Một số điểm sáng trong liên kết đào tạo ngành Mỹ thuật công nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 76)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.6.Một số điểm sáng trong liên kết đào tạo ngành Mỹ thuật công nghiệp

nghiệp trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.

Mời cán bộ doanh nghiệp trong lĩnh vực MTCN tham gia Hội đồng chấm tốt nghiệp. Sinh viên thông qua Đồ án tốt nghiệp, thực hiện đồ án theo những đề tài gắn kết với thực tiễn hay do doanh nghiệp yêu cầu, mô phỏng tình huống thực tế với tư cách là nhà thiết kế và phải bảo vệ trước Hội đồng chấm bảo vệ Đồ án tốt nghiệp. Đây vừa là cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn, tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao, vừa là cơ hội để sinh viên ngành MTCN chứng tỏ năng lực của mình trước doanh nghiệp thông qua Hội đồng chấm bảo vệ Đồ án tốt nghiệp

Nội dung và hình thức liên kết giữa NT&DN là doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên khoa Design đến thực tập tốt nghiệp với 56 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương

Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực MTCN, marketing và văn hóa ở các doanh nghiệp trong nước và quốc tế thường xuyên tới Khoa MTCN với những buổi chuyên đề và những buổi nói chuyện, hội thảo ngoại khóa đã bổ sung cho chương trình đào tạo ngành MTCN thêm gắn kết với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp và thị trường MTCN

Tham gia đội ngũ giảng dạy và công tác tại khoa Design hiện nay gồm 32 giảng viên cơ hữu và sự cộng tác của hơn 73 giảng viên thỉnh giảng, đã tu nghiệp từ các nước như Audtralia, Singapore, Malaysia, Mỹ, Pháp, Đức, Nga,

Tiệp, ...là các giảng viên từ các trường đại học, những chuyên gia thiết kế của các doanh nghiệp, các hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực nghệ thuật.

Tạo điều kiện cho sinh viên ngành MTCN tham gia các cuộc thi Thiết kế do các Hiệp hội ngành MTCN, các Doanh nghiệp tổ chức. Chính vì vậy, nhiều sinh viên ngành MTCN của trường STU đã tích cực tham gia và đoạt giải thưởng cao từ các cuộc thi thiết kế trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thiết kế như Thiết kế đồ gỗ nội thất, thiết kế thời trang, thiết kế xanh....

Mỗi năm, khoa MTCN tổ chức triển lãm tác phẩm cá nhân của sinh viên vào dịp lễ hội truyền thống khoa MTCN, là cơ hội để sinh viên giới thiệu bản thân và các sáng tác trong quá trình học tập đến doanh nghiệp.

Hình thức LKĐT giữa nhà trường, cụ thể là khoa MTCN và doanh nghiệp còn khá khiêm tốn nhưng chất lượng đào tạo ngành MTCN đang dần từng bước nâng cao, cố gắng bám sát thực tiễn từ các doanh nghiệp tham gia liên kết. Khoa Design thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận chuyên để, mời các chuyên gia đại diện doanh nghiệp trao đổi với sinh viên, giảng viên:

- Chuyên đề: “ Kỹ thuật thể hiện đồ án trong thực tế áp dụng trong đồ án Thiết kế Giày dép”

- Chuyên đề giao lưu giữa sinh viên và doanh nghiệp với chủ đề “ Interior Design, tốt nghiệp – thất nghiệp”

- Nghệ thuật đương đại trong hoạt động cộng đồng

- Đưa các đề tài do Hội doanh nghiệp tổ chức thi vào giảng dạy đồ án.... Chiến lược phát triển của ngành MTCN trường STU hướng tới là nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ hiệu quả cho đất nước và TP.HCM, phấn đấu trở thành trường Đại học đào tạo ngành MTCN tốt nhất, nổi bật nhất thành phố. Đào tạo với thực tiễn trong mô hình đào tạo với thực tiễn trong Mô hình Đào tạo – Nghiên cứu -Ứng dụng khăng khít và hài hòa, kết nối bài giảng – bài học, nghiên cứu – giảng dạy, ứng dụng marketing quảng bá, qua đó thật

sự để “Mỗi bài học là một tác phẩm, mỗi môn học là cơ hội nghề nghiệp” như Slogan của ngành MTCN.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường đại học công nghệ sài gòn với doanh nghiệp (Trang 76)