- Kiểu trung tính có 9 câu điểm tối đa là 9.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 M ột số chỉ số sinh học của học sinh
3.1.6. Tỉ lệ học sinh theo mức dinh dưỡng
3.1.6.1. Tỉ lệ học sinh theo mức dinh dưỡng
Dựa vào biểu đồ BMI của nam và nữ từ 2 - 20 tuổi theo CDC, học sinh được phân loại theo bốn mức dinh dưỡng là bình thường, suy dinh dưỡng, béo và béo phì. Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ học sinh theo mức dinh dưỡng được bày trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Phân bố học sinh theo mức dinh dưỡng.
Tuổi n
Tỉ lệ học sinh theo mức dinh dưỡng (%) Bình thường Suy dinh dưỡng Béo Béo phì 7 118 85,59 11,86 1,70 0,85 8 119 93,28 5,88 0,84 0,00 9 126 95,24 3,17 0,80 0,79 10 117 92,31 5,13 2,56 0,00 11 129 91,47 7,75 0,78 0,00 12 127 92,13 6,30 0,78 0,79 13 135 84,44 11,11 4,45 0,00 14 129 82,17 17,05 0,78 0,00 15 115 83,48 14,78 1,74 0,00 TS 1115 88,88 9,24 1,61 0,27
Các số liệu trong bảng 3.12 cho thấy, tỉ lệ học sinh theo mức dinh dưỡng không giống nhau. Cụ thể, học sinh thuộc mức bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất (88,88%), tiếp đến là học sinh thuộc mức suy dinh dưỡng chiếm 9,24%, học sinh thuộc mức béo chiếm 1,61% và học sinh thuộc mức béo phì có tỉ lệ thấp nhất, chỉ chiếm 0,27%. Như vậy, đa số học sinh thuộc mức dinh dưỡng bình thường và có rất ít học sinh béo và béo phì. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng còn cao. Điều này chứng tỏ, dinh dưỡng của học sinh trong nhóm nghiên cứu còn thấp, chế độ dinh dưỡng còn chưa đủ để cung cấp cho sự phát triển cân đối của cơ thể.
Sự phân bố học sinh theo mức dinh dưỡng ở các lứa tuổi khác nhau cũng khác nhau. Cụ thể, tỉ lệ học sinh có mức bình thường cao nhất ở nhóm 9 tuổi (95,24%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (82,17%). Tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng cao nhất ở nhóm 14 tuổi (17,05%) và thấp nhất ở nhóm 9 tuổi (3,17%). Tỉ lệ học sinh béo cao nhất ở nhóm 13 tuổi (4,45%), thấp
nhất ở nhóm 11 và 13 tuổi (0,78%). Mức béo phì chỉ xuất hiện ở học sinh nhóm 7 tuổi (0,85%), 9 tuổi (0,79%) và 12 tuổi (0,79%).
3.1.6.2. Tỉ lệ học sinh theo giới tính và mức dinh dưỡng
Phân bố học sinh theo giới tính và theo mức dinh dưỡng được thể hiện trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Phân bố học sinh theo giới tính và mức dinh dưỡng.
