Quy trình tiến hành bồi thường thiệt hại dự án đường quốc lộ 12B huyện

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 12B trên địa bàn huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. (Trang 32)

2.7. Quy trình tiến hành bồi thường thiệt hại dự án đường quốc lộ 12B huyện Kim Bôi huyện Kim Bôi

Bước 1: Thành lập Hội đồng bồi thường. Tổ chức hội nghị với người dân có đất bị thu hồi để thông báo công khai phạm vi thu hồi đất, tiến độ thực hiện dự án và các văn bản pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Phát tờ khai và hướng dẫn người bị thu hồi đất tự kê khai; thời gian không quá 5 ngày làm việc (đối với hộ gia đình, cá nhân); không quá 10 ngày làm việc (đối với tổ chức).

Bước 2: Người bị thu hồi đất tự kê khai trong thời hạn trên, kèm theo các giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản trên đất bị thu hồi và nộp cho Tổ công tác. Quá thời hạn trên, tổ công tác phối hợp với UBND cấp xã, Chủ đầu tư lập biên bản và lưu hồ sơ GPMB.

Bước 3: Hội đồng bồi thường tổ chức lập biên bản điều tra, xác minh về đất, tài sản gắn liền với đất và cây cối hoa mầu trên đất thu hồi theo biểu mẫu kê khai và lập biên bản kiểm kê đất đai, tài sản, cây cối hoa mầu của từng người bị thu hồi đất theo kế hoạch chi tiết về tiến độ GPMB của dự án.

Bước 4: Hội đồng bồi thường tiến hành lập, niêm yết và lấy ý kiến về phương án bồi thường. Phương án bồi thường được niêm yết tại địa điểm sinh hoạt khu dân cư và trụ sở UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi, việc niêm yết được lập thành biên bản có xác nhận của UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã. Thời gian niêm yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ý kiến là 20 ngày, kể từ ngày đưa ra niêm yết.

Bước 5: Hội đồng bồi thường lập, hoàn chỉnh phương án bồi thường, sau khi kết thúc niêm yết, tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, trong đó nêu rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý và ý kiến khác đối với phương án; trường hợp còn nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường thì Tổ

chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét, điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định.

Hoàn chỉnh phương án và gửi phương án đến cơ quan tài nguyên và môi trường để thẩm định.

- Thời gian thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, đối với dự án lớn và phức tạp thì thời gian thẩm định có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày làm việc.

Biên bản thẩm định phải có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng và được lưu trữ trong hồ sơ giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật tại cơ quan chủ trì thẩm định.

Bước 6: Quyết định thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất.

Trường hợp thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất thuộc thẩm quyền của một cấp thì việc thu hồi đất và giao đất hoặc cho thuê đất được thực hiện trong cùng một quyết định.

Trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và giao đất, cho thuê đất theo dự án cho chủ đầu tư trong cùng một quyết định.

Bước 7: Quyết định phê duyệt phương án dự toán bồi thường và thực hiện phương án bồi thường.

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất, cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt và công bố công khai phương án bồi thường theo quy định sau:

- Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án bồi thường đối với trường hợp thu hồi đất liên quan từ hai huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường đối với trường hợp không thuộc quy định ở trên;

Bước 8: Hội đồng bồi thường phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất thu hồi gửi quyết định bồi thường cho người có đất bị thu hồi trong thời gian không quá 3 ngày, trong đó nêu rõ về mức bồi thường, thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường và thời gian bàn giao đất đã bị thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Bước 9: Hội đồng bồi thường thực hiện chi trả bồi thường.

Bước 10: Trong thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường cho người bị thu hồi đất theo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kết quả thực hiện công tác GPMB (giai đoạn 1) của dự án cải tạo, nâng cấp đường quốc lộ 12B huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình, các chính sách bồi thường.

