- Kiểu trung tính có 9 câu điểm tối đa là 9.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 M ột số chỉ số sinh học của học sinh
3.6.1. Trạng thái cảm xúc chung của học sinh
Kết quả nghiên cứu cảm xúc chung của học sinh được thể hiện trong bảng 3.28 và hình 3.38, 3.39.
Các số liệu trong bảng 3.28 cho thấy, trạng thái cảm xúc của học sinh nam và học sinh nữ đều giảm dần theo tuổi. Ở học sinh nam, lúc 7 tuổi, trạng thái cảm xúc là 204,85 điểm, lúc 15 tuổi là 193,14 điểm, mỗi năm giảm trung bình 1,46 điểm. Ở học sinh nữ, lúc 7 tuổi, trạng thái cảm xúc là 199,95 điểm, lúc 15 tuổi là 189,93 điểm, mỗi năm giảm trung bình 1,25 điểm. Như vậy, cảm xúc chung của học sinh nữ giảm trung bình qua các năm ít hơn so với học sinh nam.
Bảng 3.28. Trạng thái cảm xúc chung của học sinh.
Tuổi Cảm xúc chung (điểm) X 1 -X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) X ± SD Giảm X ± SD Giảm 7 204,85 ± 28,31 - 199,95 ± 24,70 - 4,90 >0,05 8 204,42 ± 29,23 0,43 199,39 ± 25,04 0,56 5,03 >0,05 9 203,93 ± 25,31 0,49 199,29 ± 29,64 0,10 4,64 >0,05 10 203,22 ± 20,17 0,71 198,32 ± 29,04 0,97 4,90 >0,05 11 201,13 ± 23,54 2,09 197,11 ± 24,28 1,21 4,02 >0,05 12 200,55 ± 22,02 0,58 196,57 ± 25,06 0,54 3,98 >0,05 13 200,09 ± 23,51 0,46 194,79 ± 22,04 1,78 5,30 >0,05 14 197,89 ± 25,33 2,20 193,97 ± 23,60 0,82 3,93 >0,05 15 193,14 ± 28,86 4,75 189,93 ± 23,49 4,04 3,21 >0,05 Giảm trungbình/năm 1,46 1,25
Hình 3.38. Biểu đồ biểu diễn trạng thái cảm xúc chung của học sinh.
Tốc độ giảm điểm cảm xúc của học sinh không đều qua các năm. Trong giai đoạn đầu, từ 7 - 12 tuổi, cảm xúc của học sinh giảm chậm (giảm 0,86 điểm/năm đối với học sinh nam và 0,68 điểm/năm đối với học sinh nữ). Ở giai đoạn sau, từ 13 - 15 tuổi, điểm cảm xúc của học sinh giảm nhanh (giảm 2,47 điểm/năm đối với học sinh nam và giảm 2,21 điểm/năm đối với học sinh nữ).
Trong cùng một độ tuổi, học sinh nam có điểm cảm xúc chung cao hơn so với học sinh nữ. Mức độ khác nhau lớn nhất ở lứa tuổi 13 (chênh lệch 5,30 điểm) và nhỏ nhất ở lứa tuổi 15 (chênh lệch 3,21 điểm). Tuy nhiên, mức chênh lệch về điểm cảm xúc chung giữa học sinh nam và học sinh nữ không đủ lớn và không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Điều này chứng tỏ, trạng thái cảm xúc của học sinh không có sự khác biệt rõ theo giới tính.
Trạng thái cảm xúc của học sinh xuất hiện trong các tình huống khác nhau và biểu hiện qua các trạng thái khác nhau của cơ thể. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu trạng thái cảm xúc chung ra, chúng tôi còn nghiên cứu một số trạng thái cảm xúc thành phần như cảm xúc về sức khỏe, cảm xúc về tính tích cực và cảm xúc về tâm trạng của học sinh.