0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN ĐƯỜNG QUỐC LỘ 12B TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI TỈNH HÒA BÌNH. (Trang 43 -43 )

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh, trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, khai thác tốt hơn thế mạnh vốn có của huyện.

* Nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành giữ vai trò quan trọng đóng góp chủ yếu cho nền kinh tế chung toàn huyện. Năm 2013 giá trị sản xuất đạt 396,87 tỷ đồng (giá so sánh 1994), chiếm 91,09% giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.

- Trồng trọt: Trồng trọt là ngành sản xuất chính của huyện, chiếm khoảng 60% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện năm 2013 là

6.715,18 ha (tăng 675,94 ha so với năm 2010). Sản lượng cây lương thực có hạt năm 2013 đạt 50.614,5 tấn (tăng 11.000 tấn so với năm 2010), bình quân

lương thực đạt 471,1kg/người (cả tỉnh 420 kg/người).

Do được đầu tư thâm canh nên năng suất, sản lượng cây trồng ngày một tăng. Năm 2013, sản lượng lúa cả năm toàn huyện đạt 31.569 tấn, ngô đạt 19.045,50 tấn. (Nguồn: Phòng thống kê huyện Kim Bôi)

- Chăn nuôi: Là thế mạnh của huyện, trong những năm gần đây ngành chăn nuôi được đầu tư phát triển khá cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn 2010-2013, tổng đàn trâu tăng bình quân mỗi năm 1,52%, đàn bò tăng 17,8%, đàn lợn tăng 1,83%, đàn gia cầm tăng 5,7%. Nhiều mô hình điển hình trong chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như nuôi nhím, lợn rừng,… được quan tâm mở rộng. Tính đến năm 2013 toàn huyện có: đàn trâu: 18.016 con; đàn bò: 6.573 con; đàn lợn: 71.136 con; gia cầm các loại: 918.380 nghìn con.

* Công nghiệp

Năm 2013 giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 85,68 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994). Tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp giai đoạn 2010- 2013 đạt 27,3% (cả tỉnh 32%).

Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2013 có 186 doanh nghiệp và hộ gia đình sản xuất kinh doanh; giải quyết cho

trên 2.700 lao động.

* Thương mại - dịch vụ

- Thương mại: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ đạt 1.484 tỷ đồng, giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) đạt 28,15%. Toàn huyện hiện có 5 chợ, trên 2.000 hộ kinh doanh, tổng doanh thu bình quân hàng năm đạt 205,3 tỷ đồng.

- Vận tải: Hoạt động vận tải đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân. Toàn huyện hiện có khoảng 340 chiếc xe ô tô, trong đó có 9 xe chở khách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân. Năm 2013 khối lượng hàng hoá vận chuyển ước đạt 95 nghìn tấn; hành khách vận chuyển được 65 ngàn lượt người.

- Về du lịch: các dự án tiếp tục được chú trọng đầu tư, toàn huyện có 23 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, từ năm 2010 - 2013 đã đón được 513.024 lượt người tham quan du lịch (bình quân hàng năm có 102.605 lượt người),

doanh thu ước tính đạt trên 54 tỷ đồng.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:

- Tỷ trọng nông, lâm nghiệp giảm 11,3%, từ 55,7% năm 2010 xuống còn 44,4% năm 2013

- Tỷ trọng TTCN - XDCB tăng 6,2%, từ 14,3% năm 2010 lên 20,5% năm 2013; dịch vụ - du lịch tăng 5,41%, từ 30% năm 2010 lên 35,1% năm 2013.

(Nguồn: UBND huyện Kim Bôi) 4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Theo số liệu điều tra dân số (tại thời điểm 01/04/2013), toàn huyện Kim Bôi có 107.430 người, 24.725 hộ, gồm nhiều dân tộc cùng chung sống. Trong đó, dân tộc Mường chiếm 83%, dân tộc Kinh chiếm 14,0%, dân tộc Dao và các dân tộc khác chiếm 3,0%. Dân số thành thị có khoảng 2.738 người chiếm 2,54% dân số toàn huyện.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện trong vài năm gần đây đều ở mức xấp xỉ dưới 1%, so với với toàn tỉnh là 1,17%.

Mật độ dân số trung bình trong huyện tính đến năm 2013 là 190 người/km2, so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh là 171 người/km2

Trong đó khu vực thị trấn 364 người/km2, khu vực nông thôn 150 người/km2 .

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2013, Kim Bôi có khoảng 54,79 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm 58% dân số. Trong đó, lao đông nông nghiệp chiếm khoảng

71%. Lao động được giải quyết việc làm/năm đạt hơn 1.200 lao động.

Lực lượng lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 20,5% tổng số lao động, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông lâm nghiệp.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng - xã hội a. Giao thông

So với nhiều huyện trong tỉnh, mạng lưới giao thông của huyện Kim Bôi khá phát triển, bao gồm đường 299, đường Tỉnh lộ, đường Huyện lộ và giao thông nông thôn.