Giới
tính Tuổi n
Tỉ lệ học sinh theo mức dinh dưỡng ( ℅) Bình
thường
Suy dinh
dưỡng Béo Béo phì
Nam 7 59 86,45 10,17 1,69 1,69 8 57 94,74 5,26 0,00 0,00 9 61 93,44 4,92 1,64 0,00 10 58 94,83 3,45 1,72 0,00 11 64 90,63 7,81 1,56 0,00 12 64 93,75 4,69 1,56 0,00 13 69 85,51 11,59 2,90 0,00 14 66 77,27 21,21 1,52 0,00 15 57 85,96 12,29 1,75 0,00 TS 555 89,01 9,19 1,62 0,18 Nữ 7 59 84,75 13,56 1,69 0,00 8 62 91,94 6,45 1,61 0,00 9 65 95,92 1,54 0,00 1,54 10 59 89.83 6,78 3,39 0,00 11 65 92,31 7,69 0,00 0,00 12 63 90,48 7,94 0,00 1,59 13 66 83,33 10,61 6,06 0,00 14 63 87,30 12,70 0,00 0,00 15 58 81,01 17,24 1,75 0,00 TS 560 88,75 9,29 1,61 0,35
Qua số liệu trong bảng 3.13 có thể thấy, phân bố học sinh nam và học sinh nữ theo mức dinh dưỡng có khác nhau. Tỉ lệ học sinh có mức dinh dưỡng bình thường và mức béo ở nam cao hơn ở nữ. Tỉ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng và béo phì ở nữ lại cao hơn ở nam. Sự khác nhau này có thể do chế độ dinh dưỡng khác nhau giữa nam và nữ cũng như giữa các lớp tuổi. Đồng thời, cũng có thể do phần lớn học sinh trong nhóm nghiên cứu đang ở tuổi dậy thì (lứa tuổi 11 - 15) nên có sự tăng nhanh về các chỉ số hình thái (chiều cao đứng, cân nặng. vòng ngực trung bình). Thời điểm bước vào tuổi dậy thì của nữ thường đến sớm hơn của nam nên các chỉ số sinh học liên quan đến tuổi dậy thì của nữ cũng tăng sớm hơn, đặc biệt là sự tăng về cân nặng nhanh hơn so với sự tăng về chiều cao.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu các chỉ số hình thái thể lực của học sinh cho thấy, ba chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi, nhưng tốc độ tăng của ba chỉ số này diễn ra không đồng đều theo tuổi và theo giới tính. Thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao đứng ở học sinh nam diễn ra lúc 12 - 13 tuổi, ở học sinh nữ lúc 10 - 11 tuổi. Thời điểm tăng trưởng nhảy vọt cân nặng ở học sinh nam diễn ra lúc 13 - 14 tuổi và ở học sinh nữ lúc 11 - 12 tuổi. Vòng ngực trung bình tăng trưởng nhảy vọt ở học sinh nam lúc 14 - 15 tuổi và ở học sinh nữ lúc 12 - 13 tuổi. Như vậy, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt vòng ngực trung bình của học sinh đến muộn hơn so với thời điểm tăng trưởng nhảy vọt cân nặng 1 năm và đến muộn hơn so với thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao đứng 2 năm.
Từ giai đoạn 7 - 12 tuổi đối với học sinh nam và 7 - 11 tuổi đối với học sinh nữ, tốc độ tăng chiều cao nhanh hơn so với tốc độ tăng cân nặng và vòng ngực trung bình nên chỉ số pignet của học sinh tăng. Còn ở giai đoạn từ 13 - 15 tuổi đối với học sinh nam và 12 - 15 tuổi đối với học sinh nữ, tốc độ tăng chiều cao chậm lại còn cân nặng và vòng ngực trung bình
tăng nhanh, nên chỉ số pignet giảm dần. Vì vậy ở giai đoạn 10 - 11 tuổi học sinh có dáng cao gầy, từ 13 tuổi trở đi, cơ thể của các em mập mạp hơn và cân đối dần.
BMI của cả học sinh nam và nữ đều tăng dần theo tuổi. Điều này chứng tỏ, trong quá trình phát triển của học sinh từ 7 - 15 tuổi, tốc độ tăng cân nặng nhanh hơn so với tốc độ tăng chiều cao.
Qua phân tích kết quả nghiên cứu các chỉ số hình thái thể lực của học sinh từ 7 - 15 tuổi, chúng tôi nhận thấy, các chỉ số như chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác từ thập niên 80 về trước. Điều này chứng tỏ, thể lực của học sinh đã được năng lên do điều kiện kinh tế, do địa bàn nghiên cứu và do đối tượng nghiên cứu.
Chỉ số pignet của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của một tác giả khác như đã trình bày ở trên, còn BMI lại cao hơn. Điều này chứng tỏ học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có thể lực tốt hơn và cơ thể cân đối hơn.