* Sự đồng bộ trong cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh tra ngân hàng
Một cơ quan có cơ cấu, tổ chức bộ máy khoa học sẽ giúp cho sự chỉ đạo, điều hành trong nội bộ cơ quan đó thông suốt, sự phối kết hợp hoạt động giữa các bộ phận chức năng ăn khớp, nhịp nhàng thì sẽ phát huy được hiệu quả. Hệ thống thanh tra ngân hàng có phạm vi hoạt động rộng khắp trong phạm vi toàn quốc với lực lượng cán bộ thanh tra đông đảo nên sự ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức hệ thống thanh tra ngân hàng tới công tác thanh tra ngân hàng là không phủ nhận được. Thanh tra ngân hàng cần được tổ chức tập trung, thống nhất, mang tính hệ thống cao, độc lập về tổ chức và hoạt động đối tượng thanh tra; các quan hệ chỉ đạo, điều hành nhất quán, không bị chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Đó là tiền đề để hoạt động thanh tra diễn ra thông
suốt, khách quan, không bị ách tắc, không bị chi phối bởi các chủ thể khác.
* Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật đối với hoạt động thanh tra ngân hàng
Hoạt động thanh tra của NHTW đối với các TCTD là hoạt động quản lý, mang tính quyền lực nhà nước. Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở quyền hạn mà pháp luật trao cho thanh tra ngân hàng để thực hiện nhiệm vụ của mình. Do vậy, để hoạt động thanh tra phát huy được hiệu quả thì cần phải có đầy đủ các quyền năng để tương xứng với nhiệm vụ quan trọng được giao.
Mặt khác, yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động thanh tra là phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật. Do đó, cùng với quyền hạn mà pháp luật trao cho thanh tra, các quy định pháp luật về tổ chức, nhiệm vụ; về trình tự, thủ tục, về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra… sẽ là những cơ sở pháp lý quan trọng để thanh tra ngân hàng hoạt động. Ngoài ra, sự nghiêm minh của luật pháp làm cho các đối tượng thanh tra phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình trước yêu cầu của hoạt động thanh tra cũng như thực hiện nghiêm chỉnh nội dung kết luận sau thanh tra.
Tóm lại, sự hoàn thiện của các quy định pháp luật về thanh tra nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác thanh tra ngân hàng.
* Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thanh tra
Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thanh tra có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thanh tra. Sở dĩ như vậy vì người cán bộ thanh tra chính là những chiến sỹ có nhiệm vụ đấu tranh chống lại những việc làm sai trái, đó là môi trường dễ bị cám dỗ, mua chuộc. Đã có không ít cán bộ thanh tra không hài lòng với chế độ tiền lương nên không phát huy tinh thần trách nhiệm trong công việc; một bộ phận đã chuyển sang các TCTD do ở đây có chế độ lương, thưởng rất cao. Do vậy, nếu không có biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất
và tinh thần phù hợp thì sẽ không phát huy được tinh thần trách nhiệm của cán bộ và làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực trong công tác thanh tra.
* Các nhân tố thuộc về TCTD
Các TCTD là đối tượng thanh tra nên sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến công tác thanh tra. Thực tế cho thấy những TCTD có ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành cao, tạo điều kiện để Đoàn Thanh tra hoàn thành nhiệm vụ thì hoạt động thanh tra sẽ có thuận lợi, được tiến hành khẩn trương và các kết luận, kiến nghị của Thanh tra sẽ được nghiêm túc chấp hành. Ngược lại, đối với các TCTD có thái độ bất hợp tác với Đoàn Thanh tra, hoạt động thanh tra sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo của các TCTD có vai trò quan trọng đối với hiệu quả, chất lượng của công tác giám sát từ xa, thông tin là cơ sở để thực hiện giám sát và định hướng cho hoạt động thanh tra tại chỗ. Nếu có thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời thì kết quả giám sát mới chính xác, như vậy kiến nghị với các cấp quản lý mới chuẩn xác và phục vụ đắc lực cho công tác thanh tra tại chỗ.
Ngoài các nhân tố trên, hoạt động thanh tra còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như môi trường chính trị, môi trường kinh tế xã hội, xu hướng hội nhập… tùy thuộc vào từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể.
Kết luận Chương 1
QTDND cơ sở là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật Hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống”.
QTDND là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể
và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống.
Là một loại hình TCTD nên trong quá trình hoạt động QTDND cũng sẽ gặp phải những rủi ro phổ biến của một TCTD, như: rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro đạo đức, tài sản,…Bên cạnh đó, hoạt động của các QTDND cơ sở còn có nhiều tồn tại, yếu kém như: đội ngũ cán bộ làm công tác Quỹ tín dụng còn thiếu và yếu, trình độ không cao, còn làm việc theo gia đình chủ nghĩa.., còn nhiều sai phạm, tồn tại trong các mặt hoạt động như công tác quản trị điều hành, công tác huy động vốn và cho vay, công tác kế toán thu chi tài chính và an toàn kho quỹ…
Để hoạt động của hệ thống QTDND thực sự đi vào nề nếp, phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, theo đúng tôn chỉ, mục đích của Quỹ tín dụng và đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập, phát triển, một trong những yêu cầu hàng đầu được đặt ra là phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra của NHNN Việt Nam đối với hệ thống QTDND.
Hoạt động Thanh tra là một công cụ quản lý nhà nước quan trọng để NHTW thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Hoạt động thanh tra giúp cho NHTW nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của hệ thống các TCTD, phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Chương 2