a.Văn hóa
Để phát triển văn hoá, trong những năm qua cơ sở vật chất cho các hoạt động văn hoá thông tin đã được đầu tư và đạt được những thành quả đáng kể. Tính đến cuối năm 2013, toàn huyện có 101 nhà văn hóa thôn, bản; 147 thôn bản; 120 cơ quan, đơn vị, trường học được cấp có thẩm quyền công nhận đạt tiêu chuẩn thôn bản, cơ quan đạt chuẩn văn hóa; khoảng 16.000 gia đình văn hóa; Công tác phát thanh truyền hình được phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư đáng kể từ đài huyện đến trạm thu phát sóng các trung tâm xã... tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình đạt 98%, phủ sóng phát thanh đạt 100%.
b. Giáo dục
Toàn huyện hiện có 100% số xã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, 4 trường trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.
Việc thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học được quan tâm và đạt kết quả khá tốt. Đến nay có 28/28 xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 100% số xã, thị trấn được công nhận xóa mù chữ.
- Giáo dục mầm non: Năm học 2013, toàn huyện có 28 trường mầm non với 255 nhóm lớp, 7.081 học sinh, song trừ một số khu vực như thị trấn, các xã vùng trung tâm có cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy và học khá, còn lại rất sơ sài, thiếu thốn, chất lượng giáo viên còn nhiều hạn chế. Hiện nay, toàn huyện có 9 trường đạt chuẩn quốc gia.
- Giáo dục phổ thông:
+ Đào tạo bậc tiểu học: toàn huyện hiện có 28 trường tiểu học với 397 lớp, 8.057 học sinh; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 98%; 3 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
+ Đào tào bậc trung học cơ sở: hiện có 28 trường trung học cơ sở với 235 lớp, 7.200 học sinh; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 95%.
+ Đào tạo bậc trung học phổ thông: hiện có 4 trường trung học phổ thông với 110 lớp học, 3.300 học sinh; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 90%.
- Ngoài ra, tại thị trấn huyện lỵ còn có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên đạt chuẩn Quốc gia. (Nguồn: Phòng Giáo dục huyện Kim Bôi)
c. Y tế
- Về chất lượng khám chữa bệnh: Năm 2013, tổng số lần khám bệnh tại các cơ sở y tế đạt gần 130.000 lần; tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú khoảng 7.500 lượt bệnh nhân.
- Về đội ngũ cán bộ y tế: năm 2013, toàn huyện hiện có 314 cán bộ y tế
(trong đó bao gồm 35 bác sỹ, 104 y sỹ và 175 cán bộ y tế xã)
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị y tế: năm 2013 có 28/28 số xã, thị trấn đã có trạm y tế (trong đó 13 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế); toàn huyện có 106 giường bệnh, trong đó bệnh viện huyện 50 giường và trạm y tế xã, thị trấn là 56 giường.
(Nguồn: Phòng Y tế huyện Kim Bôi) 4.1.2.5. Nhận xét chung vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Kim Bôi.
* Thuận lợi
- Với lợi thế vị trí địa lý tiếp giáp với thành phố Hòa Bình tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Kim Bôi có những chuyển biến tích cực trong những năm tới. Lưu thông hàng hoá, giao lưu kinh tế - xã hội ngày càng phát triển hơn.
- Đất đai các khu vực tương đối tốt, màu mỡ, các thung lũng tương đối rộng phân bố rộng khắp toàn huyện. Khí hậu của huyện mang đặc trưng vùng Tây Bắc đó là nhiệt đới gió mùa và không có biến đổi lớn ở giữa các khu vực. Đó chính là những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Cơ sở hạ tầng tương đối tốt, kết nối giao thông bên ngoài thuận lợi là nền tảng ban đầu cho sự phát triển mai sau.
- Huyện Kim Bôi có nguồn nước khoáng nóng với trữ lượng rất lớn, khoảng sản tương đối đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó còn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng: Thác Mặt trời, Cửu thác Tú Sơn, thung lũng Thung Rếch, khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, những lễ hội văn hóa dân gian mang đậm bản sắc các dân tộc vùng cao Tây Bắc (đặc biệt là dân tộc Mường). Những yếu tố này chính là tiềm năng to lớn cho phát triển công nghiệp, dịch vụ - du lịch của huyện trong thời gian tới.
