- Kiểu trung tính có 9 câu điểm tối đa là 9.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 M ột số chỉ số sinh học của học sinh
3.3.2. Kiểu hình thần kinh của học sinh theo giới tính
Kết quả nghiên cứu kiểu hình thần kinh của học sinh theo giới tính được thể biện trong bảng 3.19 và hình 3.23.
Các số liệu trong bảng 3.19 cho thấy, sự phân bố học sinh nam và học sinh nữ theo các kiểu hình thần kinh không giống nhau và đều tuân theo quy luật chung là tỉ lệ học sinh có kiểu hình thần kinh hướng ngoại giảm dần, tỉ lệ học sinh có kiểu hướng nội và trung tính tăng dần theo tuổi. Trong đó, tỉ lệ học sinh nam có kiểu thần kinh hướng ngoại là 34,87% và ở nữ là 31,66%. Tỉ lệ học sinh nam có kiểu thần kinh hướng nội là 27,52% và nữ là 30,50%. Tỉ lệ học sinh nam có kiểu thần kinh trung tính là 37,61% và nữ là 37,83%. Như vậy, tỉ lệ học sinh nam có kiểu hình thần kinh hướng
ngoại cao hơn so với nữ, nhưng kiểu hình thần kinh hướng nội và trung tính lại thấp hơn. Điều này chứng tỏ, học sinh nữ sống kín đáo, nhạy cảm hơn học sinh nam và cũng khéo léo, linh hoạt hơn học sinh nam.
Bảng 3.19. Phân bố học sinh nam và nữ theo kiểu hình thần kinh.
Giới
tính Tuổi n
Tỉ lệ học sinh theo kiểu hình thần kinh (℅)
Hướng
ngoại Hướng nội Trung tính
Nam 7 59 52,54 13,56 33,90 8 57 45,61 19,30 35,09 9 61 44,26 19,67 36,07 10 58 36,21 27,59 36,21 11 64 34,38 28,13 37,50 12 64 29,69 31,25 39,06 13 69 26,09 34,78 39,13 14 66 25,76 34,85 39,39 15 57 19,30 38,60 42,11 TS 555 34,87 27,52 37,61 Nữ 7 59 49,15 20,34 30,51 8 62 45,16 20,97 33,87 9 65 41,54 23,08 35,38 10 59 33,90 28,81 37,29 11 65 29,23 32,31 38,46 12 63 25,40 34,92 39,68 13 66 22,73 36,36 40,91 14 63 20,63 38,10 41,27 15 58 17,24 39,66 43,10 TS 560 31,66 30,50 37,83
Hình 3.23. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ học sinh nam và nữ theo kiểu hình thần kinh.
Qua phân tích ở trên có thể thấy, kiểu hình thần kinh của học sinh không phải là bất di bất dịch mà có thể thay đổi theo lứa tuổi. Nhận xét này phù hợi với các tác giả khác như Bùi Văn Huệ [27], Tạ Thúy Lan và cs [36], [38], [42], Nguyễn Quang Mai và cs [54].
Sự thay đổi kiểu hình thần kinh có thể là do tác động của môi trường sống, do áp lực của hoạt động học tập và môi trường xã hội [42], [54]. Khi tuổi tăng, nhận thức của học sinh về môi trường sống trở nên sâu sắc hơn, học sinh nhìn rõ hơn sự phức tạp trong xã hội nên các em có xu hướng thu mình lại, sống nội tâm để tránh xa những rắc rối trong cuộc sống. Mặt khác, càng học lên các lớp cao hơn, chương trình học tập càng nặng nề hơn, hoài bão của gia đình, của nhà trường và của chính bản thân học sinh cũng tăng lên tạo áp lực không nhỏ đối với các em, làm cho các em lo lắng và thu mình vào cuộc sống nội tâm hơn.