- Phạm vi nghiên cứu: Tại huyện Kim Bôi - tỉnh Hòa Bình.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Đề tài được tiến hành tại huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 20/1/1014 đến ngày 30/4/2014 3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi huyn Kim Bôi tnh Hòa Bình

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình

- Vị trí địa lý - Khí hậu, thuỷ văn

- Địa hình, địa mạo đất đai - Tài nguyên thiên nhiên

3.3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình - Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Dân số, lao động, việc làm, thu nhập

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng - xã hội - Thực trạng phát triển văn hóa, giáo dục, y tế - Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

3.3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình

- Thuận lợi - Khó khăn

3.3.2. Tình hình qun lý s dng đất đai huyn Kim Bôi

- Tình hình quản lý đất đai - Tình hình sử dụng đất đai

3.3.3. Đánh giá kết qu công tác bi thường GPMB ca d án đường quc l 12B trên địa bàn huyn Kim Bôi tnh Hòa Bình l 12B trên địa bàn huyn Kim Bôi tnh Hòa Bình

3.3.3.1. Giới thiệu chung về công tác bồi thường, GPMB của dự án

3.3.3.2. Kết quả thống kê về đất, tài sản, cây cối, hoa màu đã được bồi thường trong dự án đường quốc lộ 12B trên địa bàn huyện Kim Bôi thường trong dự án đường quốc lộ 12B trên địa bàn huyện Kim Bôi

- Kết quả thống kê diện tích đất đã thu hồi - Kết quả thống kê về cây cối, hoa màu

- Kết quả thống kê về tài sản, vật liệu kiến trúc

3.3.3.3. Kết quả bồi thường về đất, tài sản, cây cối, hoa màu đã được bồi thường trong dự án đường quốc lộ 12B trên địa bàn huyện Kim Bôi thường trong dự án đường quốc lộ 12B trên địa bàn huyện Kim Bôi

- Kết quả bồi thường về đất

- Kết quả bồi thường về cây cối hoa màu

- Kết quả bồi thường về tài sản vật liệu, kiến trúc - Nguồn kinh phí thực hiện bồi thường và GPMB

3.3.4. Đánh giá công tác bi thường GPMB ca d án thông qua ý kiến ca người dân và cán b chuyên môn qun lý đất đai người dân và cán b chuyên môn qun lý đất đai

3.3.4.1. Kết quả điều tra lấy ý kiến của hộ gia đình, cá nhân về công tác thu hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án đường quốc lộ 12B trên hồi, bồi thường và giải phóng mặt bằng của dự án đường quốc lộ 12B trên

địa bàn huyện Kim Bôi

3.3.4.2. Kết quảđiều tra cán bộ trong Ban BT&GPMB huyện Kim Bôi

3.3.5. Mt s nhn xét v kết qu đạt được, nhng khó khăn và tn ti trong công tác bi thường gii phóng mt bng ca d án đường quc l trong công tác bi thường gii phóng mt bng ca d án đường quc l 12B trên địa bàn huyn Kim Bôi tnh Hòa Bình

3.3.5.1. Thuận lợi 3.3.5.2. Khó khăn 3.3.5.2. Khó khăn 3.3.5.3. Nguyên nhân

3.3.5.4. Một số kinh nghiện chủđạo

3.3.5.5. Ảnh hưởng của công tác bồi thường GPMB đến kinh tế, xã hội và môi trường môi trường

3.3.5. Đề xut mt s gii pháp ca công tác bi thường GPMB d án đường quc l 12B trên địa bàn huyn Kim Bôi tnh Hòa Bình đường quc l 12B trên địa bàn huyn Kim Bôi tnh Hòa Bình

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Điu tra thu thp s liu th cp

- Thu thập tài liệu, số liệu, các báo cáo quy hoạch, báo cáo tổng kết, các nghị định, quyết định, thông tư, công văn hướng dẫn bồi thường GPMB từ UBND huyện Kim Bôi, phòng Tài nguyên và Môi trường, ban GPMB của huyện Kim Bôi việc thực hiện công tác.

3.4.2. Điu tra thu thp s liu sơ cp

- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) để thu thập thông tin trong quá trình điều tra. (Thông qua 50 phiếu điều tra, phụ lục - 01)

- Điều tra cán bộ quản lý và các cán bộ chuyên môn về lĩnh vực đất đai bằng bộ phiếu điều tra. (Thông qua 7 phiếu điều tra, phụ lục - 02)

3.4.3. Phân tích và x lý s liu

- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường, cũng như chi tiết về từng loại đất và mức ảnh hưởng của dự án.

- Phương pháp xử lí số liệu: Ứng dụng các phần mềm như Word, Exel,… để tổng hợp và xử lý các tài liệu, số liệu.