* Khó khăn
nặng về nông - lâm nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Sản xuất hàng hóa khối lượng còn nhỏ và phân tán. Các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, quy mô nhỏ, chủ yếu là các hộ cá thể phát triển theo hướng tự phát.
- Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, phân bố không đều, có nơi có nhiều việc làm lại thiếu nhân lực và ngược lại.
- Nhu cầu đầu tư lớn song nguồn vốn có hạn.
- Là một huyện miền núi nên quỹ đất dành cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề khó khăn đối với huyện.
- Trong những năm tới, yêu cầu phát triển nhanh công nghiệp - xây dựng, du lịch - dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn. Việc bố trí thỏa đáng đất đai cho nhu cầu này, đặc biệt là yêu cầu cho đất khu, cụm công nghiệp, đất ở… là rất cần thiết đồng thời bắt buộc phải bố trí vào đất sản xuất nông nghiệp, nếu không tính toán và quy hoạch hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân.
- Nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn thì việc bố trí đất cho các khu, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, việc đầu tư, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, trường học, y tế…) sẽ đòi hỏi một quỹ đất tương đối lớn, không chỉ gây sức ép về quy mô diện tích mà còn tạo áp lực trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí công trình.
- Cùng với đẩy nhanh phát triển công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch, tốc độ đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh trong những năm tới. Nhu cầu đất cho quy hoạch mở rộng đô thị là khá lớn gây áp lực không nhỏ đến sử dụng đất đặc biệt là các khu vực có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển.
- Dân số tăng đòi hỏi quỹ đất lớn phục vụ xây dựng nhà ở, đất sản xuất, xây dựng công trình phục vụ đời sống của con người như công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi… Điều này cũng tác động rất lớn đối với đất đai của huyện.
Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn) thì áp
lực đối với đất đai của huyện đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của huyện.
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Kim Bôi
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai
- Công tác quản lý địa giới hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT-TTg của Chính phủ, Nghị quyết số 31/2009/NQ-CP ngày 14/07/2009 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành hoạch định ranh giới hành chính, cắm mốc giới, ổn định phạm vi quản lý và sử dụng đất trên địa bàn. Hiện nay hồ sơ bản đồ Địa giới hành chính các cấp tại huyện Kim Bôi đã thống nhất rõ ràng, không có tranh chấp Địa giới hành chính song vẫn còn hiện tượng xâm canh.
- Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tính đến thời điểm hiện nay, tất cả các xã, thị trấn đã xây dựng được bản đồ địa chính cơ sở 1/5.000, 1/10.000. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000, 1/10.000; bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 tỷ lệ 1/25.000 đối với cấp huyện đã được thành lập; bản đồ địa chính chính quy được thành lập trên địa bàn thị trấn Bo với quy tỷ lệ đo vẽ 1/1000, các xã còn lại đang tiến hành khảo sát xây dựng mốc để đo vẽ địa chính trong những năm tới.
- Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Hàng năm UBND các xã đều xây dựng kế hoạch sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt, UBND thị trấn và UBND huyện xây dựng kế hoạch sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt. Năm 2010 UBND huyện đã tiến hành lập phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện cơ bản đã theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, đúng quy trình và quy định của pháp luật đất đai; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư
và xây dựng kết cấu hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất.
- Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ
- Tính đến ngày 01/01/2013 toàn huyện đã cấp được 9.923 GCNQSDĐ với tổng diện tích 14.689,74 ha cho hộ gia đình cá nhân và 1GCNQSDĐ với diện tích 45,30 ha cho tổ chức sử dụng vào mục đích lâm nghiệp; 17.054 GCNQSDĐ với diện tích là 4.390,59 ha cho hộ gia đình cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; 116 GCNQSDĐ cho các tổ chức hiện đang quản lý và sử dụng 826,67 ha đất phi nông nghiệp trên địa bàn; 20283 GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân với diện tích 1.514,22 ha sử dụng vào mục đích đất ở.
- Ngoài ra phòng Tài nguyên và Môi trường cùng với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tham mưu cho UBND huyện xử lý để cấp GCNQSDĐ cho các trường hợp tồn đọng chưa được cấp GCNQSD đất, các hộ kinh tế trang trại và nuôi trồng thủy sản; cấp đổi GCN sau chuyển đổi ruộng đất...
- Do hầu hết các xã trên địa bàn huyện chưa được đo vẽ bản đồ địa chính chính quy nên hồ sơ địa chính mới lập được cho một số loại đất. Tuy nhiên, do không được chính lý biến động thường xuyên nên đã gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn.
