3. Thực hiện theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản
3.3. Theo dõi và xử lý hàng trong kho
* Theo dõi và kiểm tra
- Thực hiện theo nguyên tắc vàng: 4 dễ Dễ thấy Dễ cất Dễ lấy 4 không Không nhầm Không hỏng Không mất
Dễ kiểm Không hại
- Theo dõi và kiểm tra hàng trong kho thường xuyên: + Nhiệt độ
+ Độ ẩm + Bị đổ ngã + Cháy lạnh
+ Kém phẩm chất
+ Thành phẩm không còn dùng được nữa + Vi sinh vật
+ Côn trùng
- Kiểm soát hàng tồn trữ
- Bố trí kho, định vị kho, sắp xếp hàng hóa
* Cách xử lý
- Nhiệt độ sản phẩm phải đạt -20oC ± 1oC được thể hiện trên đồng hồ đo, nếu nhiệt độ trên đồng hồ không đạt thì cách xử lý như phần (2.1. Xử lý sự cố thiết bị)
- Độ ẩm kho cao phải dùng hóa chất hút ẩm phổ biến như: Vôi sống ( CaO), clorua can xi (CaCl2), Silicagen, Power- Dry, Power-ultra-dry..., độ ẩm thấp phải dùng máy phun ẩm để đạt độ ẩm 85-95%
- Hàng bị đổ ngã
Xử lý như sáu:
+ Chuyển tất cả hàng hóa bị đổ ngã ra ra ngoài kho
+ Kiểm tra và thay thùng carton nếu thùng bị rách, rơi vãi hàng hóa + Kiểm tra số lượng
+ Ghi sổ theo dõi
+ Chất hàng vào kho lại + Lập lại thẻ kho
+ Vẽ lại sơ đồ kho
- Hàng bị cháy lạnh, hàng kém phẩm chất, hàng không còn dùng được nữa: đem hàng ra ngoài kho, cần thanh lý kịp thời
+ Thực hiện theo nguyên tắc: Giữ mức tồn kho thấp nhất trong không gian hẹp nhất với thời gian ngắn nhất
+ Luân chuyển tồn kho: hàng vào trước ra trước
+ Đảm bảo khôn có mặt hàng nào dự trữ quá ít gây trở ngại cho kinh doanh, sản xuất
+ Đảm bảo không có mặt hàng nào dự trữ quá nhiều gây tốn kém + Phân liệu hàng để xác lập ưu tiên quản lý
+ Phát hiện bất kỳ sự hư hỏng, mất mát hay lỗi thời nào ngay khi nó xảy ra
Lưu ý khi theo dõi và xử lý hàng trong kho:
- Hàng hóa phát hiện thừa sau khi kiểm tra do nguyên nhân nào cũng không bù trừ với số thiếu của hàng hóa khác.
- Nếu trong cùng 01 kì báo cáo, những hàng khác nhau của cùng 01 loại, vì nhầm lẫn mà thừa thiếu, sau khi được cấp trên phê chuẩn thì có thể bù trừ lẫn nhau.
- Bộ phận kho căn cứ phiếu hàng hóa thừa, thiếu chuyển qua kế toán điều chỉnh trên thẻ kho/nhập máy.
- Chênh lệch giữa giá trị nhập kho trước đây và giá trị còn lại hiện nay sẽ ghi vào tài khoản “ tài sản thừa/ thiếu” chờ giải quyết.
4. Vệ sinh và khử trùng: Vệ sinh và khử trùng dụng cụ phải đúng theo
quy định (MĐ 01).
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi
Câu hỏi số 6.7.1. Nêu mục đích, yêu cầu kỹ thuật của việc theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản bằng cách khoanh tròn vào ý đúng nhất trong câu hỏi
1. Mục đích việc theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản là ngăn ngừa, giảm thiều hư hỏng sản phẩm
a. Đúng b. Sai
2. Yêu cầu kĩ thuật theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản: a. Nhiệt độ kho dao động ± 3oC
b. Nhiệt độ trung tâm sản phẩm ≤ - 20C c. Độ ẩm kho 80-85%
2. Các bài thực hành
Bài thực hành số 6.7.1. Thực hiện theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản.
- Mục tiêu: Thực hiện theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản theo đúng qui định đảm bảo hành không bị hư hỏng trong thời gian bảo quản cho phép.
- Nguồn lực: Kho lạnh đông, sản phẩm
- Cách thức tiến hành: Thực hiện bài thực hành theo cá nhân - Nhiệm vụ của cá nhân:
+ Theo dỏi và xử lý thiết bị kho + Theo dỏi và xử lý hàng trong kho + Theo dỏi và xử lý nhà kho
- Thời gian hoàn thành: 15 phút/ học viên
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Thực hiện đúng thứ tự các bước.
+ Thiết bị kho sạch, không bị hư hỏng.
+ Hàng đạt chất lượng, gọn gàng, đúng vị trí trong sơ đồ kho.
C. Ghi nhớ
1. Cần chú ý một số nội dung trọng tâm sau: 2. Theo dõi nhiệt độ kho bảo quản đông;
Bài 8. Xuất hàng
Mã bài: MĐ 06 - 08
Mục tiêu
- Nêu được các các bước trong qui trình xuất hàng; - Kiểm soát được số lượng hàng xuất kho;
- Thực hiện sắp xếp hàng trên xe lạnh;
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, cẩn thận, tuân thủ.
A. Nội dung