Nâng cao nhận thức của Nhà trường và Doanh nghiệp trong vấn đề liên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 84)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức của Nhà trường và Doanh nghiệp trong vấn đề liên

vấn đề liên kết đào tạo

3.2.1.1. Ý nghĩa của giải pháp

Nhà trường và doanh nghiệp sẽ nhận thức về tầm quan trọng của việc liên kết đào tạo.

3.2.1.2. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao nhận thức của Nhà trường và Doanh nghiệp trong vấn đề liên kết đào tạo.

3.2.1.3. Nội dung của giải pháp

- Thông qua các phương tiện truyền thông, vấn đề LKĐT sẽ được Nhà trường, đặc biệt là các Doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

- Cơ quan quản lý Nhà nước nên thay đổi cơ chế và cách thức quản lý để NT&DN tự chủ hơn trong LKĐT

- Nhà trường nên học tập các hình thức LKĐT giữa DN&NT ở các trường Đại học nước ngoài.

3.2.1.4. Cách thức thực hiện giải pháp

Thông qua các phương tiện truyền thông, vấn đề LKĐT sẽ được Nhà trường, đặc biệt là các Doanh nghiệp nhận thức hơn. Hiện nay, các trường Đại học bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc LKĐT. Về phía Doanh nghiệp, vấn đề này vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức, việc LKĐT mới chỉ dừng ở góc độ nhận sinh viên vào thực tập tốt nghiệp

- Cơ quan quản lý Nhà nước nên thay đổi cơ chế và cách thức quản lý để NT&DN tự chủ hơn trong LKĐT. Cơ quan Nhà nước không chỉ giữ vai trò quản lý mà còn giữ vai trò kết nối giữa NT&DN thông qua hình thức LKĐT.

Hình thức kết nối LKĐT giữa NT&DN dưới hình thức là các buổi hội thảo, sân chơi, các buổi triễn lãm, các cuộc thi...

- Bản thân Nhà trường nên học tập các hình thức LKĐT ở các trường Đại học nước ngoài. Nhà trường thành lập một Trung tâm chuyên nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghiệp. Khi doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể đến trường Đại học làm nghiên cứu chung với giảng viên, sinh viên sẽ được tham gia dự án và có cơ hội học tập thực tế.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanhnghiệp nghiệp

3.2.2.1. Ý nghĩa của giải pháp

Xây dựng kế hoạch LKĐT giữa NT&DN giúp đẩy mạnh việc LKĐT theo trình tự, có định hướng tích cực cho sự phát triển của NT&DN

3.2.2.2. Mục tiêu của giải pháp

Nhà trường đẩy mạnh LKĐT với doanh nghiệp nếu có kế hoạch sẽ hướng tới nhu cầu xã hội. Các doanh nghiệp đóng vai trò là nhà cung cấp thông tin để trường Đại học nắm bắt nhu cầu của thị trường lao động. Phát triển LKĐT giữa NT&DN là nhu cầu khách quan xuất phát từ lợi ích của cả hai phía.

3.2.2.3. Nội dung của giải pháp

- Đánh giá tổng thể thực trạng LKĐT giữa NT&DN hiện nay. - Xây dựng kế hoạch LKĐT giữa Nhà trường và Doanh nghiệp - Tổ chức thực hiện kế hoạch LKĐT theo tiến độ đề ra.

- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch LKĐT giữa Nhà trường và Doanh nghiệp

a) Đánh giá tổng thể thực trạng LKĐT giữa Nhà trường và Doanh nghiệp hiện nay

Nhà trường xem xét thống kê tình hình LKĐT với các doanh nghiệp. Từ đó, nhà trường xem xét lại các mối LKĐT, tìm cách duy trì và phát triển các mối LKĐT với doanh nghiệp. Trong quá trình đánh giá mối LKĐT, giữa NT&DN cùng xem xét những thuận lợi và những khó khăn, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp vì lợi ích của cả hai phía là doanh nghiệp và nhà trường.

Bên cạnh đó, nhà trường cần thiết lập mối LKĐT mới với các doanh nghiệp khác. Trong thời đại CNH- HĐH, chất lượng đào tạo Nhà trường phải gắn kết với thực tiễn, với thị trường lao động. Đây cũng là cơ sở cho việc tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 84)