Tổ chức, chỉ đạo công tác liên kết đào tạo giữa ngành Mỹ thuật công

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 72)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Tổ chức, chỉ đạo công tác liên kết đào tạo giữa ngành Mỹ thuật công

Công nghiệp trường Đại học Công nghệ Sài Gòn với doanh nghiệp

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát đánh giá của GV&CBQL trong tổ chức, chỉ đạo LKĐT ngành MTCN trường STU với doanh nghiệp

STT Nội dung

Mức độ Thường

xuyên Thỉnh thoảng Chưa có

SL TL % SL TL% SL TL %

1

Khoa Design có tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch

LKĐT 4 18.18 16 72.73 2 9.09

2

Khoa Design có hỗ trợ GV, CBQL liên kết đào tạo với

DN 1 4.55 15 68.18 6 27.27

Nhận xét về mức độ thực hiện tổ chức, chỉ đạo công tác LKĐT giữa NT&DN nội dung Khoa Design có tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch LKĐT, chúng tôi nhận thấy GV&CBQL đánh giá cao nhất 72,73% mức độ thỉnh thoảng, đánh giá thấp ở mức độ chưa có là 9,09%.

Xét nội dung Khoa Design có hỗ trợ GV& CBQL liên kết đào tạo với DN, nhận thấy nhận thấy GV&CBQL đánh giá cao nhất 68,18% mức độ thỉnh thoảng, đánh giá thấp ở mức độ thường xuyên là 4,55%.

2.3.4. Thực trạng quản lý phương thức liên kết đào tạo với doanh nghiệp

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến về thực trạng quản lý phương thức LKĐT của Nhà trường. Kết quả thăm dò ý kiến thu được ở bảng

Bảng 2.16:Kết quả khảo sát đánh giá của khách thể về thực trạng quản lý phương thức LKĐT giữa ngành MTCN trường STU với doanh nghiệp

STT Các nội dung quản lý phương thức LKĐT tượngĐối Các mức độ đạt được Cao Tương đối cao Trung bình Thấp SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Xác định phương thức đào tạo phù hợp với MT, ND đào tạo GV CBQL 1 4.55 8 36.36 12 54.55 1 4.55 Doanh nghiệp 2 14.2 9 5 35.71 4 28.5 7 3 21.4 3 2 Tổ chức triển khai PTĐT GV CBQL 0 0.00 7 31.82 10 45.4 5 5 22.7 3 Doanh nghiệp 1 7.14 6 42.86 7 50.00 0 0.00 3 Đánh giá kết quả, điều chỉnh PTĐT GV CBQL 1 4.55 9 40.91 11 50.00 1 4.55 Doanh nghiệp 2 14.2 9 5 35.71 6 42.8 6 1 7.14 Trung bình 2.33 6.48 13.3 3 37.04 16.6 7 46.3 0 3.67 10.1 9

Kết quả thăm dò ý kiến ở bảng cho thấy nhà trường đã có biện pháp quản lý phương thức LKĐT giữa ngành MTCN trường STU với doanh nghiệp ở mức độ đạt được là trung bình 46,30%. Hiện tại Khoa Design ngoài việc tổ chức áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trong học, khoa Design, nhà trường đã chủ động thực hiện các hình thức dạy học gắn liền với thực tập tại doanh nghiệp phối hợp với chuyên viên của doanh nghiệp giảng dạy, nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên

Bảng 2.17 : Kết quả khảo sát đánh giá về quản lý hình thức LKĐT của khách thể ngành MTCN Trường STU

STT Nội dung Đối tượng

Mức độ đánh giá Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa có SL TL % SL TL% SL TL %

1 thảo luận chuyên đềTổ chức theo lớp

GV&CBQL 6 27.27 8 36.36 8 36.36

DN 3 21.43 7 50.00 4 28.57

2 Tổ chức ngắn hạnhay dài hạn

GV&CBQL 2 9.09 4 18.18 8 36.36

DN 1 7.14 2 14.29 11 78.57

3 Đào tạo tại Nhà trường

GV&CBQL 12 54.55 8 36.36 2 9.09

DN 5 35.71 4 28.57 5 35.71

4

Đào tạo tại doanh nghiệp

GV&CBQL 0 0.00 5 22.73 17 77.27

DN 0 0.00 2 14.29 12 85.71

Nhận xét về mức độ hình thức LKĐT, về nội dung Tổ chức theo lớp thảo luận chuyên đề, chúng tôi nhận thấy GV&CBQL đánh giá cao nhất 36,36% mức độ thỉnh thoảng và mức độ chưa có, đánh giá thấp ở mức độ 0,00% thường xuyên. Về phía doanh nghiệp đánh giá cao về nội dung này là 50,00% thỉnh thoảng, đánh giá thấp ở mức độ 21,43% thường xuyên

