Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 12B trên địa bàn huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. (Trang 40)

a. Tài nguyên đất

Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính:

* Đất núi (nằm ở độ cao trên 300m): Diện tích khoảng 17.085,44 ha, gồm: - Đất Feralit mùn vàng nhạt trên núi đá: diện tích 2800 ha, tập trung tại các xã: xã Tú Sơn, xã Thượng Tiến và Kim Tiến.

- Đất đỏ nâu trên đá Macma trung tính và Bazac: diện tích 3.897 ha, tập trung tại các xã: xã Thượng Tiến, xã Hợp Đồng, xã Lập Chiệng và xã Tú Sơn…

- Đất đỏ nâu trên đá vôi: diện tích 2.650 ha, tập trung tại xã: xã Cuối Hạ và xã Tú Sơn…

- Đất đỏ vàng trên đá sét: diện tích 3.141 ha, tập trung tại các xã: xã Đông Bắc, xã Kim Sơn và xã Đú Sáng…

- Đất vàng trên đá Macma axit: diện tích 2.998,488 ha, tập trung tại các xã: Kim Tiến, Kim Bôi, Kim Truy…

- Đất vàng nhạt trên đá Sa thạch: diện tích 4.398 ha, tập trung tại các xã: xã Cuối Hạ, xã Nuông Dăm, xã Tú Sơn, xã Bình Sơn và xã Đú Sáng…

* Đất đồi (nằm ở độ cao dưới 300m): Diện tích khoảng 24.086,30 ha, gồm: - Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazic: diện tích 4.610,49 ha, tập trung tại các xã: xã Vĩnh Đồng, xã Kim Sơn, xã Hợp Kim, xã Nam Thượng, xã Hợp Đồng và xã Kim Tiến…

- Đất đỏ nâu trên đá vôi: diện tích 3.158,49 ha, tập trung tại các xã: Mỵ Hòa, Nam Thượng, Hợp Đồng..

- Đất vàng đỏ trên đá sét: diện tích 8.123,37 ha, tập trung tại các xã: Cuối Hạ, Sào Báy, Hạ Bì, Hùng Tiến, Đú Sáng, Tú Sơn, Bình Sơn, Mỵ Hòa…

xã: Sơn Thủy, Bắc Sơn, Đú Sáng, Nuông Dăm…

- Đất nâu vàng trên đá phù sa cổ: diện tích 2.076,98 ha, trập trung tại xã Mỵ Hòa, Kim Sơn, Vĩnh Đồng…

Nhìn chung đất đồi núi của huyện chịu ảnh hưởng của quá trình Feralitit nên đất thường chua, đất có độ dốc hay bị xói mòn, đất có khả năng lớn về sản xuất nông, lâm nghiệp và có vai trò quan trọng trong việc quyết định độ ẩm của đất và chế độ nước của toàn vùng.

* Đất ruộng (nằm dọc theo sông Bôi và các suối lớn trong huyện): diện tích khoảng 7.587,90 ha, gồm:

- Đất Feralitit biến đổi do trồng lúa nước: diện tích 5.293,95 ha, tập trung tại các xã: Hạ Bì, Vĩnh Tiến, Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Kim Bình, Sào Báy, Kim Bôi.

- Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ: diện tích 595 ha, tập trung tại các xã Tú Sơn, Hợp Đồng…

- Đất thung lũng chua: diện tích 646,98 ha, tập trung tại xã Nuông Dăm, Hạ Bì, Kim Sơn, Thượng Tiến, Vĩnh Đồng…

- Đất phù sa được bồi: diện tích 1.051,98 ha, tập trung tại các xã: Sào Báy, Nam Thượng, Sơn Thủy,…

Nguồn đất trên có độ mùn khá, độ pH phổ biến từ 4,5-5,5 phù hợp với nhiều loại cây trồng, có khả năng đạt năng xuất lúa cao ở loại đất Feralitic biến đổi do trồng lúa nước và đây cũng là loại đất có diện tích lớn nhất trong nhóm.

Ngoài 3 loại trên, huyện Kim Bôi còn có hơn 5.102 ha núi đá và 1.089 ha sông suối và mặt nước chuyên dùng.

b. Tài nguyên nước * Nước mặt

Nguồn nước mặt của huyện Kim Bôi được hình thành bởi hệ thống sông Bôi, hồ đập chứa nước và nhiều suối nhỏ.

- Sông Bôi bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy về phía Đông Nam của huyện (gần như song song với Tỉnh lộ 12B), có chiều dài khoảng 50km. Đây là hệ thống sông cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong huyện.

- Hệ thống hồ đập gồm: Suối Chuộn, Bai Khi, Mến Bôi, Láo Ráy, Gò Tháu, Gò Duôi… với diện tích chiếm đất khoảng 70 ha.

