THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA CỦA
2.3.2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua còn một số hạn chế. Cụ thể:
* Trong xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra
- Một số cuộc Thanh tra xây dựng đề cương còn quá rộng với rất nhiều nội dung (từ quản trị, điều hành, kiểm soát, tín dụng, kế toán tài chính đến an toàn kho quỹ) trong khi thời gian thanh tra bị hạn chế (do một năm phải làm rất nhiều cuộc thanh tra nên thời gian để tiến hành thanh tra một QTDND trong quyết định thanh tra thường từ 5 đến tối đa là 7 ngày). Do vậy các Đoàn luôn bị sức ép về thời gian, làm ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tra, xem xét hồ sơ, có một số vấn đề chưa đủ thời gian để làm rõ và xử lý dứt điểm.
Mặt khác, có những trường hợp, thanh tra chi nhánh đã thông báo kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể tới các QTDND cơ sở nhưng theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam lại phải tiến hành các công việc đột xuất khác (như phối hợp thanh tra pháp nhân hoặc kiểm tra theo các chuyên đề như kiểm tra việc chấp hành cơ chế lãi suất, kiểm tra cho vay ngoại tệ…) nên Thanh tra chi nhánh lại phải điều chỉnh lại kế hoạch thanh tra.
chương trình kế hoạch mà thiếu đi các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, do vậy đã bỏ sót nhiều tồn tại, sai phạm: Nhiều QTDND năm nào được thông báo sẽ có thanh tra, kiểm tra thì có tâm lý chuẩn bị trước nên khi về kiểm tra số lượng tồn tại, sai phạm phát hiện còn ít. Những năm không nằm trong kế hoạch thanh tra, các QTDND có tâm lý chủ quan, do vậy xuất hiện rất nhiều sai phạm. Kết quả kiểm quỹ đột xuất tại các QTDND cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2009 cho thấy, có 5/25 QTD có sai phạm nghiêm trọng về công tác an toàn kho quỹ, tồn quỹ thực tế không khớp với tồn theo sổ sách kế toán. Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức họp đột xuất các QTDND cơ sở trên địa bàn để chấn chỉnh vấn đề này.
* Về phương pháp thanh tra đối với QTDND
- Đặc thù hoạt động ngân hàng nói chung, các QTDND cho thấy, nguyên tắc phòng ngừa rủi ro và vi phạm cần được coi trọng hơn là chỉ tập trung xử lý rủi ro,vi phạm xảy ra. Công tác thanh tra, giám sát hiện tại chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của các TCTD (thanh tra tuân thủ). Tuy nhiên, phương pháp thanh tra tuân thủ không còn thích hợp để có thể đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống ngân hàng. Bởi vì phương pháp này không giúp các thanh tra ngân hàng đánh giá, đo lường và giảm thiểu rủi ro của các QTDND - mục đích chính của hoạt động thanh tra, giám sát. Trong khi đó yêu cầu của thanh tra giám sát ngân hàng là phải đánh giá được tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý, đánh giá và đo lường các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường…của các TCTD được giám sát.
Phương pháp thanh tra tuân thủ sẽ không khuyến khích phát triển khả năng và kinh nghiệm cúa các thanh tra viên trong việc đánh giá đo lường rủi ro, đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đồng thời phương pháp này cũng
sẽ làm cho các nguồn lực của hoạt động thanh tra giám sát không được phân bổ một cách hợp lý theo nguyên tắc tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực, TCTD bị đánh giá là có rủi ro cao.
- Sự khác nhau giữa thanh tra đối với hoạt đông các Ngân hàng thương mại và QTD ND cơ sở: Do đặc điểm, mô hình hoạt động của QTDND là nhỏ, vốn thấp, nghiệp vụ hoạt động đơn giản, địa bàn hoạt động nhỏ. Do vậy tổ chức cuộc thanh tra cũng gọn nhẹ và thời gian tiến hành thanh tra ngắn hơn so với thanh tra các TCTD có quy mô hoạt động lớn, với nhiều nghiệp vụ hoạt động phức tạp.
QTDND cơ sở với tư cách hoạt động là một pháp nhân, do đó khi tiến hành thanh tra ngoài nội dung thanh tra như đối với các chi nhánh TCTD trên địa bàn như công tác quản trị điều hành, công tác huy động vốn và cho vay, công tác kế toán và an toàn kho quỹ.. thì phải đánh giá được mức độ đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cho vay, tỷ lệ đầu tư TSCĐ; khả năng thanh toán…và đánh giá việc chấp hành pháp luật về góp vốn, cổ đông cổ phần và việc chia cổ tức cho các thành viên có đúng quy định của pháp luật hay không…
* Trong tổ chức các Đoàn Thanh tra, kiểm tra
Lực lượng cán bộ thanh tra có thời điểm mỏng, số lượng thanh tra viên ít nên nhiều lúc không đủ để thành lập các đoàn thanh tra theo kế hoạch, thiếu trưởng đoàn thanh tra theo đúng tiêu chuẩn. Việc trưng tập cán bộ thuộc phòng, bộ phận khác của chi nhánh NHNN gặp nhiều khó khăn về tính kịp thời, về trình độ cán bộ, về kinh nghiệm thanh tra. Do vậy, có những thời điểm vừa phải tiến hành thanh tra theo chương trình kế hoạch, vừa phải tiến hành Thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam và Giám đốc NHNN tỉnh thì có những đồng chí phải làm đồng thời trưởng cả 2 đoàn Thanh tra, kiểm tra, gây chồng chéo và làm giảm chất lượng
các cuộc thanh tra, kiểm tra.
