Giải pháp phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính dự án tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và khu căn hộ cao cấp Golden Palace, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 84)

Bất cứ một dự án đầu tư nào cũng đều gặp phải các rủi ro trong quá trình hoạt động làm ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án. Đặc biệt trong đầu tư kinh doanh BĐS khả năng gặp rủi ro càng cao – vì đây là một ngành mang lại lợi nhuận lớn và có đặc thù. Vậy để một dự án đầu tư kinh doanh BĐS đem lại hiệu quả cao thì quá trình lập dự án ta phải dự báo được các rủi ro có thể xảy ra với dự án, từ đó đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa.

Để xác định các yếu tố liên quan có ảnh hưởng trưc tiếp đến lợi nhuận cúa dự án trong quá trình phân tích tài chính cần phải phân tích cụ thể các yếu tố khách quan: điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội, đặc trưng vùng miền, điều kiện tự nhiên nơi có dự án đầu tư; đồng thời phải quan tâm tới các yếu tố chủ quan: đặc điểm riêng của công ty, tiềm lực tài chính.

Để xem xét rủi ro, ta đi vào phân tích mô hình ngành 5 áp lực (Porter’s five forces). Từ mô hình trên ta thấy công ty đầu tư kinh doanh gặp phải các rủi ro xuất phát từ các nguồn như:

- Nhà cung cấp: ảnh hưởng tới đầu vào quá trình sản xuất của công ty, tác động tới chi phí sản xuất kinh doanh, tiến độ dự án, ảnh hưởng tới giá thành => rủi ro từ phía nhà cung cấp.

- Khách hàng: là đích mà dự án đầu tư kinh doanh BĐS hướng tới, là đối tượng sử dụng trực tiếp sản phẩm của dự án. Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án. Khách hàng sẽ gây ra các áp lực: giá cả chất lượng sản phẩm…Công ty sẽ gặp rủi ro về giá bán hoặc khi đầu tư xây dựng nhà không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, thì sản phẩm sẽ không tiêu thụ được -> ảnh hưởng tới lợi nhuận, hiệu quả của dự án. Rủi ro về giá phụ thuộc vào sự nhạy cảm về giá của khách hàng.

- Áp lực cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn: vì lợi nhuận của kinh doanh BĐS rất lớn, rất nhiều đối thủ muốn tham gia thị trường. Sự gia tăng các đối thủ trong tương lai là rất lớn. Đặc biệt là sự tham của nhà đầu tư nước ngoài => thị phần công ty bị đe dọa.

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau => tạo nên sự cạnh tranh ngành, mang tới nhiều rủi ro đối với công ty, dự án.

- Ngoài ra, dự án còn gặp phải các rủi ro khác: rủi ro trong chính sách pháp luật, rủi ro lãi suất trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính dự án tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và khu căn hộ cao cấp Golden Palace, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w