Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính dự án tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và khu căn hộ cao cấp Golden Palace, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 36)

“Hệ số vốn tự có so với vốn đi vay phải lớn hơn hoặc bằng 1.

Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi.

Tỷ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50% Đối với các dự án có triển vọng, hiệu quả rõ ràng thì tỷ trọng này có thể là 40% thì dự án thuận lợi.”

• Lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án a.Lợi nhuận thuần:

Là chỉ tiêu đánh giá quy mô lãi của dự án, chỉ tiêu này được tính cho từng năm hoặc từng giai đoạn hoạt động của đời dự án.

Lợi nhuận thuần từng năm được tính bằng cách lấy doanh thu thuần năm đó trừ đi các chi phí ở năm đó. Tổng lợi nhuận thuần của cả đời dự án theo mặt bằng hiện tại được xác định bằng tổng tất cả lợi nhuận thuần từng năm của dự án đưa về mặt bằng hiện tại.

b. Thu nhập thuần:

Là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án. Thu nhập thuần của dự án tại một thời điểm là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi phí của cả đời dự án đã được đưa về cùng một thời điểm đó. Do đó, khác với lợi nhuận thuần, thu nhập thuần còn bao gồm cả các khoản thu khác không trực tiếp do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại như: giá trị thu hồi thanh lý tài sản cố định ở cuối đời dự án, thu hồi vốn lưu động.

Thu nhập thuần của dự án có thể được đưa về mặt bằng hiện tại hoặc tương lại. Khi đưa về mặt bằng hiện tại, thu nhập thuần của dự án chính là giá trị hiện tại ròng NPV.

• Giá trị hiện tại ròng (NPV) a.Khái niệm

“NPV (Net Present Value) – giá trị hiện tại ròng – là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án

với vốn đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở mốc 0. NPV có thể mang đến giá trị dương, âm hoặc bằng không.” (1)

b.Ý nghĩa

NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư.

NPV > 0: thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư; hay nói cách khác, dự án không những bù đắp đủ vốn đầu tư bỏ ra, mà còn tạo ra lợi nhuận; không những thế, lợi nhuận này còn được xem xét trên cơ sở giá trị thời gian của tiền.

NPV < 0: dự án không đủ bù đắp vốn đầu tư, đem lại thua lỗ

Tuy nhiên, NPV chỉ mang ý nghĩa về tài chính. Đối với các dự án xã hội, môi trường, để phản ánh lợi ích tăng thêm từ việc thực hiện các dự án đó, việc tính toán NPV phải lượng hóa được các tác động xã hội hay môi trường lên dòng tiền dự án. c. Cách xác định NPV = 0 1 (1 r) CF CF n t t t − + ∑ = (1) Trong đó:

CFo: vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định vốn đầu tư được bỏ ra một lần, vào đầu năm thứ nhất của dự án.

CFt: Dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t cuả dự án, t chạy từ 1 đến n. Trong đó, n: Số năm thực hiện dự án

r: lãi suất chiết khấu, giả định là không đổi trong các năm d.Tiêu chuẩn lựa chọn dự án

Trường hợp có một dự án, lựa chọn dự án có NPV dương.

Trường hợp có nhiều dự án nhưng phải lựa chọn một, chọn dự án có NPV dương và lớn nhất.

Thực tế, việc sử dụng tiêu chuẩn NPV để đưa ra quyết định đầu tư có thể không hoàn toàn đúng như lý thuyết. Khi lựa chọn dự án cần so sánh với tổng vốn đầu tư hay so với lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp vì có những dự án

NPV dương nhưng NPV quá nhỏ so với hai yếu tố trên thì vẫn không được chấp nhận. Tiêu chuẩn NPV cũng tỏ ra bất lợi khi so sánh những dự án có vốn đầu tư khác nhau hay thời gian khác nhau. Do vậy cần nghiên cứu thêm các tiêu chuẩn khác như tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR, chỉ số doanh lợi PI.

Đối với các dự án có tổng vốn đầu tư khác nhau, thời gian hoàn vốn khác nhau, nhưng nhà thẩm định vẫn muốn áp dụng NPV để đưa ra kết luận lựa chọn dự án. Khi đó việc tính NPV được áp dụng như bình thường cho từng dự án riêng lẻ. Sau đó để so sánh 2 dự án với nhau, dùng công thức tính niên kim cố định để tính ra dòng niêm kim đều đặn cho từng dự án - ANPV, khi đó ANPV phản ánh giá trị hiện tại trung bình các dòng tiền ròng của dự án trong từng năm của dự án, dự án nào có ANPV lớn hơn sẽ được lựa chọn.

• Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) a.Khái niệm

“Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return) hay còn gọi là suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn, suất thu hồi nội bộ.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi.” (1)

Hay nói cách khác, tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu ở đó NPV bằng không.

b.Ý nghĩa

IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định các dòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiết khấu. Tuy nhiên, vì lãi suất chiết khấu sẽ thay đổi trong các năm, thể hiện chi phí cơ hội của chủ đầu tư trong từng năm thay đổi do đó việc giả định các dòng tiền tái đầu tư với lãi suất chiết khấu là không thuyết phục.

c.Cách xác định NPV = 0 = ∑ = + n t t t IRR B 0 (1 ) 1 - ∑ = + n t t t IRR C 0 (1 ) 1

Trong đó:

Bt: Khoản thu của dự án ở năm t Ct: Khoản chi phí dự án ở năm t Phương pháp tính IRR:

Cách tính trực tiếp: Đầu tiên chọn 1 lãi suất chiết khấu bất kỳ, tính NPV Nếu NPV.0, tiếp tục nâng mức lãi suất chiếu khấu và ngược lại. Lặp lại cách làm trên cho tới khi NPV = 0 hoặc gần bằng 0, khi đó mức lãi suất này bằng IRR của dự án đầu tư.

Cách tính gián tiếp: theo phương pháp nội suy tuyến tính - thường được sử dụng. Đầu tiên chọn 2 mức lãi suất chiếu khấu sao cho:

r2 > r1 ; r2 – r1 ≤5%

Tương ứng với r1 ta có NPV1 > 0 Tương ứng với r2 ta có NPV2 < 0

Việc nội suy giá trị thứ ba (IRR) được xác định theo công thức:

IRR = r1 + ( 2 1) 2 1 1 r r NPV NPV NPV − + d.Tiêu chuẩn lựa chọn dự án

- Trường hợp có một dự án duy nhất, chọn dự án khi IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu.

+ Nếu dự án vay vốn để đầu tư, lãi suất chiết khấu ở đây có thể là lãi suất đi vay.

+ Nếu dự án sử dụng vốn do ngân sách Nhà nước cấp, lãi suất chiết khấu có thể là tỷ suất sinh lợi định mức do Nhà nước quy định.

+ Nếu dự án sử dụng vốn tự có để đầu tư, lãi suất chiết khấu có thể là chi phí cơ hội của dự án.

+.Nếu dự án loại trừ nhau, chọn dự án có IRR≥0 và lớn nhất.

Tuy nhiên, có một số trường hợp, dự án sẽ có nhiều giá trị IRR, nghĩa là có nhiều lãi suất chiết khấu làm cho NPV bằng không. Đó là trường hợp đặc biệt

với IRR đa trị, thường gặp ở những dự án có dòng tiền đổi dấu; khi đó người ta phải điều chỉnh để chuyển IRR từ đa trị thành đơn trị.

Thông thường hai tiêu chuẩn NPV và IRR sẽ cho kết luận như nhau nhưng có một số trường hợp hai tiêu chuẩn này lại cho kết quả trái ngược nhau vì dòng tiền của hai dự án đang xem xét là trái ngược nhau về độ lớn. Trong trường hợp có sự xung đột giữa 2 phương pháp, việc lựa chọn dự án đầu tư theo phương pháp NPV sẽ được coi trọng hơn bởi những phân tích đã chỉ ra rằng: phương pháp NPV ưu việt hơn phương pháp IRR.

• Chỉ số doanh lợi (PI) a.Khái niệm

“Chỉ số doanh lợi (Profit Index) là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ ra ban đầu.” (1)

b.Ý nghĩa

PI cho biết một đồng vốn đầu tư bỏ ra ban đầu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập. Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.

c.Cách xác định PI = 0 1(1 ) CF r CF n t t t ∑ = +

d.Tiêu chuẩn lựa chọn dự án

PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằng lãi suất chiết khấu. Nếu không, chi phí cơ hội đã bỏ qua khi thực hiện dự án không được bù đắp bởi tỉ suất sinh lợi của dự án.

PI cũng khắc phục được nhược điểm của những dự án có thời hạn khác nhau hay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư của cả vòng đời dự án. Tuy nhiên, vì là số tương đối nên nó không phản ánh được quy mô gia tăng giá trị cho chủ đầu tư như NPV.

a.Khái niệm

Thời gian hoàn vốn đầu tư (Payback Period) là thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án.

b.Ý nghĩa

T phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án, nó cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư.