Xét nội dung Tổ chức ngắn hạn hay dài hạn, chúng tôi nhận thấy GV&CBQL đánh giá cao nhất 77,27% mức độ chưa có, đánh giá thấp ở mức độ thường xuyên là 7,14%. Về phía doanh nghiệp, đánh giá cao về nội dung này mức độ 78,57% chưa có và thấp là 7,14% thường xuyên.

Xét về nội dung hình thức LKĐT là Đào tạo tại Nhà trường, GV&CBQL đánh giá cao 54,55% thường xuyên, thấp là 9,09% chưa có. Về phía doanh nghiệp, 35,71% để đánh giá mức độ thường xuyên và chưa có., thấp nhất là 28,57%

Xét về nội dung hình thức LKĐT là Đào tạo tại Doanh nghiệp, GV&CBQL đánh giá cao 77,27% chưa có, thấp là 0,00% thường xuyên. Về phía doanh nghiệp, đánh giá cao nhất là 85,71% mức độ chưa có và 0,00% mức độ thường xuyên

2.3.5. Thực trạng quản lý chương trình liên kết đào tạo

Quản lý chương trình và kế hoạch đào tạo do PĐT trường STU phụ trách, dưới sự phối hợp chuyên môn của khoa Design và các đơn vị phối hợp đào tạo kiểm tra, theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo.

Chương trình và kế hoạch đào tạo của Khoa Design ngành MTCN muốn được thực thi có hiệu quả, đúng tiến độ đòi hỏi phải có sự chỉ đạo từ phía BGH, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong trường, của doanh nghiệp LKĐT, sinh viên, giảng viên.

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về tính phù hợp với thực tiễn của chương trình đào tạo ngành MTCN trường STU

Đối tượng đánh giá

Tính phù hợp với thực tiễn của chương trình đào tạo Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp Sinh viên Số lượng 7 116 7 10 Tỷ lệ (%) 5,00 82,86 5,00 7,14

Cựu sinh viên

Số lượng 1 8 11 0 Tỷ lệ (%) 5,00 40,00 55,00 0,00 Cán bộ quản lý, giảng viên Số lượng 0 3 17 2 Tỷ lệ (%) 0,00 13,64 77,27 9,09 Doanh nghiệp Số lượng 1 3 6 4 Tỷ lệ (%) 7,14 21,43 42,86 28,57

Nhận xét bảng 2.8 về tính phù hợp với thực tiễn của chương trình đào tạo ngành MTCN trường STU, chúng tôi nhận thấy như sau:

Về phía sinh viên, 82,86% đánh giá chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn, 5% đánh giá là phù hợp, rất phù hợp

Về phía cựu sinh viên, 55% đánh giá chương trình đào tạo ít phù hợp với thực tiễn do cựu sinh viên đã đi làm, có điều kiện cọ xát thực tế.

Về phía GV&CBQL, 77,27% đánh giá chương trình đào tạo ít phù hợp với thực tiễn

Về phía Doanh nghiệp, 71,43% đánh giá chương trình đào tạo ít phù hợp và không phù hợp với thực tiễn

Đa số các đối tượng khảo sát đều đánh giá là chương trình đào tạo ít phù hợp với thực tiễn. Nhà trường cần xem xét và điều chỉnh chương trình đào tạo thông qua việc liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường

2.3.6. Một số điểm sáng trong liên kết đào tạo ngành Mỹ thuật côngnghiệp trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. nghiệp trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.

Mời cán bộ doanh nghiệp trong lĩnh vực MTCN tham gia Hội đồng chấm tốt nghiệp. Sinh viên thông qua Đồ án tốt nghiệp, thực hiện đồ án theo những đề tài gắn kết với thực tiễn hay do doanh nghiệp yêu cầu, mô phỏng tình huống thực tế với tư cách là nhà thiết kế và phải bảo vệ trước Hội đồng chấm bảo vệ Đồ án tốt nghiệp. Đây vừa là cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn, tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao, vừa là cơ hội để sinh viên ngành MTCN chứng tỏ năng lực của mình trước doanh nghiệp thông qua Hội đồng chấm bảo vệ Đồ án tốt nghiệp

