GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA CỦA NHNN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
3.4.2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng NHNN Việt Nam tăng cường sự chỉ đạo hoạt động với thanh tra chi nhánh
cường sự chỉ đạo hoạt động với thanh tra chi nhánh
- Về nghiệp vụ thanh tra: Thanh tra NHNN Việt Nam (nay là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xây dựng quy trình thanh tra và phúc tra trong ngành ngân hàng. Nghiên cứu để ban hành nội dung và quy trình thanh tra về các mặt nghiệp vụ như tín dụng, kế toán tài chính, tiết kiệm, nguồn vốn, kho quỹ… Tiếp tục sửa đổi, cải tiến chương trình giám sát cho phù hợp với việc giám sát từ xa của chi nhánh tổ chức tín dụng tại địa phương.
- Về công tác đào tạo: cần tăng cường các lớp đào tạo và đào tạo lại về nghiệp vụ thanh tra (cả thanh tra tại chỗ, giám sát từ xa cũng như đào tạo các kiến thức bổ trợ cho công tác thanh tra, giới thiệu, hướng dẫn về thanh tra trên
cơ sở rủi ro). Thời gian đào tạo nên bố trí vào quý 1, quý 4 là những thời kỳ đã cơ bản triển khai và hoàn thành chương trình - kế hoạch thanh tra tại chỗ của năm, do đó dễ dàng cho việc bố trí cán bộ đi học tập, bồi dưỡng đầy đủ.
- Về công tác điều hành: Hàng năm, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng gửi sớm chương trình công tác thanh tra cho thanh tra chi nhánh để trên cơ sở đó, kết hợp với điều kiện tình hình cụ thể trên địa bàn, thanh tra NHNN tỉnh chủ động xây dựng chương trình công tác thanh tra của chi nhánh, vừa đảm bảo tính tập trung thống nhất, vừa chủ động nhanh nhạy và phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cũng phải tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của thanh tra, giám sát chi nhánh để giúp Thanh tra chi nhánh có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm điều hành hoạt động thanh tra và tổ chức chỉ đạo một cuộc thanh tra. Những kiến nghị, vướng mắc của chi nhánh đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sớm có phản hồi hoặc thông tin kịp thời.