T giúp cho các nhà thẩm định trong việc xác định được mức độ rủi ro của dự án. Chỉ tiêu này cũng được chủ đầu tư và các nhà tài trợ cho dự án sử dụng nhiều, vì dự án có thời gian hoàn vốn ngắn thì khả năng quay vòng vốn nhanh, rủi ro thấp.

c. Cách xác định

- Tính T giản đơn (không tính đến giá trị thời gian của tiền) T

Ta có: Ivo = ∑ CFi

i =1

Nếu CFi (dòng tiền năm thứ i đều đặn hàng năm thì ta có:

T = Ivo hay 1 = CFi

CFi T Ivo

- Tính T có tính đến giá trị thời gian của tiền: có 2 phương pháp. Đó là: phương pháp cộng dồn và phương pháp trừ dần.

+.Phương pháp cộng dồn: Thời gian thu hồi vốn được xác định như sau:

T

∑ (W+D)ipv ≥ Ivo

i =1

Trong đó: T- năm thu hồi vốn +.Phương pháp trừ dần:

Nếu gọi Ivi là vốn đầu tư phải thu hồi năm thứ i;

(Wi+Di): lợi nhuận và khấu hao năm thứ I; ∆=Ivi – (W+D)i: là phần vốn đầu tư phải thu hồi ở năm thứ I còn lại phải chuyển sang năm thứ i+1 để thu hồi tiếp. Khi đó ta sẽ có: Ivi+1 = ∆i(1+r). Khi ∆I 0 thì I 

T = t T i t i t r r D CF ) 1 ( ) 1 ( 1 + + + ∑ =

d.Tiêu chuẩn lựa chọn dự án

Vì mỗi dự án có mức độ rủi ro khác nhau, thời gian thu hồi vốn khác nhau, do vậy không có một tiêu chuẩn chung nhất cho việc lựa chọn dự án theo T. Thông thường T chỉ được sử dụng như một chỉ tiêu bổ sung chi các chỉ tiêu khác, hay để so sánh các dự án với nhau. Các dự án so sánh với nhau đòi hỏi phải có thời hạn, vốn đầu tư, và mức độ rủi ro như nhau.

1.2.5. Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư

Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án được thể hiện trên các mặt sau: an toàn về nguồn vốn; an toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ; an toàn cao cho các chỉ tiêu hiêu quả tính toán.

• An toàn về nguồn vốn

Để xem xét độ an toàn về nguồn vốn của dự án cần phải chú ý đến các vấn đề sau: + Đảm bảo số lượng vốn và tiến độ huy đông vốn, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự có và vốn đi vay trong việc huy động vốn.

+ Đảm bảo về pháp lý và cơ sở thực tiễn của các nguồn vốn huy động + Xem xét các điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ vốn.

• An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ - An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp:

Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn - An toàn về khả năng trả nợ của dự án được thể hiện qua chỉ tiêu: Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = Nguồn nợ hàng năm của dự án

Nợ phải trả hàng năm (gốc và lãi) Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận (sau khi trừ thuế thu nhập), khấu hao cơ bản, và lãi phải trả hàng năm.

Nợ phải trả hàng năm của dự án do người vay quyết định, có thể theo mức đều đặn hàng năm hoặc có thể trả nợ gốc đều trong một số năm, lãi trả hàng năm tính trên số vốn vay còn lại, có thể trả nợ theo mức thay đổi hàng năm.

Tỷ số khả năng trả nợ của dự án được so sánh với mức quy định chuẩn, mức này xác đinh theo từng ngành nghề. Dự án được đánh giá có khả năng trả nợ khi tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải đạt được mức quy định chuẩn. Ngoài ra khả năng trả nợ của dự án còn được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng và doanh thu tại điểm hòa vốn trả nợ.

• An toàn cao cho các chỉ tiêu hiệu quả tính toán: Phân tích dự án trong trường hợp có sự tác động của các yếu tố khách quan

“Phân tích độ nhạy của dự án: Là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu

quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi” (1)

Phân tích độ nhạy giúp cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào để từ đó có biện pháp quản lý trong quá trình thực hiện DA.

Mặt khác, phân tích độ nhạy dự án còn cho phép chủ đầu tư lựa chọn được những dự án có độ an toàn hơn.

Phương pháp phân tích:

+ PP1: Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả xem xét.

Bước 1: Xác định các biến liên quan chủ yếu của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của dự án

Bước 2: Tăng giảm mỗi yếu tố đó theo cùng một tỷ lệ phần trăm Bước 3: Tính lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét

Bước 4: Đo lường tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các yếu tố. Yếu tố nào làm cho chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác động xấu, phát

huy các tác động tích cực đến sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét.

+ PP2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố (trong các tình huống tốt xấu khác nhau) đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án.

+ PP3: Cho các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính thay đổi trong giới hạn thị trường, chủ đầu tư dự án chấp nhận được. Mỗi một sự thay đổi ta có một phương án. Lần lượt cho các yếu tố thay đổi, ta có hàng loạt các

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính dự án tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và khu căn hộ cao cấp Golden Palace, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w