Nội dung và hình thức liên kết giữa NT&DN là doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên khoa Design đến thực tập tốt nghiệp với 56 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực MTCN, marketing và văn hóa ở các doanh nghiệp trong nước và quốc tế thường xuyên tới Khoa MTCN với những buổi chuyên đề và những buổi nói chuyện, hội thảo ngoại khóa đã bổ sung cho chương trình đào tạo ngành MTCN thêm gắn kết với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp và thị trường MTCN

Tham gia đội ngũ giảng dạy và công tác tại khoa Design hiện nay gồm 32 giảng viên cơ hữu và sự cộng tác của hơn 73 giảng viên thỉnh giảng, đã tu nghiệp từ các nước như Audtralia, Singapore, Malaysia, Mỹ, Pháp, Đức, Nga,

Tiệp, ...là các giảng viên từ các trường đại học, những chuyên gia thiết kế của các doanh nghiệp, các hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực nghệ thuật.

Tạo điều kiện cho sinh viên ngành MTCN tham gia các cuộc thi Thiết kế do các Hiệp hội ngành MTCN, các Doanh nghiệp tổ chức. Chính vì vậy, nhiều sinh viên ngành MTCN của trường STU đã tích cực tham gia và đoạt giải thưởng cao từ các cuộc thi thiết kế trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thiết kế như Thiết kế đồ gỗ nội thất, thiết kế thời trang, thiết kế xanh....

Mỗi năm, khoa MTCN tổ chức triển lãm tác phẩm cá nhân của sinh viên vào dịp lễ hội truyền thống khoa MTCN, là cơ hội để sinh viên giới thiệu bản thân và các sáng tác trong quá trình học tập đến doanh nghiệp.

Hình thức LKĐT giữa nhà trường, cụ thể là khoa MTCN và doanh nghiệp còn khá khiêm tốn nhưng chất lượng đào tạo ngành MTCN đang dần từng bước nâng cao, cố gắng bám sát thực tiễn từ các doanh nghiệp tham gia liên kết. Khoa Design thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận chuyên để, mời các chuyên gia đại diện doanh nghiệp trao đổi với sinh viên, giảng viên:

- Chuyên đề: “ Kỹ thuật thể hiện đồ án trong thực tế áp dụng trong đồ án Thiết kế Giày dép”

- Chuyên đề giao lưu giữa sinh viên và doanh nghiệp với chủ đề “ Interior Design, tốt nghiệp – thất nghiệp”

- Nghệ thuật đương đại trong hoạt động cộng đồng

- Đưa các đề tài do Hội doanh nghiệp tổ chức thi vào giảng dạy đồ án.... Chiến lược phát triển của ngành MTCN trường STU hướng tới là nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ hiệu quả cho đất nước và TP.HCM, phấn đấu trở thành trường Đại học đào tạo ngành MTCN tốt nhất, nổi bật nhất thành phố. Đào tạo với thực tiễn trong mô hình đào tạo với thực tiễn trong Mô hình Đào tạo – Nghiên cứu -Ứng dụng khăng khít và hài hòa, kết nối bài giảng – bài học, nghiên cứu – giảng dạy, ứng dụng marketing quảng bá, qua đó thật

sự để “Mỗi bài học là một tác phẩm, mỗi môn học là cơ hội nghề nghiệp” như Slogan của ngành MTCN.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng2.4.1. Ưu điểm 2.4.1. Ưu điểm

Từ kết quả dự báo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.Hồ Chí Minh đã khảo sát thường xuyên tình xác định nhu cầu nhân lực có trình độ tại TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 - 2015 - 2020, dự kiến nhu cầu nhân lực 1 năm khoảng 270.000 chỗ việc làm trống (trong đó: lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 31% với 89.100 chỗ việc trống).Thực trạng thị trường lao động những năm gần đây tại thành phố luôn diễn biến tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề chuyên môn lành nghề và nhân lực; cho thấy tình trạng vừa thừa, vừa thiếu lao động chất lượng cao trong các ngành kỹ thuật, quản lý sản xuất - kinh doanh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có nguồn nhân lực chất lượng cao. Để thực hiện được, các doanh nghiệp cần đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực ngay tại nơi đào tạo nguồn nhân lực - Trường Đại học. Vì vậy, việc liên kết đào tạo giữa trường Đại học và Doanh nghiệp sẽ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi về chuyên môn lẫn kỹ năng làm việc. Ngoài ra, việc tham gia đồng bộ của các ngành, các cấp, các đoàn thể xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, trường đào tạo và xã hội là điều cấp thiết hiện nay để từng bước nâng cao nguồn nhân lực có chất lượng và hạn chế sự nghịch lý.