- Trên địa bàn huyện có 7 suối lớn với tổng chiều dài khoảng 95km, bao gồm: suối Đúc dài 20km, suối Đầm Rừng dài 18km, suối Chiềng dài 16km, suối Cháo dài 14km, suối Kho dài 6km, suối Trò dài 7km và 14 suối nhỏ với tổng chiều dài khoảng 112km.

* Nước ngầm

Huyện Kim Bôi có nguồn nước khoáng nóng với trữ lượng khá lớn tại địa bàn các xã Vĩnh Đồng và xã Hạ Bì, xã Sào Báy, xã Đông Bắc hiện nay đang được khai thác vào mục đích thương mại và dịch vụ. Đây cũng là nguồn tài nguyên có vai trò to lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển du lịch của huyện.

c. Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của huyện Kim Bôi đến năm 2013 là 35.487,14 ha, chiếm 64,58% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện với độ che phủ đạt 42,5%.

- Thảm thực vật: Trước đây rừng Kim Bôi chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc loại giàu với nhiều cây rừng nhiệt đới, như loại cây gỗ quý (Lát hoa,

Sến, Chò nhai, Trai,...), các loại cây đặc sản có giá trị (Sa nhân, Song,

Mây,...), các loại tre, nứa, luồng ... nhưng do việc khai thác rừng tuỳ tiện, không đúng quy trình, việc đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt. Một số loại gỗ có giá trị chỉ còn lại ở những vùng núi cao, khó khai thác và vận chuyển,... các loại cây đặc sản, cây có dầu, cây dược liệu chỉ còn một phần diện tích rất nhỏ do người dân tự trồng, một phần nằm trong khu rừng đặc dụng. Đến nay trên địa bàn huyện có 22.563 ha rừng với trữ lượng gỗ khoảng 20.000m3. Ngoài ra, rừng huyện Kim Bôi còn có nhiều bương, tre, nứa có thể khai thác khoảng 700.000 cây/năm.

- Động vật rừng: Trước đây, trên địa bàn huyện có nhiều loại đồng vật quý hiếm như: lợn lòi, gấu, khỉ, vượn, hoẵng, gà, lôi, trăn, rắn, tê tê, kỳ đà, cầy... Tuy nhiên, do tình trạng săn bắn bừa bãi, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp nên các loại động vật trên chỉ còn lại rất ít ở khu rừng đặc dụng Thượng Tiến.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của huyện Kim Bôi rất phong phú. Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn huyện Kim Bôi có nhiều loại khoáng sản:

- Vàng sa khoáng nằm rải rác các xã trong toàn huyện: Nật Sơn, Hợp Kim, Nam Thượng, Sào Báy, Mỵ Hòa, Kim Sơn;

- Quặng Pirit ở Cuối Hạ, Hợp Đồng (trữ lượng khoảng 30 triệu tấn)

- Đá Granit ở Kim Tiến, Vĩnh Đồng, Tú Sơn,... trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi.

- Núi đá vôi có hầu hết các xã trong huyện. Toàn huyện có trên 5.000 ha núi đá, đây là nguồn nguyên liệu rất lớn cung cấp cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.

- Nguồn cát của huyện Kim Bôi có trữ lượng lớn: Bao gồm cát vàng từ suối Kim Tiến, cát đen từ sông Bôi và các suối nhỏ trong toàn huyện.

e. Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và con người huyện Kim Bôi gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn huyện hiện có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống (gồm: dân tộc Mường chiếm 83,0%; dân tộc Kinh chiếm 14,0%; dân tộc Dao và các dân tộc khác chiếm 3,0%) với một đặc điểm chung đó là truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động, có truyền thống thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau trong đời sống, sản xuất và chiến đấu.

f. Cảnh quan và môi trường

Là một huyện vùng cao với diện tích đất chủ yếu là đồi núi, là địa bàn sinh sống của nhiều loài thực vật, động vật, nhiều tiềm năng phát triển với các khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan môi trường đa dạng, khí hậu mát mẻ là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và văn hóa.

Thực hiện Luật môi trường, huyện đã chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước về môi trường như: Kiểm tra các cơ sở sản xuất trên địa bàn; một số xã, thị trấn thành lập tổ thu gom rác về nơi quy định, nghiệm thu và đã đưa vào sử dụng bãi chôn rác hợp vệ sinh tại thị trấn Bo; Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch tuần lễ Quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường và ngày môi trường thế giới 5/6; Thành lập đoàn kiểm tra vệ sinh môi trường...

4.1.2. Tình hình phát trin kinh tế - xã hi huyn Kim Bôi tnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 12B trên địa bàn huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)