So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoà Long, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 74)

- Kiểu trung tính có 9 câu điểm tối đa là 9.

3.4.3.So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 M ột số chỉ số sinh học của học sinh

3.4.3.So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh

3.4.3.1. So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nam

Bảng 3.22. Điểm trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nam.

Tuổi

Điểm trí nhớ của học sinh nam

X 1 -X 2 p (1-2) Trí nhớ thị giác (1) Trí nhớ thính giác (2) X ± SD Tăng X ± SD Tăng 7 2,56 ± 0,81 - 2,19 ± 0,60 - 0,37 < 0,05 8 3,21 ± 1,20 0,65 3,07 ± 0,93 0,88 0,14 > 0,05 9 4,84 ± 1,18 1,63 4,39 ± 0,95 1,32 0,45 < 0,05 10 5,43 ± 1,25 0,59 4,95 ± 0,97 0,56 0,48 < 0,05 11 5,64 ± 1,42 0,21 5,28 ± 1,33 0,33 0,36 > 0,05 12 6,71 ± 1,45 1,07 6,17 ± 1,22 0,89 0,54 < 0,05 13 7,26 ± 1,35 0,55 6,78 ± 1,35 0,61 0,48 < 0,05 14 7,44 ± 1,16 0,18 6,94 ± 1,18 0,16 0,50 < 0,05 15 7,74 ± 0,89 0,30 7,16 ± 0,79 0,22 0,58 < 0,05 Chung 5,71 ± 1,19 5,27 ± 1,05 Tăng trung bình/năm 0,65 0,62

Hình 3.28. Biểu đồ so sánh điểm trí nhớ thị giác và điểm thính giác của học sinh nam.

Hình 3.29. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng điểm trí nhớ thị giác và điểm thính giác của học sinh nam.

Các số liệu trong bảng 3.22 cho thấy, ở học sinh nam, điểm trí nhớ thị giác trung bình là 5,71 điểm và điểm trí nhớ thính giác trung bình là 5,27 điểm. Điều này chứng tỏ, khả năng ghi nhớ thị giác của học sinh nam tốt hơn khả năng ghi nhớ thính giác.

Tốc độ tăng điểm trí nhớ thị giác trung bình của học sinh nam là 0,65 điểm/năm và điểm trí nhớ thính giác là 0,62 điểm/năm. Như vậy, tốc độ tăng điểm trí nhớ thị giác lớn hơn tốc độ tăng điểm trí nhớ thính giác. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, ở giai đoạn từ 7 - 15 tuổi, điểm trí nhớ thị giác của học sinh nam đều cao hơn điểm trí nhớ thính giác. Mức độ chênh lệch về điểm trí nhớ thị giác và thính giác ở từng độ tuổi có khác nhau. Nhìn chung, mức chênh lệch này khá lớn và có ý nghĩa về mặt thống kê.

3.4.3.2. So sánh trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nữ

Bảng 3.23. Điểm trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh nữ.

Tuổi

Điểm trí nhớ của học sinh nữ

X 1 -X2 p (1-2) Trí nhớ thị giác (1) Trí nhớ thính giác (2) X ± SD Tăng X ± SD Tăng 7 2,52 ± 0,91 - 2,22 ± 0,78 - 0,30 > 0,05 8 3,06 ± 1,01 0,54 2,94 ± 0,98 0,72 0,12 > 0,05 9 4,65 ± 1,25 1,59 4,28 ± 1,14 1,34 0,37 > 0,05 10 5,14 ± 1,31 0,49 4,59 ± 1,24 0,31 0,55 < 0,05 11 5,42 ± 1,35 0,28 5,22 ± 1,50 0,63 0,20 > 0,05 12 6,69 ± 1,33 1,27 6,08 ± 1,07 0,86 0,61 < 0,05 13 7,23 ± 1,56 0,54 6,74 ± 1,78 0,66 0,49 > 0,05 14 7,37 ± 1,64 0,14 6,83 ± 1,61 0,09 0,54 > 0,05 15 7,66 ± 0,96 0,29 7,02 ± 0,84 0,19 0,64 < 0,05 Chung 5,54 ± 1,27 5,11 ± 1,23

Hình 3.30. Biểu đồ so sánh điểm trí nhớ thị giác và điểm trí nhớ thính giác của học sinh nữ.

Hình 3.31. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng điểm trí nhớ thính giác và điểm trí nhớ thính giác của học sinh nữ.

Kết quả nghiên cứu trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh nữ được trình bày trong bảng 3.23 và hình 3.30, 3.31.

Các số liệu trong bảng 3.23 cho thấy, ở học sinh nữ, điểm trí nhớ thị giác trung bình là 5,54 điểm và điểm trí nhớ thính giác trung bình là 5,11 điểm, thấp hơn so với trí nhớ thị giác. Tốc độ tăng điểm trí nhớ thị giác của học sinh nữ (tăng 0,64 điểm/năm) cao hơn so với trí nhớ thính giác (tăng 0,60 điểm/năm).

Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.23 cũng cho thấy, ở giai đoạn từ 7 - 15 tuổi, điểm trí nhớ thị giác của học sinh nữ đều cao hơn điểm trí nhớ thính giác. Mức độ chênh lệch điểm trí nhớ thính giác và trí nhớ thị giác ở từng độ tuổi có khác nhau.

Từ hình 3.31 có thể thấy, tốc độ tăng điểm trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác đều có hai thời điểm tăng nhanh là giai đoạn đầu từ 7 - 9 tuổi, giai đoạn thứ hai từ 11- 12 tuổi với trí nhớ thị giác và từ 10 - 12 tuổi với trí nhớ thính giác. Tốc độ tăng điểm trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác lớn nhất lúc 8 - 9 tuổi (trí nhớ thị giác tăng 1,59 điểm và trí nhớ thị giác tăng 1,34 điểm) và nhỏ nhất lúc 13 - 14 tuổi (trí nhớ thị giác tăng 0,14 điểm và trí nhớ thị giác tăng 0,09 điểm).

Theo GS. Lê Quang Long [52] thì trí nhớ phụ thuộc vào lứa tuổi và năng lực trí tuệ. Trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi nên trí nhớ cũng tăng dần theo tuổi. Ngoài phụ thuộc vào năng lực trí tuệ, trí nhớ có thể thay đổi nhờ phương pháp ghi nhớ và khả năng rèn luyện [79].

Kết quả so sánh trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác cho thấy, trí nhớ thị giác của học sinh tốt hơn trí nhớ thính giác. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [50], Mai Văn Hưng [29]. Trong tri giác thì thị giác có vai trò quan trọng nhất vì “90% thông tin mà con người thu nhận được là qua mắt - thị giác” [19]. Nhờ mắt, không những chúng ta có được hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng mà còn biết được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng đó. Điều này đã làm cho khả năng lưu

giữ hình ảnh của sự vật trong não tốt hơn, giúp ta nhớ được lâu hơn và nhiều hơn so với khi nghe. Cũng có thể vì thế mà ông cha ta đã đúc rút thành câu “Trăm nghe không bằng một thấy”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hoà Long, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh (Trang 74)