THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA CỦA
2.2.3. Những hạn chế, yếu kém
- Chưa bám sát mục tiêu hoạt động: Đó là những QTDND cơ sở đóng trên địa bàn có kinh tế phát triển, thành viên có nhu cầu vốn lớn nên đã có những biểu hiện hoạt động chạy theo mục tiêu kinh doanh. Không bám sát mục tiêu chủ yếu là tương trợ giúp đỡ phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống của các thành viên, dẫn đến tình trạng cho vay vượt trần lãi suất, cho vay vượt mức quy định 15% vốn tự có, cho vay không đúng đối tượng gây ra nợ quá hạn, nợ khó đòi.
- Năng lực tài chính và cơ sở vật chất, trình độ công nghệ của các QTDND cơ sở còn hạn chế, nghiệp vụ còn đơn giản là huy động để cho vay, vì vậy, khả năng mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh với các loại hình TCTD khác trên địa bàn còn hạn chế.
- Một số QTDND cơ sở chất lượng hoạt động yếu kém, thể hiện:
+ Vốn điều lệ, vốn hoạt động còn nhỏ bé, mức độ phát triển chậm (Tam Đa, Tân Lãng…)
+ Kết quả hoạt động sau khi kết thúc năm tài chính còn thấp, lợi tức cố phần thấp, có nơi chỉ đạt bằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
+ Một số QTDND chưa làm tốt khâu thẩm định khi cho vay và chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của các thành viên; thủ tục cho vay sơ sài, mục đích sử dụng tiền vay ghi không rõ
ràng dẫn đến không có cơ sở để kiểm tra.
+ Việc chấp hành lãi suất cho vay, quản lý tài chính, hạch toán kế toán của một số QTDND (như QTDND Đồng Nguyên, Tam Đa…) chưa đúng quy định gây thất thoát tiền bạc ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của QTDND.
- Một số QTDND cơ sở đã mở rộng phạm vi cho vay đối với các thành viên ngoài địa bàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng nhà nước trong giấy phép hoạt động, vượt quá khả năng quản lý, rủi ro tiềm ẩn lớn ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động, dẫn đến rủi ro trong hoạt động cao hơn nhiều. Một số QTDND khác tăng dư nợ quá nhanh vượt quá khả năng quản lý, mức am hiểu thành viên chưa đầy đủ, theo dõi các món vay thiếu chặt chẽ, thường xuyên và kịp thời dẫn đến có thời điểm phát sinh nợ quá hạn cao.
- Quản trị điều hành và công tác kiểm soát nội bộ của một số QTDND cơ sở (như QTD Đại Phúc,Tam Đa, Mão Điền, Đồng Nguyên…) còn nhiều sai phạm, không đảm bảo nguyên tắc dân chủ, trong hoạt động còn mang nặng tính gia đình. Trình độ của đội ngũ cán bộ QTDND cơ sở vẫn chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm đảm bảo quản lý, vận hành QTDND cơ sở an toàn, bền vững. Hoạt động của Ban Kiểm soát của các QTDND cơ sở trên địa bàn mang tính hình thức, chưa phát huy được chức năng kiểm soát nội bộ để đảm bảo an toàn cho QTDND.
- Kho quỹ chưa thực sự an toàn: một số QTD chưa tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc trong thu, chi tiền mặt; việc bảo quản và phân công sử dụng chìa khóa kho két chưa đúng quy định, gây rủi ro mất an toàn.. Kết quả kiểm quỹ đột xuất tại một số QTDND cơ sở trên địa bàn cho thấy còn tình trạng thiếu quỹ, chênh lệch giữa tồn quỹ theo sổ sách và tồn quỹ thực tế.
- Chưa xây dựng được mối liên kết bền vững trong hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu điều hoà vốn, phục vụ hỗ trợ khi gặp khó khăn mất khả năng thanh toán và kiểm toán hoạt động của QTDND để đảm bảo an toàn hệ thống.
+ Do đòi hỏi của thành viên về lợi tức cổ phần; đặc biệt là thu nhập của thành viên tham gia quản trị điều hành trực tiếp, dẫn đến một số QTD đã chạy theo lợi nhuận kinh doanh thuần túy.
+ Do trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, điều hành của một số cán bộ, nhân viên QTD còn hạn chế đã dẫn đến những tồn tại, khuyết điểm trong hoạt động nghiệp vụ nêu trên.
+ Do một số ít QTD chưa chú trọng đến khâu đào tạo, tuyển dụng nên để xảy ra sai phạm về mặt đạo đức nghề nghiệp.
+ Một số QTD cơ sở còn tính toán đến lợi ích cục bộ, không vì hệ thống; QTDTW-CN Bắc Ninh chưa có chính sách và giải pháp phù hợp để thu hút, khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi của các QTD cơ sở.
+ Quy mô hoạt động nhỏ, vốn thấp; trình độ, năng lực quản lý điều hành còn hạn chế, địa bàn hoạt động nhỏ do bị giới hạn trong một xã, phường; khả năng huy động vốn của các QTDND luôn khó khăn hơn các tổ chức tín dụng do quy mô tiềm lực tài chính của các quỹ còn nhỏ bé, các phương thức, sản phẩm huy động đơn sơ, kém hấp dẫn. Bên cạnh đó, địa bàn hoạt động của hệ thống QTDND đã có nhiều tổ chức tín dụng tham gia cho vay, do vậy mức độ cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, thị phần tín dụng của QTDND không tăng trưởng được, thậm chí có thể bị thu hẹp…
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNGNHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH ĐỐI VỚI QTDND TRÊN ĐỊA BÀN