- Đường 299:

Bao gồm 6 tuyến dài 120,7 km, trong đó: Đường 12B dài 40 km; đường TSA dài 28,2 km; đường Tuyến C 15,5 km; đường Tuyến T dài 13 km; đường Tuyến X2 dài 17 km; đường tuyến Y dài 7 km.

- Đường Tỉnh lộ:

Đường Tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện dài 38,9 km, trong đó đã rải nhựa được 31,1 km còn lại là cấp phối. Cụ thể:

+ Đường ĐT 447 (Long - Châu - Tân): dài 11,8 km đã được rải nhựa. + Đường ĐT 448 (Bãi Chạo - Đú Sáng): dài 9,3 km đã được rải nhựa. + Đường ĐT 449 (Kim Truy - Nuông Dăm): dài 17,8 km, trong đó đã rải nhựa 10 km còn lại là đường cấp phối.

- Đường huyện lộ: Bao gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 38 km, trong đó: 18,1km đường nhựa; 2,3 km đường đá dăm; 14 km đường cấp phối; 3,6 km đường đất. Cụ thể:

+ Đường ĐH.40 (Vĩnh Đồng - Thượng Tiến) dài 10 km. + Đường ĐH.42 (TT Bo - Kim Tiến) dài 6 km.

+ Đường ĐH.44 (Hợp Kim - Trung Bì) dài 7 km. + Đường ĐH.45 (Hợp Đồng - Đông Bắc) dài 10 km.

(Nguồn: Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Hòa Bình)

- Các tuyến đường liên xã, liên thôn: Hệ thống đường liên xã, liên thôn trên địa bàn huyện có tổng chiều dài 618,21 km, trong đó: Có 140,5 km đường bê tông; 45,4 km đường nhựa; 71, 03 km đường cấp phối và 361,28 km đường đất.

+ Tổng số chiều dài đường liên xã 69,5km, rộng 4m, phần lớn đã được trải nhựa.

+ Đường liên thôn dài 578,71km, rộng 3m, chủ yếu là đường cấp phối, đường bê tông và đường đất.

b. Thủy lợi

Việc phát triển thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua, huyện Kim Bôi đã đầu tư phát triển nhiều công trình thuỷ lợi, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo ra một khối lượng nông sản phong phú, đa dạng.

Toàn huyện hiện đã xây dựng được 44 hồ chứa lớn nhỏ (trong đó hồ

Nam Thượng có sức chứa 3 triệu m3,hồ Sáng 1 triệu m3, hồ Rộc Trung 0,5 triệu m3), 49 bai xây, 600 bai tạm, 15 trạm thủy nông và 145 km kênh mương. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới chủ động cho hơn 5.000 ha lúa ruộng và hoa

màu. (Nguồn: Phòng NN và PT NN huyện Kim Bôi) c. Năng lượng - bưu chính viễn thông

Việc phát triển hệ thống tải điện rộng khắp Kim Bôi đã tạo điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt, nâng cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần cho nhân dân.

Hệ thống điện trên địa bàn huyện bao gồm: tuyến đường dây tải điện 35KV liên huyện (Hoà Bình - Kim Bôi - Lạc Thuỷ), đoạn qua huyện dài 40km; một trạm biến áp trung gian công suất 1.800KVA đặt tại xã Hạ Bì, đường dây trung thế dài 19,58km, 97 trạm biến áp với tổng công suất là 12.567KVA.

Năm 2013, toàn huyện có 28/28 số xã, thị trấn trong huyện có lưới điện Quốc gia, tỷ lệ bình quân người dân được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 95%, cao hơn tỷ lệ chung của tỉnh (khoảng 80%). (Nguồn:Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kim Bôi)

4.1.2.4. Thực trạng văn hóa, giáo dục, y tế

a.Văn hóa

Để phát triển văn hoá, trong những năm qua cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá thông tin đã được đầu tư và đạt được những thành quả đáng kể. Tính đến cuối năm 2013, toàn huyện có 101 nhà văn hóa thôn, bản; 147 thôn bản; 120 cơ quan, đơn vị, trường học được cấp có thẩm quyền công nhận đạt tiêu chuẩn thôn bản, cơ quan đạt chuẩn văn hóa; khoảng 16.000 gia đình văn hóa; Công tác phát thanh truyền hình được phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư đáng kể từ đài huyện đến trạm thu phát sóng các trung tâm xã... tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình đạt 98%, phủ sóng phát thanh đạt 100%.

b. Giáo dục

Toàn huyện hiện có 100% số xã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, 4 trường trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.

Việc thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được quan tâm và đạt kết quả khá tốt. Đến nay có 28/28 xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% số xã, thị trấn được công nhận xóa mù chữ.

- Giáo dục mầm non: Năm học 2013, toàn huyện có 28 trường mầm non với 255 nhóm lớp, 7.081 học sinh, song trừ một số khu vực như thị trấn, các xã vùng trung tâm có cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy và học khá, còn lại rất sơ sài, thiếu thốn, chất lượng giáo viên còn nhiều hạn chế. Hiện nay, toàn huyện có 9 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Giáo dục phổ thông:

+ Đào tạo bậc tiểu học: toàn huyện hiện có 28 trường tiểu học với 397 lớp, 8.057 học sinh; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 98%; 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

+ Đào tào bậc trung học cơ sở: hiện có 28 trường trung học cơ sở với 235 lớp, 7.200 học sinh; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 95%.

