GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA CỦA NHNN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
3.3.3.1. Hoàn thiện phương thức thanh tra * Quy trình thanh tra
* Quy trình thanh tra
Yêu cầu các Đoàn Thanh tra thực hiện nghiêm túc quy trình tiến hành một cuộc thanh tra theo quy định tại Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ về quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, đảm bảo đúng trình tự từ khi chuẩn bị thanh tra đến khi hoàn thiện việc bàn giao hồ sơ thanh tra. Kết thúc các cuộc thanh tra, kiểm tra trực tiếp, các Đoàn tổ chức họp để rút kinh nghiệm để phát huy những mặt được, giảm thiểu những mặt còn tồn tại, hạn chế.
* Xác định nội dung thanh tra
Việc xác định chuẩn xác nội dung thanh tra và xây dựng đề cương thanh tra phù hợp với công tác thanh tra- giám sát các QTDND có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thanh tra. Đề cương thanh tra phải đảm bảo không bỏ
sót nội dung quan trọng cần thanh tra nhưng cũng cần xác định những nội dung thứ yếu, chưa cấp thiết để tập trung thời gian và lực lượng cho nội dung trọng điểm. Trong thời gian tới, cũng cần có quan tâm thích đáng về việc thanh tra, kiểm tra công tác hạch toán kế toán, thu chi tài chính để chỉ ra các mặt còn tồn tại yếu kém, giúp QTDND dần dần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động đi vào ổn định, nề nếp.
Việc quyết định nội dung thanh tra cần phải có sự cân nhắc, bàn bạc trong tập thể thanh tra trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ QTDND cơ sở, kết quả công tác giám sát từ xa và các thông tin khác có liên quan, đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện cụ thể của thanh tra chi nhánh.
* Hình thức thanh tra
Đổi mới hình thức thanh tra phù hợp với hệ thống QTDND cơ sở. Phải
thay đổi cơ bản về nhận thức cho cán bộ làm công tác thanh tra QTDND vì hoạt động của QTDND có tính chất khác với hoạt động của các NHTM. Mục đích hoạt động của QTDND là tương trợ cộng đồng thành viên, cán bộ của QTDND chủ yếu mới qua các lớp đào tạo ngắn ngày, khả năng điều hành về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng còn non yếu. Do vậy, đòi hỏi quá trình thanh tra cần có hình thức thanh tra phù hợp. Cụ thể như bên cạnh việc phát hiện và chỉ ra những yếu kém, những sai phạm về nghiệp vụ, điều hành... của QTDND, cán bộ thanh tra trong trường hợp cần thiết còn phải hướng dẫn, giúp cán bộ QTDND tìm ra những phương hướng, biện pháp để khắc phục, chỉnh sửa, thậm chí có trường hợp cầm tay chỉ việc. Những sai sót mang tính nghiệp vụ thông thường được phát hiện trong quá trình thanh tra, cần hướng dẫn, yêu cầu cán bộ nghiệp vụ của QTDND chỉnh sửa ngay trước khi kết thúc cuộc thanh tra với phương châm vừa phát hiện, vừa xử lý, vừa yêu cầu chỉnh sửa ngay. Điều đó có tác dụng hạn chế sai phạm, giảm rủi ro.
* Từng bước chuyển sang thanh tra trên cơ sở rủi ro
Chuyển dần việc thanh tra từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. Trong thời gian trước mắt, có thể kết hợp song song cả hai phương pháp là thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro để có thể so sánh và rút ra ưu nhược điểm, những thuận lợi, khó khăn của từng phương pháp, từ đó có sự điều chỉnh và xây dựng phương pháp thanh tra phù hợp.
Để áp dụng có hiệu quả thanh tra trên cơ sở rủi ro đòi hỏi phải từng bước nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra (thông qua đào tạo, đào tạo lại), nâng cấp cơ sở vật chất và kỹ thuật, phương tiện làm việc của thanh tra, liên tục cập nhật về các công nghệ, các nghiệp vụ mới trong hoạt động của các TCTD và tổ chức nghiên cứu, trao đổi, phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ thanh tra của chi nhánh các lý thuyết, kỹ thuật và kỹ năng tiến hành thanh tra trên cơ sở rủi ro.