minh đã khảo sát thường xuyên tình xác định nhu cầu nhân lực có trình độ tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 - 2015 - 2020, dự kiến nhu cầu nhân lực 1 năm khoảng 270.000 chỗ việc làm trống (trong đó: lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 31% với 89.100 chỗ việc trống).Thực trạng thị trường lao động những năm gần đây tại thành phố luôn diễn biến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn lành nghề và nhân lực; cho thấy tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất - kinh doanh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có nguồn nhân lực chất lượng cao. Để thực hiện được, các doanh nghiệp cần đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực ngay tại nơi đào tạo nguồn nhân lực - Trường Đại học. Vì vậy, việc liên kết đào tạo giữa trường Đại học và Doanh nghiệp sẽ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi về chuyên môn lẫn kỹ năng làm việc. Ngoài ra, việc tham gia đồng bộ của các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, trường đào tạo và xã hội là điều cấp thiết hiện nay để từng bước nâng cao nguồn nhân lực có chất lượng và hạn chế sự nghịch lý.

Trong một bài báo về Việt Nam đăng trên tờ New York Times, phóng viên Seth Mydans nhận xét rằng Việt Nam là một nước có nguồn nội lực rất lớn chưa được khai thác: đó là con người Việt Nam. Điều này cho thấy học sinh, sinh viên ở nước ta có tiềm năng rất lớn và nếu có cơ hội cùng với môi trường thuận tiện, họ sẽ trở thành đội ngũ chuyên viên có thể đóng góp quan

trọng cho đất nước. Nhưng để khai thác tiềm năng của sinh viên là trường đại học có chất lượng cao và được các doanh nghiệp hỗ trợ trong quá trình thực hành

Ở các nước tiên tiến, việc liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm định chất lượng của sinh viên sau khi tốt nghiệp và kiểm định chất lượng đào tạo. Hòa vào xu thế hội nhập, các trường ĐH&DN ở nước ta bắt đầu có sự thay đổi về nhận thức về vấn đề LKĐT. Trường STU quan tâm hơn về những lợi ích rất lớn từ việc LKĐT. Ngay cả nhận thức của đa số sinh viên, giảng viên và CBQL cũng đánh giá việc LKĐT giữa Trường ĐH&DN là rất cần thiết cho sự phát triển chất lượng đào tạo của nhà trường. Về phía doanh nghiệp, cũng quan tâm đến việc phát triển đội ngũ NNL chất lượng cao, nên họ cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề liên kết đào tạo với nhà trường. Hiện nay, Nhà nước cũng đưa ra những chính sách thuận lợi khuyến khích vấn đề đào tạo bằng hình thức này.

Trường STU, cụ thể là ngành MTCN có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện LKĐT với doanh nghiệp:

- Cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng theo nhu cầu đào tạo của ngành MTCN - Chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo theo khảo sát từ SV, cựu sinh viên đã tốt nghiệp, giảng viên và CBQL phù hợp với nhu cầu thực tiễn

- Ngành MTCN vốn đã có sự LKĐT với 56 doanh nghiệp

- Thế mạnh trong LKĐT về vấn đề doanh nghiệp tạo điều kiện cho SV của nhà trường đến thực tập tốt nghiệp, doanh nghiệp cử chuyên viên tham gia giảng dạy tại trường

- Kết quả đào tạo của sinh viên ngành MTCN về khả năng tìm việc làm, mức lương khá tốt theo bảng khảo sát đây cũng là thuận lợi đảm bảo chất lượng NNL do nhà trường đào tạo với doanh nghiệp.

Ngoài những thuận lợi kể trên thì quá trình LKĐT giữa trường STU, cụ thể ngành MTCN và doanh nghiệp còn tồn tại một số hạn chế nhất định sau:

- Việc LKĐT giữa NT&DN mới diễn ra trên quy mô nhỏ, mức độ liên kết về mục tiêu, chương trình đào tạo, liên kết về tài chính và CSVC hầu như chưa có.

- Hình thức liên kết còn chưa sâu, phần lớn dừng ở liên kết trong vấn đề đưa SV đi thực tập, doanh nghiệp tham gia đánh giá tốt nghiệp, doanh nghiệp chưa ký hợp đồng nghiên cứu khoa học.

- Sự liên kết, sự thiếu phối hợp giữa trường ĐH&DN thường xuyên đã hạn chế đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, giải quyết việc làm và sử dụng sau đào tạo.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân bên trong

a) Về phía trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

Trường STU được thành lập trên nền tảng tổng vốn đầu tư hoàn toàn do đóng góp của các cá nhân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại của trường có thể đủ để tổ chức đào tạo các ngành hiện có nhưng nếu tiếp tục phát triển theo sự phát triển của công nghệ thì trường phải trang bị mới hoặc phải thay thế bằng các thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên, việc đầu tư thiết bị đào tạo mới cần nguồn tài chính rất lớn nên ngay các trường có ngân sách của Nhà nước cũng khó vượt qua rào cản này. Do đó, nhà trường, cụ thể là ngành MTCN nên chủ động trong việc tìm kiếm mối liên kết với các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Khoa MTCN đã có mối quan hệ liên kết nhưng chỉ dừng ở mức độ đơn lẻ chưa thành hệ thống do không có chiến lược phát triển, dù nhà trường có Phòng Quản lý Khoa học và Đối ngoại.