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện Luật đất đai, UBND huyện đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn thực hiện nghiêm chỉnh công tác thống kê đất đai hàng năm, kiểm kê đất đai định kỳ (5 năm một lần) và đạt kết quả tốt.
- Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Công tác thanh tra việc chấp hành chế độ quản lý, sử dụng đất luôn được UBND huyện quan tâm; đồng thời thực hiện Quyết định số 273/QĐ- TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh tra tình hình quản lý sử dụng đất, qua đó đã phát hiện những yếu kém, vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất ở một số xã và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu kiện về đất đai được tiến hành thường xuyên và xử lý kịp thời nên không có khiếu kiện nghiêm trọng xảy ra.
4.2.2. Tình hình sử dụng đất đai
4.2.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
Theo kết quả số liệu kiểm kê năm 2013 huyện Kim Bôi có tổng diện tích đất tự nhiên 54.950,64 ha, phân bố ở 27 xã và 1 thị trấn. Xã có diện tích lớn nhất là xã Thượng Tiến với tổng diện tích tự nhiên của xã là 5.557,18 ha; nhỏ nhất là thị trấn Bo với diện tích 62,82 ha.
Đất đai của huyện được sử dụng như sau:
- Đất nông nghiệp 42.247,79 ha, chiếm 76,88% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Đất phi nông nghiệp 5.080,72 ha, chiếm 9,25% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Đất chưa sử dụng 7.622,13 ha, chiếm 13,87% tồng diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Đất khu dân cư nông thôn 3.092,99 ha, chiếm 5,63% tổng diện tích đất của huyện.
- Đất khu đô thị 62,82 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện.
- Đất khu bảo tồn thiên nhiên 4.882,39 ha, chiếm 8,89% tổng diện tích tự nhiên của huyện.
4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp của huyện 42.247,79 ha chiếm 76,88% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp ngày càng được khai thác đầy đủ, hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại quỹ đất nông nghiệp của huyện được sử dụng như sau:
- Đất trồng lúa 3.856,64 ha, chiếm 9,13% tổng diện tích đất nông nghiệp. - Đất trồng cây lâu năm 904,83ha, chiếm 2,14% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Đất rừng sản xuất 19.810,86 ha, chiếm 46,89% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Đất rừng phòng hộ 10.789,16 ha, chiếm 25,54% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Đất rừng đặc dụng 4.882,39 ha, chiếm 11,56% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản 50,20 ha, chiếm 0,12% tổng diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nông nghiệp còn lại bao gồm đất trồng cỏ, đất trồng cây hàng năm còn lại và đất nông nghiệp khác với diện tích 1.953,71 ha, chiếm 4,62% tổng diện tích nông nghiệp.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp STT Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 42.247,79 100,00 Trong đó:
1.1 Đất trồng lúa, trong đó: LUA 3.856,64 9,13
Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2.792,55 6,61
1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 904,83 2,14
1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 10.789,16 25,54
1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 4.882,39 11,56
1.5 Đất rừng sản xuất RSX 19.810,86 46,89
1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 50,20 0,12
1.7 Đất nông nghiệp còn lại *** 1.953,71 4,62
(Nguồn: Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện) 4.2.2.3. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Năm 2013 tổng diện tích phi nông nghiệp toàn huyện là 5.080,72 ha, chiếm 9,25% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp bao gồm:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích 26,85 ha, chiếm 0,53% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Đất chủ yếu để xây dựng các công trình, trụ sở làm việc của các cấp, các ban ngành, phục vụ nhu cầu của địa phương và sử dụng cho các mục đích quốc gia.
- Đất quốc phòng: Diện tích 733,09 ha, chiếm 14,43% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Đất dùng để xây dựng Ban Chỉ huy Quân sự huyện; doanh trại bộ đội; trường bắn.
- Đất an ninh: Diện tích 0,43 ha, chiếm 0,01% tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện. Đất được dùng để xây dựng cho mục đích an ninh như trụ sở công an huyện, trạm cải tạo phạm nhân và trại giam.
- Đất cơ sơ sản xuất, kinh doanh: Diện tích 232,30 ha, chiếm 4,57% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: Diện tích 27,73 ha, chiếm 0,55% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất này là các mỏ khai thác đá xây dựng, các bãi khai thác cát, sỏi ven sông…
- Đất cho hoạt động khoáng sản: Diện tích 120,71 ha, chiếm 2,38%