Trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoà Long, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 94)

- Kiểu trung tính có 9 câu điểm tối đa là 9.

3.6.4.Trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 M ột số chỉ số sinh học của học sinh

3.6.4.Trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh

Kết quả nghiên cứu trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh được thể hiện trong bảng 3.31 và hình 3.44, 3.45.

Bảng 3.31. Trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh.

Tuổi Cảm xúc về tâm trạng (điểm) X 1 -X2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Giảm X ± SD Giảm 7 69,05 ± 12,25 - 68,76 ± 10,18 - 0,29 > 0,05 8 69,40 ± 11,88 -0,35 69,27 ± 10,12 -0,51 0,13 > 0,05 9 70,33 ± 10,35 -0,92 69,54 ± 10,80 -0,26 0,79 > 0,05 10 70,76 ± 9,57 -0,43 69,75 ± 9,45 -0,21 1,01 > 0,05 11 69,44 ± 9,55 1,32 69,12 ± 7,88 0,62 0,31 > 0,05 12 69,20 ± 9,67 0,23 68,59 ± 9,86 0,54 0,62 > 0,05 13 69,10 ± 8,39 0,10 67,82 ± 9,55 0,77 1,28 > 0,05 14 68,61 ± 9,62 0,50 67,56 ± 8,95 0,26 1,05 > 0,05 15 66,16 ± 11,36 2,45 65,84 ± 9,56 1,71 0,31 > 0,05 Giảm trungbình/năm 0,36 0,36

Các số liệu trong bảng 3.31 cho thấy, trạng thái cảm xúc về tâm trạng của học sinh biến đổi theo quy luật tăng trong giai đoạn đầu và giảm ở giai đoạn sau. Cụ thể, trong giai đoạn từ 7 - 10 tuổi, điểm cảm xúc về tâm trạng của cả học sinh nam và học sinh nữ tăng dần (tăng 0,07 điểm/năm với nam và tăng 0,33 điểm/năm với nữ). Trong giai đoạn từ 11 - 15 tuổi, điểm cảm xúc về tâm trạng của học sinh nam và học sinh nữ đều giảm dần (giảm 0,92 điểm/năm với nam và 0,78 điểm/năm với nữ). Mức độ chênh lệch điểm trạng thái cảm xúc về tâm trạng giữa học sinh nam và học sinh nữ trong cùng một lứa tuổi không giống nhau. Mức dộ chênh lệch lớn nhất lúc 13 tuổi (chênh lệch 1,28 điểm) và nhỏ nhất lúc 8 tuổi (chênh

lệch 0,13 điểm). Tuy nhiên, mức độ chênh lệch điểm trạng thái cảm xúc về tính tích cực giữa học sinh nam và học sinh nữ không lớn và không có ý nghĩa thống kê.

Hình 3.44. Biểu đồ biểu diễn cảm xúc về tâm trạng của học sinh.

Tóm lại, cảm xúc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và khả năng chú ý của con người, được thể hiện trong quá trình tiếp thu tri thức. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trạng thái cảm xúc của học sinh có khác nhau. Nhìn chung, trạng thái cảm xúc của học sinh giảm dần nhưng tốc độ giảm không đều qua các năm. Trong giai đoạn đầu, từ 7 - 12 tuổi, điểm cảm xúc của học sinh giảm chậm, còn ở giai đoạn sau, từ 13 - 15 tuổi, điểm cảm xúc của học sinh giảm nhanh. Trong cùng một độ tuổi, điểm cảm xúc của học sinh nam cao hơn so với của học sinh nữ, nhưng mức chênh lệch không lớn và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Cảm xúc là một hiện tượng tâm, sinh lí phức tạp. Trong quá trình phát triển cá thể, sự biểu hiện cảm xúc của con người không chỉ phụ thuộc vào mức độ phát triển trí tuệ mà còn phụ thuộc nhiều vào đời sống cá nhân và xã hội. Cảm xúc phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng thỏa mãn nhu cầu của từng cá thể [5], [7], [38]. Cũng chính vì vậy, trạng thái cảm xúc của học sinh ở các lứa tuổi không giống nhau. Tại một thời điểm xác định, trạng thái cảm xúc phụ thuộc vào sức khỏe và tâm trạng, là cơ sở để tạo ra tính tích cực chủ động của mỗi học sinh trong thời điểm đó [5], [38].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoà Long, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 94)