+ Đào tạo bậc trung học phổ thông: hiện có 4 trường trung học phổ thông với 110 lớp học, 3.300 học sinh; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 90%.

- Ngoài ra, tại thị trấn huyện lỵ còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên đạt chuẩn Quốc gia. (Nguồn: Phòng Giáo dục huyện Kim Bôi)

c. Y tế

- Về chất lượng khám chữa bệnh: Năm 2013, tổng số lần khám bệnh tại các cơ sở y tế đạt gần 130.000 lần; tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú khoảng 7.500 lượt bệnh nhân.

- Về đội ngũ cán bộ y tế: năm 2013, toàn huyện hiện có 314 cán bộ y tế

(trong đó bao gồm 35 bác sỹ, 104 y sỹ và 175 cán bộ y tế xã)

- Về cơ sở vật chất trang thiết bị y tế: năm 2013 có 28/28 số xã, thị trấn đã có trạm y tế (trong đó 13 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế); toàn huyện có 106 giường bệnh, trong đó bệnh viện huyện 50 giường và trạm y tế xã, thị trấn là 56 giường.

(Nguồn: Phòng Y tế huyện Kim Bôi) 4.1.2.5. Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Bôi.

* Thuận lợi

- Với lợi thế vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Hòa Bình tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Kim Bôi có những chuyển biến tích cực trong những năm tới. Lưu thông hàng hoá, giao lưu kinh tế - xã hội ngày càng phát triển hơn.

- Đất đai các khu vực tương đối tốt, màu mỡ, các thung lũng tương đối rộng phân bố rộng khắp toàn huyện. Khí hậu của huyện mang đặc trưng vùng Tây Bắc đó là nhiệt đới gió mùa và không có biến đổi lớn ở giữa các khu vực. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Cơ sở hạ tầng tương đối tốt, kết nối giao thông bên ngoài thuận lợi là nền tảng ban đầu cho sự phát triển mai sau.

- Huyện Kim Bôi có nguồn nước khoáng nóng với trữ lượng rất lớn, khoảng sản tương đối đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng: Thác Mặt trời, Cửu thác Tú Sơn, thung lũng Thung Rếch, khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, những lễ hội văn hóa dân gian mang đậm bản sắc các dân tộc vùng cao Tây Bắc (đặc biệt là dân tộc Mường). Những yếu tố này chính là tiềm năng to lớn cho phát triển công nghiệp, dịch vụ - du lịch của huyện trong thời gian tới.

* Khó khăn

nặng về nông - lâm nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Sản xuất hàng hóa khối lượng còn nhỏ và phân tán. Các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, quy mô nhỏ, chủ yếu là các hộ cá thể phát triển theo hướng tự phát.

- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, phân bố không đều, có nơi có nhiều việc làm lại thiếu nhân lực và ngược lại.

- Nhu cầu đầu tư lớn song nguồn vốn có hạn.

- Là một huyện miền núi nên quỹ đất dành cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề khó khăn đối với huyện.

- Trong những năm tới, yêu cầu phát triển nhanh công nghiệp - xây dựng, du lịch - dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn. Việc bố trí thỏa đáng đất đai cho nhu cầu này, đặc biệt là yêu cầu cho đất khu, cụm công nghiệp, đất ở… là rất cần thiết đồng thời bắt buộc phải bố trí vào đất sản xuất nông nghiệp, nếu không tính toán và quy hoạch hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân.

- Nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn thì việc bố trí đất cho các khu, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, việc đầu tư, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, trường học, y tế…) sẽ đòi hỏi một quỹ đất tương đối lớn, không chỉ gây sức ép về quy mô diện tích mà còn tạo áp lực trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí công trình.

- Cùng với đẩy nhanh phát triển công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch, tốc độ đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh trong những năm tới. Nhu cầu đất cho quy hoạch mở rộng đô thị là khá lớn gây áp lực không nhỏ đến sử dụng đất đặc biệt là các khu vực có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển.

- Dân số tăng đòi hỏi quỹ đất lớn phục vụ xây dựng nhà ở, đất sản xuất, xây dựng công trình phục vụ đời sống của con người như công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi… Điều này cũng tác động rất lớn đối với đất đai của huyện.

Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi qu đất có hạn) thì áp

lực đối với đất đai của huyện đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của huyện.

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Kim Bôi

4.2.1. Tình hình qun lý đất đai

- Công tác quản lý địa giới hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT-TTg của Chính phủ, Nghị quyết số 31/2009/NQ-CP ngày 14/07/2009 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành hoạch định ranh giới hành chính, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn. Hiện nay hồ sơ bản đồ Địa giới hành chính các cấp tại huyện Kim Bôi đã thống nhất rõ ràng, không có tranh chấp Địa giới hành chính song vẫn còn hiện tượng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG DỰ ÁN ĐƯỜNG QUỐC LỘ 12B TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BÔI TỈNH HÒA BÌNH. (Trang 43 -43 )

×