Khoa MTCN thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực thực hiện liên kết, thiếu sự nhạy bén để hợp tác đào tạo tại Khoa MTCN và doanh nghiệp. Đội ngũ giảng viên và CBQL khoa MTCN đang thiếu giảng viên nên việc hoàn thành nhiệm vụ chính còn gặp khó khăn do đó họ không thể quan tâm đến việc phát triển các hình thức mới.

Mặc dù khoa MTCN luôn cố gắng tập trung đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động, tuy nhiên do thiếu sự liên kết đào tạo mật thiết với doanh nghiệp về tài chính, CSVC, sự hỗ trợ về công nghệ để SV thực hành dẫn đến việc SV ra trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường.

b) Về phía doanh nghiệp

Hiện nay, tính đến tháng 04/ 2014 tình hình kinh tế nước ta đang trở lại quỹ đạo tăng trưởng mặc dù tăng còn chậm. Tình hình doanh nghiệp được cải thiện khi các chỉ tiêu về khả năng trả nợ, đòn bẩy tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh vào cuối năm 2013 đều chuyển biến khá hơn cuối năm 2012. Trước thực trạng đó, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, doanh nghiệp gặp sự cạnh tranh với các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Do đó, vấn đề hiện tại doanh nghiệp quan tâm là kinh doanh hiệu quả để tồn tại và phát triển hơn là liên kết đào tạo với nhà trường.

Nhiều doanh nghiệp mặc dù nguồn nhân lực cao chưa đáp ứng đủ nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp chưa linh hoạt trong công tác đào tạo bồi dưỡng NNL, thu hút NNL cao và cũng chưa chủ động thiết lập mối liên kết đào tạo với nhà trường. Trong khi đó, hiện nay nhiều trường đại học đào tạo ngành MTCN dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu. Ngoài ra, thị trường lao động Việt Nam tương đối rẻ. Chính những yếu tố đó làm doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc thiết lập LKĐT với nhà trường.

Nguyên nhân bên ngoài là những nhân tố tác động nằm ngoài tầm kiểm soát của NT&DN.Hiện nay, Nhà nước chưa có một cơ chế, chính sách rõ ràng nào về quy định về quyền lợi, trách nhiệm của các bên khi tham gia liên kết đào tạo. Việc LKĐT giữa NT&DN xuất phát từ nhu cầu tự nguyện và vì lợi ích của cả hai bên nên chưa khuyến khích doanh nghiệp tham gia.

Ngoài ra, trường STU, cụ thể là ngành MTCN đang chịu sự cạnh tranh bởi hệ thống trường Đại học công lập và tư thục đào tạo ngành MTCN. Do đó ngành MTCN cần phải LKĐT giữa NT&DN nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, của xã hội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, công tác đào tạo của trường STU cụ thể là ngành MTCN nói riêng hiện nay còn đang tồn tại khá nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đó là do Trường STU nói chung và ngành MTCN nói riêng chưa thực hiện liên kết với các doanh nghiệp một cách đồng bộ nên chưa đạt hiệu quả hợp tác. Muốn khắc phục tình trạng trên, nhà trường, cụ thể là khoa MTCN cần tìm ra giải pháp quản lý LKĐT một cách hiệu quả đồng bộ nhằm phát triển liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của ngành MTCN và nhà trường trong tương lai.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN

VỚI DOANH NGHIỆP 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Để hệ giải pháp quản lý hoạt động LKĐT giữa trường STU với doanh nghiệp bảo đảm tính khả thi khi triển khai thực hiện, cần quán triệt một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

3.11. Nguyên tắc mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động LKĐT giữa trường STU với doanh nghiệp

3.1.2. Nguyên tắc thực tiễn

Hệ thống các giải pháp đưa ra phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả nhất định

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với thực tiễn quản lý đào tạo nói chung, quản lý hoạt động LKĐT giữa trường STU với doanh nghiệp nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

3,1,3, Nguyên tắc hiệu quả

Tính hiệu quả là các đích cần đạt tới của nhà quản lý, vì vậy các giải pháp được đề xuất khi thực hiện phải đem lại hiệu quả thiết thử trong hoạt động liên kết giữa trường STU với doanh nghiệp

3.1.4. Nguyên tắc khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào quản lý hoạt động LKĐT giữa trường STU với doanh nghiệp

3.2. Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa ngànhMỹ thuật công nghiệp Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn với Doanh Mỹ thuật công nghiệp Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn với Doanh nghiệp

3.2.1. Nâng cao nhận thức của Nhà trường và Doanh nghiệp trongvấn đề liên kết đào tạo vấn đề liên kết đào tạo

3.2.1.1. Ý nghĩa của giải pháp

Nhà trường và doanh nghiệp sẽ nhận thức về tầm quan trọng của việc liên kết đào tạo.

3.2.1.2. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao nhận thức của Nhà trường và Doanh nghiệp trong vấn đề liên kết đào tạo.