Trong một bài báo về Việt Nam đăng trên tờ New York Times, phóng viên Seth Mydans nhận xét rằng Việt Nam là một nước có nguồn nội lực rất lớn chưa được khai thác: đó là con người Việt Nam. Điều này cho thấy học sinh, sinh viên ở nước ta có tiềm năng rất lớn và nếu có cơ hội cùng với môi trường thuận tiện, họ sẽ trở thành đội ngũ chuyên viên có thể đóng góp quan

trọng cho đất nước. Nhưng để khai thác tiềm năng của sinh viên là trường đại học có chất lượng cao và được các doanh nghiệp hỗ trợ trong quá trình thực hành

Ở các nước tiên tiến, việc liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thẩm định chất lượng của sinh viên sau khi tốt nghiệp và kiểm định chất lượng đào tạo. Hòa vào xu thế hội nhập, các trường ĐH&DN ở nước ta bắt đầu có sự thay đổi về nhận thức về vấn đề LKĐT. Trường STU quan tâm hơn về những lợi ích rất lớn từ việc LKĐT. Ngay cả nhận thức của đa số sinh viên, giảng viên và CBQL cũng đánh giá việc LKĐT giữa Trường ĐH&DN là rất cần thiết cho sự phát triển chất lượng đào tạo của nhà trường. Về phía doanh nghiệp, cũng quan tâm đến việc phát triển đội ngũ NNL chất lượng cao, nên họ cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề liên kết đào tạo với nhà trường. Hiện nay, Nhà nước cũng đưa ra những chính sách thuận lợi khuyến khích vấn đề đào tạo bằng hình thức này.

Trường STU, cụ thể là ngành MTCN có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện LKĐT với doanh nghiệp:

- Cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng theo nhu cầu đào tạo của ngành MTCN - Chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo theo khảo sát từ SV, cựu sinh viên đã tốt nghiệp, giảng viên và CBQL phù hợp với nhu cầu thực tiễn

- Ngành MTCN vốn đã có sự LKĐT với 56 doanh nghiệp

- Thế mạnh trong LKĐT về vấn đề doanh nghiệp tạo điều kiện cho SV của nhà trường đến thực tập tốt nghiệp, doanh nghiệp cử chuyên viên tham gia giảng dạy tại trường

- Kết quả đào tạo của sinh viên ngành MTCN về khả năng tìm việc làm, mức lương khá tốt theo bảng khảo sát đây cũng là thuận lợi đảm bảo chất lượng NNL do nhà trường đào tạo với doanh nghiệp.

Ngoài những thuận lợi kể trên thì quá trình LKĐT giữa trường STU, cụ thể ngành MTCN và doanh nghiệp còn tồn tại một số hạn chế nhất định sau:

- Việc LKĐT giữa NT&DN mới diễn ra trên quy mô nhỏ, mức độ liên kết về mục tiêu, chương trình đào tạo, liên kết về tài chính và CSVC hầu như chưa có.

- Hình thức liên kết còn chưa sâu, phần lớn dừng ở liên kết trong vấn đề đưa SV đi thực tập, doanh nghiệp tham gia đánh giá tốt nghiệp, doanh nghiệp chưa ký hợp đồng nghiên cứu khoa học.

- Sự liên kết, sự thiếu phối hợp giữa trường ĐH&DN thường xuyên đã hạn chế đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, giải quyết việc làm và sử dụng sau đào tạo.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân bên trong

a) Về phía trường Đại học Công nghệ Sài Gòn

Trường STU được thành lập trên nền tảng tổng vốn đầu tư hoàn toàn do đóng góp của các cá nhân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện tại của trường có thể đủ để tổ chức đào tạo các ngành hiện có nhưng nếu tiếp tục phát triển theo sự phát triển của công nghệ thì trường phải trang bị mới hoặc phải thay thế bằng các thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên, việc đầu tư thiết bị đào tạo mới cần nguồn tài chính rất lớn nên ngay các trường có ngân sách của Nhà nước cũng khó vượt qua rào cản này. Do đó, nhà trường, cụ thể là ngành MTCN nên chủ động trong việc tìm kiếm mối liên kết với các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Khoa MTCN đã có mối quan hệ liên kết nhưng chỉ dừng ở mức độ đơn lẻ chưa thành hệ thống do không có chiến lược phát triển, dù nhà trường có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(153 trang)
w