* Về chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát
Trong bộ phận thanh tra giám sát ngân hàng chưa có nhiều chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực ngân hàng hay những người có kinh nghiệm thực tiễn ngân hàng lâu năm, điều này tất yếu làm ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
Thực tế cho thấy lực lượng thanh tra viên nhìn chung còn trẻ, ít kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng. Công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ thanh tra viên chưa được thực hiện thường xuyên và bài bản. Do vậy gây ra những hạn chế nhất định đến việc nâng cao trình độ thanh tra viên. Hơn nữa hạn chế trong hoạt động đào tạo dẫn đến thực tế là đa số Thanh tra ngân hàng chỉ mới thực hiện kiểm tra mức độ tuân thủ của ngân hàng với các quy định pháp lý chứ chưa đi sâu đánh giá hoạt động ngân hàng dựa trên kỹ năng xác định rủi ro. Trình độ của cán bộ, thanh tra viên còn nhiều bất cập, trong khi đó các nghiệp vụ của TCTD ngày càng đa dạng, phức tạp và được thực hiện bởi công nghệ ngân hàng hiện đại làm hạn chế không ít đến hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra.
Cán bộ thanh tra, đặc biệt là các cán bộ trẻ do chưa có kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình làm việc chủ yếu làm theo “lối mòn”, chưa có sự chủ động, sáng tạo trong việc xử lý công việc, chưa có kỹ năng và phương pháp tiến hành thanh tra.
* Trong việc thực hiện quy trình thanh tra
- Trong quá trình tiến hành thanh tra, đôi lúc vẫn chưa tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình thanh tra như chưa thống nhất trong việc yêu cầu đối tượng thanh tra, kiểm tra báo cáo khái quát tình hình hoạt động của QTDND để lưu hồ sơ cuộc thanh tra, kiểm tra. Có trường hợp yêu cầu QTDND báo cáo bằng văn bản, có trường hợp không yêu cầu bắt buộc. Việc tổ chức họp
Đoàn để rút kinh nghiệm sau khi kết thúc thanh tra cũng chưa được thực hiện thống nhất, có đoàn có, có đoàn không. Phương pháp thanh tra, tiếp cận đối tượng thanh tra đôi lúc còn chưa khoa học, thiếu tính thực tiễn, tạo khoảng cách không cần thiết giữa thanh tra và đối tượng thanh tra.
- Khả năng phát hiện, kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm còn hạn chế. Một số kết luận thanh tra còn chung chung, không cụ thể, không xác định rõ nguyên nhân sai phạm, chưa quy rõ trách nhiệm cho các cán bộ có liên quan. Có trường hợp cán bộ thanh tra vì nể nang nên báo cáo, kết luận thanh tra không phản ánh hết tính chất, mức độ vi phạm. Các kiến nghị xử lý yêu cầu đối tượng thanh tra thực hiện còn trừu tượng nên các đơn vị khó khăn trong việc thực hiện chỉnh sửa cũng như báo cáo kết quả chỉnh sửa, do vậy làm giảm hiệu lực của hoạt động thanh tra.
- Khả năng dự báo, cảnh báo về các vấn đề rủi ro để giúp các QTDND có biện pháp phòng ngừa rủi ro còn hạn chế. Hiện nay, quá trình thanh tra mới chủ yếu là thanh tra tuân thủ (dựa trên đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ QTDND), chưa phân tích, đánh giá những rủi ro mà QTDND có thể gặp phải cũng như đánh giá về khả năng quản lý, ứng phó với các rủi ro của QTDND. Do vậy, tác dụng cảnh báo sớm, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra cho các QTDND cơ sở chưa được phát huy.
* Trong theo dõi thực hiện kiến nghị, chỉnh sửa sau thanh tra
- Việc hoàn tất hồ sơ của cuộc thanh tra để bàn giao cho bộ phận lưu trữ còn chậm, kéo dài và chưa thống nhất. Trước năm 2009, các hồ sơ bàn giao chủ yếu chỉ gồm báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra và các mẫu biểu kèm theo, không bao gồm các hồ sơ tài liệu khác có liên quan trong quá trình thanh tra và bộ hồ sơ thanh tra, kiểm tra chưa được đóng thành tập, việc bàn giao hồ sơ thanh tra chưa được lập thành danh mục chi tiết kèm theo biên bản bàn giao.
- Việc theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra của các đơn vị chưa thống nhất: Có trường hợp giao cho Trưởng đoàn Thanh tra, có trường hợp giao cho cán bộ chuyên quản đơn vị, có trường hợp lại giao cho cán bộ lưu trữ hồ sơ và chưa thường xuyên kiểm tra lại việc thực hiện của các đơn vị được thanh tra.
- Việc mở sổ theo dõi việc thực hiện chỉnh sửa sau thanh tra của đơn vị chưa được tiến hành thường xuyên. Do vậy, có trường hợp đã quá thời hạn yêu cầu báo cáo chỉnh sửa sau thanh tra nhưng vẫn không đôn đốc, nhắc nhở đơn vị, có trường hợp đơn vị không thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng không được phát hiện kịp thời, do vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, còn dẫn đến tình trạng lặp lại, tái phạm các lỗi đã được phát hiện tại các kỳ thanh tra, kiểm tra trước.