3.2.1.3. Nội dung của giải pháp

- Thông qua các phương tiện truyền thông, vấn đề LKĐT sẽ được Nhà trường, đặc biệt là các Doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

- Cơ quan quản lý Nhà nước nên thay đổi cơ chế và cách thức quản lý để NT&DN tự chủ hơn trong LKĐT

- Nhà trường nên học tập các hình thức LKĐT giữa DN&NT ở các trường Đại học nước ngoài.

3.2.1.4. Cách thức thực hiện giải pháp

Thông qua các phương tiện truyền thông, vấn đề LKĐT sẽ được Nhà trường, đặc biệt là các Doanh nghiệp nhận thức hơn. Hiện nay, các trường Đại học bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc LKĐT. Về phía Doanh nghiệp, vấn đề này vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, việc LKĐT mới chỉ dừng ở góc độ nhận sinh viên vào thực tập tốt nghiệp

- Cơ quan quản lý Nhà nước nên thay đổi cơ chế và cách thức quản lý để NT&DN tự chủ hơn trong LKĐT. Cơ quan Nhà nước không chỉ giữ vai trò quản lý mà còn giữ vai trò kết nối giữa NT&DN thông qua hình thức LKĐT.

Hình thức kết nối LKĐT giữa NT&DN dưới hình thức là các buổi hội thảo, sân chơi, các buổi triễn lãm, các cuộc thi...

- Bản thân Nhà trường nên học tập các hình thức LKĐT ở các trường Đại học nước ngoài. Nhà trường thành lập một Trung tâm chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể đến trường Đại học làm nghiên cứu chung với giảng viên, sinh viên sẽ được tham gia dự án và có cơ hội học tập thực tế.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanhnghiệp nghiệp

3.2.2.1. Ý nghĩa của giải pháp

Xây dựng kế hoạch LKĐT giữa NT&DN giúp đẩy mạnh việc LKĐT theo trình tự, có định hướng tích cực cho sự phát triển của NT&DN

3.2.2.2. Mục tiêu của giải pháp

Nhà trường đẩy mạnh LKĐT với doanh nghiệp nếu có kế hoạch sẽ hướng tới nhu cầu xã hội. Các doanh nghiệp đóng vai trò là nhà cung cấp thông tin để trường Đại học nắm bắt nhu cầu của thị trường lao động. Phát triển LKĐT giữa NT&DN là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía.

3.2.2.3. Nội dung của giải pháp

- Đánh giá tổng thể thực trạng LKĐT giữa NT&DN hiện nay. - Xây dựng kế hoạch LKĐT giữa Nhà trường và Doanh nghiệp - Tổ chức thực hiện kế hoạch LKĐT theo tiến độ đề ra.

- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch LKĐT giữa Nhà trường và Doanh nghiệp

a) Đánh giá tổng thể thực trạng LKĐT giữa Nhà trường và Doanh nghiệp hiện nay

Nhà trường xem xét thống kê tình hình LKĐT với các doanh nghiệp. Từ đó, nhà trường xem xét lại các mối LKĐT, tìm cách duy trì và phát triển các mối LKĐT với doanh nghiệp. Trong quá trình đánh giá mối LKĐT, giữa NT&DN cùng xem xét những thuận lợi và những khó khăn, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp vì lợi ích của cả hai phía là doanh nghiệp và nhà trường.

Bên cạnh đó, nhà trường cần thiết lập mối LKĐT mới với các doanh nghiệp khác. Trong thời đại CNH- HĐH, chất lượng đào tạo Nhà trường phải gắn kết với thực tiễn, với thị trường lao động. Đây cũng là cơ sở cho việc tạo dựng mối LKĐT giữa Nhà trường và Doanh nghiệp hiện nay.

b) Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo giữa Nhà trường và Doanh nghiệp

- Đặt ra mục tiêu, chương trình liên kết đào tạo

- Tổ chức thực hiện các liên kết đào tạo

- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch LKĐT giữa Nhà trường và Doanh nghiệp

3.2.3. Đổi mới phương thức, hình thức, mức độ liên kết đào tạo giữaNhà trường và Doanh nghiệp Nhà trường và Doanh nghiệp

3.2.3.1. Ý nghĩa của giải pháp

Nhà trường và doanh nghiệp sẽ thay đổi phương thức, hình thức, mức độ LKĐT theo hướng tích cực phù hợp với lợi ích của cả hai bên

3.2.3.2. Mục tiêu của giải pháp

- Trong quá trình đào tạo, nhà trường sẽ tăng tính chủ động, linh hoạt gắn kết với doanh nghiệp, phù hợp với những biến động của thị trường và chính sách mới của Nhà nước.

thức, hình thức, mức độ liên kết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.3.3. Nội dung của giải pháp

- Nhà trường cần đánh giá tổng thể các hình thức, phương thức và mức độ LKĐT giữa nhà trường và doanh nghiệp

- Xây dựng kế hoạch hoàn thiện đổi mới hình thức, phương thức và mức độ liên kết đào tạo

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đổi mới hình thức, phương thức và mức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w