Xác định các nguồn vốn tài trợ cho dự án

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính dự án tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và khu căn hộ cao cấp Golden Palace, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 31)

• Vốn của chủ đầu tư :

- Vốn pháp định: Là điều kiện để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh bất động sản. Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2006 và Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/06/2010, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định là 6 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư ban đầu: Là vốn thuộc sở hữu của chủ đầu tư, thể hiện trách nhiệm của nhà đầu tư đối với dự án. Từ nguồn vốn này, chủ đầu tư có thể triển khai được các dự án ban đầu.

Quy đinh của pháp luật về vốn đầu tư đối với từng dự án:

“+ Chủ đầu tư dự án khu đô thị mới và dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt.

+ Chủ đầu tư dự án khu nhà ở phải có vốn đầu tư thuộc sở hữu của mình không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư của dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên đã được phê duyệt.”

Ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu, còn có các nguồn vốn khác cũng thuộc sở hữu của chủ đầu tư thông qua các hoạt động của doanh nghiệp, đó là: tái tạo vốn đầu tư của doanh nghiệp, tái tạo vốn đầu tư thông qua việc khai thác BĐS, và tái tạo vốn đầu tư thông qua việc tăng tích lũy nội bộ.

• Vốn huy động bên ngoài

- Vốn ngân sách:

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước: được sử dụng vốn ngân sách để thực hiện các dự án đầu tư.

Đối với các doanh nghiệp khác: Sử dụng các chính sách khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, cụ thể trong các vấn đề sau:

Miễn tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất: Việc sử dụng đất đối với đất dự án xây dựng khu đô thị (kể cả khu dân cư đô thị), khu dân cư nông thôn và các khu sản xuất, kinh doanh có nhiều phần diện tích đất có mục đích sử dụng khác nhau nhưng không phải là khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao thì chủ dự án không phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất sử dụng cho mục đích công cộng.

Miễn tiền sử dụng đất đối với các trường hợp sau:

Đối với đất giao để xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân sách nhà nước; đất xây dựng nhà ở của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đất xây dựng nhà chung cư cao tầng cho công nhân khu công nghiệp.

Đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp thì diện tích đất sử dụng để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng chung theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không thu tiền sử dụng đất.

Đối với đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh (xã hội hoá) thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục, thể thao.

Giảm thu tiền sử dụng đất : Đối với dự án có thời hạn sử dụng đất dưới 70 năm, thì giảm thu tiền sử dụng đất của mỗi năm không được giao đất sử dụng là 1,2% của mức thu 70 năm.

Trả chậm tiền sử dụng đất trong một số điều kiện cụ thể. + Đền bù hỗ trợ, giải phóng mặt bằng

Đền bù tài sản trên đất

Hỗ trợ việc làm, kết hợp với chương trình đào tạo của bộ lao động thương binh xã hội.

Tái định cư: hỗ trợ, doanh nghiệp có thể sử dụng các chương trình đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.

Hỗ trợ đầu tư hạ tầng: kết hợp các công trình đầ tư Nhà nước về hạ tầng, xã hội sẽ tiết kiệm nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

Nguồn vốn của ngân hàng phát triển: sử dụng vốn của Nhà nước hoặc vốn bắt buộc đóng góp của ngân hàng thương mại để đầu tư cho các công trình trọng điểm.

Một số quỹ đầu tư phát triển bất động sản: quỹ đầu tư nhà ở cho người có thu nhập thấp.

- Vốn tín dụng

Ưu điểm:

+ Là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, đảm bảo hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

+ Thoả mãn các nhu cầu vốn đa dạng về khối lượng, thời hạn, và mục đích sử dụng.

Nhược điểm:

+ Thủ tục vay vốn tín dụng còn chậm chạp, rườm rà.

+ Các tổ chức tín dụng chịu sự chỉ đạo của Chính phủ trong việc nới lỏng hay thắt chặt cho vay, gây ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp.

+ Hoạt động đầu tư dự án của doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của chính tổ chức tín dụng đó.

+ Mức lãi suất không ổn định. - Vốn liên doanh, liên kết

Liên doanh, liên kết để đầu tư xây dựng dự án bất động sản bao gồm hai dạng: + Đầu tư từng công trình độc lập trong một dự án: nhiều nhà đầu tư đầu tư vào hạng mục công trình độc lập nhưng trong cùng 1 dự án.

Ưu điểm:

Tạo nguồn vốn

Chia sẻ rủi ro, có thể sử dụng được thế mạnh của các bên. Tạo ra sự đồng bộ giữa các công trình trong cùng 1 dự án

Tăng thêm vị thế cho vùng dự án: thu hút các nhà đầu tư thứ cấp

Nhược điểm:

+ Liên kết với khách hàng: Khách hàng tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư và phát triển bất động sản.

- Tín dụng thương mại

Nguồn vốn này được hình thành một cách tự nhiên bao gồm hai quan hệ: + Mua hàng trả chậm: vật liệu xây dựng, trang thiết bị

+ Bán hàng trả trước: huy động vốn của khách hàng theo tiến độ công trình.

Ưu điểm:

Là phương thức tài trợ rẻ, không mất chi phí sử dụng vốn, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh;

Tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền.

Nhược điểm:

Bất động sản là hàng hoá mang nhiều rủi ro, thời gian xây dựng dài, do đó vốn huy động từ khách hàng ở giai đoạn đầu không phải là lớn;

Chủ đầu tư chỉ được huy động vốn của khách hàng khi đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động sản theo nội dung, tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

- Trái phiếu

Chủ đầu tư có thể huy động vốn từ thị truờng tài chính: phát hành trái phiếu, phát hành các công cụ tài chính để huy động vốn.

Trái phiếu công trình: gắn với giá trị công trình

Cổ phiếu công ty: gắn với toàn bộ hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính dự án tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và khu căn hộ cao cấp Golden Palace, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội (Trang 31)