0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Chiều cao đứng của học sinh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀ LONG, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH (Trang 30 -30 )

- Kiểu trung tính có 9 câu điểm tối đa là 9.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 M ột số chỉ số sinh học của học sinh

3.1.1. Chiều cao đứng của học sinh

3.1.1.1. Chiều cao đứng của học sinh nam

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh nam từ 7 - 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh nam.

Tuổi n

Chiều cao đứng (cm)

X ± SD Tăng Max Min Max - Min 7 59 114,14 ± 4,79 - 126 105 21 8 57 119,14 ± 5,35 5,00 130 108 22 9 61 124,85 ± 4,19 5,71 134 117 17 10 58 129,15 ± 5,06 4,30 139 123 16 11 64 133,55 ± 5,93 4,40 146 124 22 12 64 138,92 ± 6,09 5,37 152 127 25 13 69 145,04 ± 9,12 6,12 159 131 28 14 66 151,15 ± 8,07 6,11 162 138 24 15 57 156,53 ± 6,52 5,38 166 140 26

Tăng trung bình/năm 5,30

Các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, chiều cao đứng của học sinh nam tăng dần theo tuổi. Cụ thể, chiều cao của học sinh nam tăng từ 114,14 cm lúc 7 tuổi lên 156,53 cm lúc 15 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 5,30 cm. Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của học sinh diễn ra không đều giữa các lứa tuổi. Từ 12 tuổi, chiều cao đứng của học sinh bắt đầu tăng nhanh và tăng trưởng nhảy vọt lúc 12 - 13 tuổi (tăng 6,12 cm). Đây là thời điểm gắn

liền với tuổi dậy thì, thời điểm mà có các nhân tố tác động mạnh tới sự phát triển chiều cao. Đặc biệt là các hoocmon ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cơ thể như hoocmon sinh trưởng (GH), hoocmon sinh dục testosterone được tiết ra nhiều đã kích thích sự phát triển chiều dài của xương.

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn chiều cao đứng của học sinh nam.

Mức độ khác nhau về chiều cao giữa học sinh nam cao nhất và học sinh nam thấp nhất rất lớn, đặc biệt ở độ tuổi 11 - 15. Mức chênh lệch lớn nhất ở tuổi 13 (chênh lệch 28 cm). Sự khác biệt này có lẽ do học sinh nam bắt đầu bước vào tuổi dậy thì không giống nhau. Các học sinh bước vào tuổi dậy thì sớm thì thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao cũng tới sớm hơn. Trong khi một số khác lại chưa bước vào tuổi dậy thì nên chiều cao còn tăng chậm. Kết quả là có sự khác biệt lớn về chiều cao của học sinh nam trong cùng một lớp tuổi.

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh nữ được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2. Chiều cao đứng của học sinh nữ.

Tuổi n

Chiều cao đứng (cm)

X ± SD Tăng Max Min Max - Min 7 59 113,14 ± 4,51 - 120 106 14 8 62 117,47 ± 5,35 4,33 130 108 22 9 65 124,05 ± 4,27 6,59 137 115 22 10 59 129,11 ± 5,66 5,06 141 123 18 11 65 135,71 ± 7,48 6,60 147 126 21 12 63 141,27 ± 6,45 5,56 149 128 21 13 66 145,08 ± 6,25 3,81 153 127 26 14 63 150,83 ± 4,79 5,75 160 143 17 15 58 153,57 ± 4,51 2,74 164 144 20

Tăng trung bình/năm 5,05

Các số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, chiều cao đứng của học sinh nữ tăng dần theo tuổi. Cụ thể, chiều cao đứng của học sinh nữ lúc 7 tuổi là 113,14 cm và đạt 153,57 cm lúc 15 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 5,05 cm.

Tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh nữ giữa các lứa tuổi không giống nhau. Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng nhanh trong giai đoạn từ 9 - 12 tuổi. Thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nữ là từ 10 - 11 tuổi (tăng 6,60 cm). Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu tuổi dậy thì của học sinh nữ.

Mức độ khác nhau về chiều cao giữa học sinh nữ cao nhất và học sinh nữ thấp nhất rất lớn. Mức chênh lệch lớn nhất ở tuổi 13 (chênh lệch 26 cm). Sự khác nhau có lẽ do từ 10 - 13 tuổi học sinh nữ đã bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì. Học sinh bước vào giai đoạn dậy thì sớm hơn thì thời điểm tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao cũng đến sớm hơn. Trong khi đó một số khác lại chưa bước vào tuổi dậy thì chiều cao tăng chậm nên mức độ chênh lệch về chiều cao trong cùng độ tuổi rất lớn.

3.1.1.3. So sánh chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ

Chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ được thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.3, 3.4.