- Các số liệu từ phiếu điều tra được xử lý theo phương pháp toán học thông thường.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hôi của huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình

4.1.1. Điu kin t nhiên ca huyn Kim Bôi tnh Hòa Bình

4.1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Kim Bôi nằm phía Đông tỉnh Hoà Bình (trung tâm huyện cách thành phố Hoà Bình khoảng 35km), có toạ độ địa lý vào khoảng 20031’ đến 200

51’ vĩ độ Bắc và 105022’ đến 105044’ kinh độ Đông.

Ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau: - Phía Đông giáp huyện Lương Sơn;

- Phía Tây giáp huyện Cao Phong, huyện Tân Lạc, thành phố Hoà Bình; - Phía Nam giáp huyện Yên Thuỷ, huyện Lạc Thuỷ;

- Phía Bắc giáp huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn.

Với vị trí địa lý nằm tiếp giáp với thành phố Hòa Bình và nhiều huyện khác trong tỉnh, có đường Tỉnh lộ 12B chạy qua nên huyện có vai trò quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh và có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Kim Bôi nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, cũng tương tự như các huyện khác trong tỉnh, khí hậu của huyện mang tính chất của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, bình quân có 122 ngày mưa/năm, cao nhất 146 ngày/năm, mưa thường có dông kéo dài và chịu ảnh hưởng nhiều của bão lốc và gió Tây Nam.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu khô hanh, độ ẩm thấp, có sương muối, sương mù và mưa phùn giá rét. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao có lúc lên tới 80

- 90C.

Số liệu quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Kim Bôi cho thấy:

- Nhiệt độ bình quân năm là: 220C, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ có thể lên tới 37 - 380C, tháng lạnh nhất thường là tháng 1 nhiệt độ có thể

xuống tới 3 - 40 C.

- Lượng mưa cả năm là 2743mm, nhưng mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Hàng năm vào mùa mưa hay xảy ra lũ quét ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.

- Số giờ nắng trong ngày: mùa Hè 5 - 6 giờ, mùa Đông 3 - 4 giờ.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 78% - 88%.

- Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 910,1mm, bằng khoảng 53% so với lượng mưa trung bình năm.

- Về chế độ gió: Chủ yếu có 3 loại gió chính

+ Gió mùa Đông Bắc là hướng gió thịnh hành về mùa khô, xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thường kéo theo không khí lạnh và khô hanh.

+ Gió Đông Nam, xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10 gió mang theo độ ẩm và hơi nước nhiều, cường độ gió mạnh khá mạnh.

+ Gió Tây Nam (Gió Lào), thường xuất hiện trong tháng 4 - 5. Gió Tây

Nam rất nóng, khô đó là nguyên nhân chính làm cho khí hậu Kim Bôi thay đổi thất thường giữa các tháng trong năm, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Sương muối thường xuyên xuất hiện vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm sau, cùng với các yếu tố khí hậu khác trong thời kỳ này, ảnh hưởng xấu đến trồng trọt.

4.1.1.3. Địa hình, địa mạo

Kim Bôi là huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình, nằm ở độ cao khoảng 310m so với mặt nước biển. Địa hình của huyện được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 500m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn huyện, có thể chia địa hình huyện Kim Bôi thành 3 vùng:

- Vùng Đông Bắc gồm 12 xã: xã Tú Sơn, xã Đú Sáng, xã Bắc Sơn, xã Hùng Tiến, xã Nật Sơn, xã Sơn Thuỷ, xã Vĩnh Tiến, xã Bình Sơn, xã Đông Bắc, xã Vĩnh Đồng, xã Hợp Đồng và xã Thượng Tiến. Vùng này chủ yếu là địa hình đồi thấp, núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng,

chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn. - Vùng trung tâm gồm 7 xã: xã Trung Bì, xã Thượng Bì, xã Hạ Bì, xã Kim Tiến, xã Kim Bình, xã Kim Bôi và thị trấn Bo. Vùng này địa hình chủ yếu là những cánh đồng được bao bọc bởi những dãy núi, đồi thấp.

- Vùng dưới gồm 9 xã: xã Hợp Kim, xã Kim Sơn, xã Lập Chiệng, xã Nam Thượng, xã Sào Báy, xã Nuông Dăm, xã Mỵ Hòa, xã Kim Truy, xã Cuối Hạ.

4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất a. Tài nguyên đất

Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của huyện được chia thành 3 nhóm chính:

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường quốc lộ 12B trên địa bàn huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)