0
Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: CÔNG TÁC THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 29 -29 )

* Nhân tố con người

Nhân tố con người ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra ngân hàng, bao gồm cả yếu tố chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ thanh tra. Trong điều kiện hoạt động tiền tệ, ngân hàng ngày càng phát triển, công nghệ ngân hàng ngày một đổi mới, đòi hỏi trình độ của các nhà quản lý, trong đó có đội ngũ

cán bộ thanh tra phải không ngừng được nâng cao. Cán bộ thanh tra ngân hàng phải am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ ngân hàng, về quy định của pháp luật, chính sách chế độ của ngân hàng, thành thạo về phương pháp, nghiệp vụ thanh tra thì khả năng phát hiện sai sót, khuyết điểm của các TCTD cũng như chất lượng công tác cảnh báo, tư vấn cho TCTD, tham mưu cho Thống đốc NHTW trong việc chỉ đạo, điều hành. Bên cạnh đó, do đối tượng thanh tra là các TCTD không ngừng tăng về số lượng, quy mô và địa bàn hoạt động, các dịch vụ cũng ngày càng phát triển nên yêu cầu về khối lượng, chất lượng công việc thanh tra ngân hàng cũng phải tăng theo. Do vậy, đội ngũ cán bộ thanh tra không những cần được nâng cao về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp mà còn cần tăng cường cả về số lượng thì mới đáp ứng được nhiệm vụ, yêu cầu công tác.

* Việc xây dựng chương trình, kế hoạch, phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động thanh tra

Hàng năm, Thanh tra NHTW phải xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra cho cả hệ thống. Kế hoạch thanh tra xác định rõ trọng tâm, trọng điểm của công tác thanh tra, đặc biệt là những đối tượng cần được tiến hành thanh tra tại chỗ. Kế hoạch sau khi được thông qua trở thành nhiệm vụ của Thanh tra ngân hàng trong năm đó. Tuy nhiên, do số lượng các TCTD lớn nên trong năm không thể thanh tra tại chỗ tại tất cả các TCTD mà chỉ có thể nhằm vào một số TCTD nhất định. Do vậy, một yêu cầu đặt ra là phải xác định chuẩn xác đối tượng, nội dung trọng tâm cần thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh.

Mặt khác, để hoạt động thanh tra có hiệu quả, phát hiện tối đa những sai phạm, yếu kém của đối tượng thanh tra, cần có phương pháp, kỹ năng làm việc, cách thức tổ chức hoạt động thanh tra một cách khoa học. Ngược lại, hoạt động thanh tra sẽ không phát huy tác dụng nếu tập trung vào những khâu, nội dung không có vi phạm hay những TCTD đang làm ăn có hiệu quả, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các quy định của pháp luật trong khi các

đối tượng vi phạm lại không bị phát hiện và xử lý hoặc thanh tra chỉ tập trung vào một số khâu, không phản ánh toàn diện hoạt động của TCTD.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc của thanh tra

Cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý Nhà nước nói chung và hoạt động thanh tra nói riêng. Đặc biệt đối với phương thức từ xa, cơ sở vật chất về công nghệ thông tin như hệ thống mạng máy tính, phần mềm xử lý dữ liệu chuẩn hóa là những yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc xử lý số lượng lớn các thông tin đầu vào một cách nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm thời gian.

Mặt khác, hoạt động của các TCTD ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng với cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại để phục vụ hoạt động kinh doanh. Do vậy, để nắm bắt, kiểm soát được các TCTD thì NHTW cũng phải hiện đại hóa. Nếu thanh tra NHTW không tiếp cận, hiểu biết được hoạt động của các trang thiết bị, công nghệ hiện đại của các TCTD thì không thể kiểm soát được hoạt động của các TCTD.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: CÔNG TÁC THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH BẮC NINH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 29 -29 )

×