GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA CỦA NHNN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
3.3.4. Tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương nơi có QTDND hoạt động
QTDND hoạt động
QTDND hoạt động trong phạm vị địa bàn 1 xã, thị trấn, đối tượng phục vụ là các thành viên thuộc địa bàn do chính quyền địa phương quản lý. Do đó, hoạt động của QTDND vì lợi ích của các thành viên trong QTDND cũng như phục vụ nhiệm vụ chính trị của Cấp ủy, chính quyền địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương là người quản lý trực tiếp thành viên của QTDND cũng như các thành viên điều hành của QTDND.
Vì vậy để công tác thanh tra và giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bắc Ninh đối với QTDND đạt hiệu quả cao hơn, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương nơi có QTDND để đưa chính quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với QTDND.
QTDND cơ sở phải được quan tâm chỉ đạo sâu sắc của cấp uỷ Đảng, chính quyền từ khâu tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, đến chỉ đạo lãnh đạo trong quá trình hoạt động; đáng lưu ý khi QTDND gặp khó khăn trong việc xử lý thu hồi nợ đặc biệt là nợ khó thu hồi, trong trường hợp này Thanh tra ngân hàng phối hợp với chính quyền có những biện pháp tháo gỡ thích hợp. Kể cả trong trường hợp cán bộ của QTDND có những sai phạm cần có sự phối hợp để xử lý. Việc xử lý những vi phạm của cán bộ QTDND phải cụ thể, có biện pháp thích hợp với tính chất và trình độ quản lý của QTDND, có như vậy mới khuyến khích được tính tích cực, tránh tình trạng sau khi xử lý cán bộ sợ trách nhiệm, co cụm lại, không dám hoạt động.
Khi chính quyền tạo điều kiện giúp đỡ QTDND về mọi mặt như lựa chọn, tìm nguồn cán bộ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền mở rộng thành viên, cho thuê, mượn đất để xây dựng trụ sở làm việc. Tuy nhiên QTDND là một tổ chức kinh tế phục vụ nhiệm vụ kinh tế, chính trị tại địa phương nên tránh tình trạng chính quyền tham gia quá sâu vào hoạt động của QTDND, như áp đặt chỉ định việc cho vay, yêu cầu đóng góp về tài chính cho địa phương…