Các số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, từ 7 - 15 tuổi, chiều cao đứng của cả học sinh nam và học sinh nữ đều tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng chiều cao đứng trung bình của học sinh nam là 5,30 cm/năm và của học sinh nữ là 5,05 cm/năm. Điều này chứng tỏ, ở giai đoạn từ 7 - 15 tuổi, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh nam lớn hơn so với học sinh nữ. Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh giữa các độ tuổi diễn ra không đồng đều. Cả nam và nữ đều có giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng nhanh trong giai đoạn từ 11 - 15 tuổi, của học sinh nữ từ 9 - 12 tuổi. Trong đó, thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nam là 12 - 13 tuổi (tăng 6,12 cm), của học sinh nữ là 10 - 11 tuổi

(tăng 6,60 cm). Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nữ đến sớm hơn so với học sinh nam khoảng 2 năm. Sự tăng nhảy vọt chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ diễn ra vào giai đoạn dậy thì, đó là thời điểm cơ thể có sự biến đổi mạnh mẽ về mặt sinh lý. Hoạt động mạnh của hoocmon sinh dục đã kích thích sự phát triển chiều dài của xương, nhất là các xương ống.

Trong cùng một lứa tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam và nữ cũng không giống nhau. Từ 7 - 10 tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam lớn hơn của học sinh nữ. Còn từ 11 - 13 tuổi, chiều cao đứng của học sinh nữ lại lớn hơn của học sinh nam. Hiện tượng này có thể do học sinh nữ bước vào giai đoạn dậy thì sớm hơn học sinh nam. Sự khác nhau này là do từ 10 - 13 tuổi học sinh nữ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì. Đến tuổi 14 - 15, học sinh nam đã bước vào tuổi dậy thì nên chiều cao phát triển mạnh và cao hơn so với học sinh nữ.

Bảng 3.3. So sánh chiều cao đứng của học sinh nam và nữ.

Tuổi Chiều cao đứng (cm) X 1 -X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Tăng X ± SD Tăng 7 114,14 ± 4,79 - 113,14 ± 4,51 - 1,00 > 0,05 8 119,14 ± 5,35 5,00 117,47 ± 5,35 4,33 1,67 > 0,05 9 124,85 ± 4,19 5,71 124,05± 4,27 6,59 0,80 > 0,05 10 129,16 ± 5,06 4,30 129,11 ± 5,66 5,06 0,05 > 0,05 11 133,53 ± 5,93 4,40 135,71 ± 7,48 6,60 -2,18 > 0,05 12 138,92 ± 6,09 5,37 141,27 ± 6,45 5,56 -2,35 < 0,05 13 145,04 ± 9,12 6,12 145,08 ± 6,25 3,81 -0,04 > 0,05 14 151,15 ± 8,07 6,11 150,83 ± 4,79 5,75 0,32 > 0,05 15 156,53 ± 6,52 5,38 153,57 ± 4,51 2,74 2,96 < 0,05

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh.

Như vậy, trên đồ thị biểu diễn sự tăng trưởng chiều cao đứng của nam và nữ xuất hiện hai điểm giao chéo vào lúc 9 - 10 tuổi và lúc 13 - 14 tuổi. Mức độ khác nhau về chiều cao giữa học sinh nam và học sinh nữ trong cùng một độ tuổi từ 7 - 11 tuổi và tuổi 13, tuổi 14 không rõ và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), còn ở độ tuổi 12 và 15 tuổi có sự chênh lệch rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Qua kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh, chúng tôi nhận thấy, thời điểm tăng nhảy vọt chiều cao đứng trong nghiên cứu này đến sớm hơn so với kết quả nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [12], Trần Thị Loan [50], Đoàn Yên và cs [81].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời điểm giao chéo tăng trưởng chiều cao đứng của học sinh phù hợp với kết quả của Trần Thị Loan [50], Trần Đình Long và cs [51], nhưng sớm hơn so với kết quả nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [12], Đoàn Yên và cs [81].

Chiều cao đứng trung bình của học sinh nam và học sinh nữ trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với số liệu trong công trình nghiên cứu của “HSSH” [74], Đoàn Yên và cs [81], Lê Ngọc Trọng [75]. Còn so với số liệu trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [6], Trần Thị Loan [50] thì thấp hơn. Điều này chứng tỏ, chiều cao của học sinh trong thập niên này lớn hơn so với thập niên trước. Chiều cao của học sinh thành thị cũng lớn hơn của học sinh nông thôn. Nguyên nhân tồn tại hiện tượng này có lẽ do điều kiện kinh tế, chất lượng cuộc sống đã thay đổi so với trước. Ở nông thôn, đời sống của nhân dân còn thấp hơn so với thành thị. Nhiều tác giả Việt Nam [8], [9], [11], [21], [31], [33], [43], [59], [60],... đều có nhận xét chiều cao thuộc mọi lứa tuổi đều tăng so với mấy chục năn trước đây.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ HOÀ LONG, THÀNH PHỐ BẮC NINH, TỈNH BẮC NINH (Trang 30 -30 )

×